avatar

Tạo một bài đăng

Hình ảnh

Video

Dấu hiệu và triệu chứng mọc răng ở trẻ

Các dấu hiệu, triệu chứng mọc răng phổ biến của bé khi mọc răng là:

1. Khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn

Quá trình mọc răng có thể là một quá trình đau đớn và điều này có thể khiến bé thức đêm. Vì vậy, nếu em bé của bạn đột nhiên cảm thấy khó ổn định và nghỉ ngơi, thì việc mọc răng có thể là nguyên nhân. Cố gắng duy trì thói quen đi ngủ của trẻ và dỗ dành trẻ nếu chúng không yên tâm.

2. Chảy nước dãi (có thể gây phát ban trên mặt)

Tất cả trẻ sơ sinh đều chảy một ít nước dãi, nhưng trẻ mọc răng thường có cằm rất ướt. Nước dãi nhiều có thể làm cho cằm của bé bị đau, vì vậy hãy dùng khăn giấy mềm thấm khô nước dãi thường xuyên nếu có thể.

3. Má ửng hồng

Má ửng hồng là một dấu hiệu phổ biến của việc mọc răng. Má bé đỏ lên vì răng mọc xuyên qua nướu có thể gây kích ứng. Bạn có thể nhận thấy rằng má của bé cũng cảm thấy ấm.

4. Nướu sưng, nhạy cảm

Nướu răng bị sưng, đỏ là dấu hi

... Xem thêm
3
4.2k
2 Bình luận
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ và cách khắc phục

1.Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Nếu trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì thế, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi trẻ, cần đưa trẻ đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

- Thiếu vitamin D

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi xương của trẻ đang được phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D cũng sẽ dẫn tới trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn thì cũng dẫn tới thiếu vitamin D và bị đổ mồ hôi trộm. Biểu hiện của trẻ là đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, ngay cả khi thời tiết lạnh

- Chứng tăng tiết mồ hôi

Bạn có thể đã biết về chứng tăng tiết mồ hôi ở người lớn với biểu hiện là bàn tay và bàn chân hay dính ướt do thường xuyên bị ra mồ hôi. Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Nghĩa là khi ở trong căn phòng mát mẻ, thoáng đãng, nhưng trẻ vẫn tiết nhiều mồ

... Xem thêm
2
4.2k
2 Bình luận
#Góc tâm sự: Mẹ thuộc team hút sữa hay cho con ti trực tiếp

💆 Nhiều mẹ băn khoăn không biết nên chọn hút sữa cho con ti bình hay ti mẹ trực tiếp. Tuy nhiên dù người mẹ chọn cách nào đi chăng nữa, miễn con khoẻ mạnh, lên cân đều đều là điều hạnh phúc nhất rồi đúng không nè? Hãy cùng chia sẻ với MarryBaby mẹ thuộc team hút sữa hay cho con ti trực tiếp trên cộng đồng Bé sơ sinh nhé!


👉 Chọn đáp án và chia sẻ lý do của mẹ ở phần bình luận bên dưới. MarryBaby sẽ chọn ngẫu nhiên 2 bạn may mắn nhất được nhận e-voucher trị giá 100.000 đồng


⏳ Thời gian trả lời đến hết ngày 05/06/2022


*Bạn có thể sử dụng E-voucher tương đương tiền mặt để thanh toán, mua sắm các sản phẩm, giải trí, nhà hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, CGV, Grab, Now,…

-----------------------------------------------------------------

HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG THÁNG 6/2022


>>> Nhận 100k khi tham gia Miniga

... Xem thêm
#Góc tâm sự: Mẹ thuộc team hút sữa hay cho con ti trực tiếp  
19
4.3k
46 Bình luận
CÁCH VỆ SINH GẶM NƯỚU CHO BÉ

Trong giai đoạn từ 4-7 tháng, bé bắt đầu mọc răng sữa kéo theo những cơn đau nhức lợi vô cùng khó chịu


Để xoa dịu những cơn đau này, ngày càng nhiều mẹ cho bé dùng miếng gặm nướu. Đơn giản, dễ dùng nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh vì đây là sản phẩm bé trực tiếp nhai gặm.

Sau đây là một số cách làm sạch gặm nướu để mẹ tham khảo:

- Vệ sinh trước và sau khi sử dụng bằng cách nhúng trong bát nước nóng.


- Không dùng chung miếng gặm nướu với bé khác.


- Làm lạnh miếng gặm nướu trong ngăn mát tủ lạnh sau khi vệ sinh sạch sẽ để bé được dễ chịu ngay lập tức.


- Thay miếng gặm nướu khi đã sử dụng 1-2 tháng.



5
4.2k
5 Bình luận
Cách hâm sữa mẹ để không làm mất chất dinh dưỡng

Đối với sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh, việc hâm nóng trước khi cho bé uống là điều cần thiết. Có nhiều cách hâm sữa mẹ khác nhau và một số lưu ý khi làm nóng sữa dưới đây sẽ giúp bạn giữ được lượng dinh dưỡng hoàn hảo cho bé.


Sữa mẹ tiết ra nhiều và bé không thể bú hết trong một lần là điều khó tránh khỏi. Trong trường hợp này thì thường mẹ sẽ phải bỏ lượng sữa dư vào túi trữ sữa và bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng làm cách nào để khi trẻ cần dùng, sữa được lấy ra hâm lại mà không làm biến chất hay mất mùi vị thơm ngọt tự nhiên của sữa mẹ? Bài viết sẽ hướng dẫn bạn những cách hâm sữa mẹ để đảm bảo chất lượng nguyên vẹn của sữa.


Trước khi đi sâu vào cách hâm sữa mẹ, bạn cần đảm bảo rằng sữa được dùng kịp thời trước khi sữa không còn giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu được trữ trong tủ trữ đông, sữa mẹ có thể được bảo quản đến 6 tháng. Tuy nhiên, trong một chiếc tủ lạnh thông thường, sữa mẹ đông lạnh chỉ nên được sử dụng trong vòng 2 tuần. Và

... Xem thêm
1
4.2k
0 Bình luận
Có nên dùng ti giả cho bé không các mom?

Có nên dùng ti ngậm cho bé không các mom? Bé nhà em dạo này hay nhõng nhẽo. Định cho bé ngậm ti giả. Mà em nghe nói ti ngậm ảnh hưởng không tốt cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các mom ai có kinh nghiệm cho e ý kiến với ạ

3
4.2k
2 Bình luận
Lý do vì sao trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay

Giai đoạn sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh thường có nhu cầu mút tay, cắn hoặc đưa mọi vật xung quanh vào miệng. Phần lớn ông bà hay bố mẹ thường cố gắng kéo tay bé ra khỏi miệng, hoặc dùng những cách khác để ngăn cản như đeo bao tay cho bé… Tuy nhiên việc làm này là không nên, hãy tham khảo những lợi ích sau để quyết định có nên “can thiệp” vào công việc rất là chính đang này của bé hay không nhé?

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh rất thích mút tay

Bé mút tay để cảm nhận về thế giới

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, cơ thể trẻ bắt đầu có sự phát triển vượt trội về giác quan, đặc biệt là xúc giác. Ở thời kỳ này, trẻ bắt đầu bằng sự hứng thú với chính ngón tay của mình. Các bé thường cố gắng vươn tay của mình lên, khuya khoắng và ngắm nghía, tiếp đó đưa bàn tay vào miệng và bắt đầu mút, gặm… Khi làm được điều đó, các bé rất thỏa mãn và thích thú. Nếu ngay lúc đó, bạn kéo ngón tay của bé ra khỏi miệng và tìm mọi cách ngăn cản bé tiếp tục hành động này có thể khiến

... Xem thêm
4
4.2k
3 Bình luận
Rối loạn giấc ngủ khi mọc răng

Em bé nhà em bị mỗi khi mọc răng đều không sốt, nhưng lại bị rối loạn giấc ngủ, bé nhà các mom có giống vậy không ạ?

2
4.2k
2 Bình luận
Có nên dùng gặm nứu cho bé?

Có nên dùng gặm nứu cho bé không các mom? Em định mua về cho bé, mà còn lăn tăn nhiều vấn đề. Sử dụng gặm nứu có ảnh hưởng đến răng con sau này không ạ?

2
4.2k
3 Bình luận
KẾT QUẢ MINIGAME “VƯỢT ẢI ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY”

🎉Các mom ơi đã có kết quả Minigame “Vượt ải ăn dặm tự chỉ huy” rồi đây! Đáp án cho 3 câu hỏi về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (hay còn gọi BLW) đó là:


1/ Thời điểm nên cho bé ăn dặm kiểu BLW?


  1. Từ 8 tháng
  2. Từ 7 tháng
  3. Từ 6 tháng
  4. Từ 4 tháng


2/ Lợi ích của phương pháp ăn dặm BLW?

  1. Kích thích bé ăn ngon miệng, tự lập ăn sớm
  2. Phát triển kỹ năng vận động tay, mắt
  3. Cảm nhận chất liệu, màu sắc, mùi vị
  4. Tất cả đáp án trên


3/ Cho bé tập ăn BLW như thế nào?

  1. Mẹ đút bé ăn
  2. Chọn món mềm, dễ cầm nắm, ngon
  3. Ép con ăn nhiều món
  4. Nêm nếm thức ăn vừa miệng


Các mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết “Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng tuổi giúp con phát triển” tại link sau:

... Xem thêm
KẾT QUẢ MINIGAME “VƯỢT ẢI ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY”  
KẾT QUẢ MINIGAME “VƯỢT ẢI ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY”  
3
4.2k
4 Bình luận
Giới thiệu về nhóm
Hành trình 365 ngày đầu tiên bên con của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, đầy ý nghĩa và đủ kiến thức từ các chủ đề hữu ích có ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!