🔥 Bài đăng hot nhất

Xin đừng bắt nạt tác giả bài thơ ‘Bắt nạt’

Những ngày qua, dư luận dành sự quan tâm tới bài thơ "Bắt nạt" hiện được sử dụng trong sách giáo khoa ngữ văn 6 (tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống). Để làm rõ những băn khoăn của độc giả, phóng viên Dân trí đã trao đổi với tác giả bài thơ, nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, ghi nhận quan điểm của cá nhân ông về bài thơ này.

Tác giả bài thơ "Bắt nạt" trong sách giáo khoa trải lòng khi bị... kết tội

"- Tôi khá mệt vì bị nhiều người xúc phạm, tấn công, spam trên mạng xã hội trong khi vẫn phải gánh bao việc hàng ngày nhưng cũng phần nào "quen rồi".

Những xung đột nhận thức là điều tất yếu, tôi chỉ hơi tiếc là nếu nhiều phụ huynh có thẩm mỹ hơn, bớt bị thao túng bởi những thông tin sai trái thì họ đã nhìn nhận tác phẩm, tác giả với sự kính trọng hơn, không làm lây lan định kiến sang trẻ em, làm giảm sự cảm thụ tự nhiên, giảm uy tín, hiệu lực của bài thơ.

Thực tế, bài thơ này nằm trong tập thơ "Ra vườn nhặt nắng" đã bán được hơn 11.000 bản, chưa từng nhận một bình luận chê trách nào. Những người bỏ tiền mua tập thơ liệu có phải là nhãn quan văn chương tệ hơn những người còn chưa biết đến tập thơ, tác giả và tấn công kiểu đầy định kiến?"

Bắt nạt" không dở cũng không hay

Nhà văn Trần Nhã Thụy chia sẻ Bắt nạt là bài thơ có chủ đề hay, bắt trend những vấn đề của xã hội hôm nay, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới.

Đó là câu chuyện "bắt nạt": cá lớn nuốt cá bé, giàu ức hiếp nghèo, mạnh được yếu thua. Đặc biệt là vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng trở nên kinh hoàng.

"Đây là một bài thơ không dở nhưng cũng không hay. Không dở, vì chủ đề hay, có những đoạn dễ thương; nhưng không hay vì có những đoạn/khổ mà tôi cho rằng tác giả bị… bí vần", nhà văn Trần Nhã Thụy nói.

Trần Nhã Thụy ví dụ đoạn "Sao không ăn mù tạt/ Đối diện thử thách đi/ Thử kẻ yếu làm gì/ Sao không trêu mù tạt?", là để vần với câu cuối đoạn trên: "Đâu để dành bắt nạt". Trên "bắt nạt" thì dưới phải… "mù tạt".

Trừ một vài đoạn không ổn, còn lại, nhà văn Trần Nhã Thụy đánh giá bài thơ "ổn, dễ thương, không có gì gọi là thảm họa cả".

TS văn học Mai Anh Tuấn cho rằng Bắt nạt có một tứ khá rõ, đó là khuyên các bạn nhỏ không nên bắt nạt nhau và bắt nạt bất cứ ai/thứ gì, kể cả cây cỏ thiên nhiên. Đấy là một tứ thơ phù hợp với trẻ em, có tính giáo dục.

Song khi triển khai tứ thơ này, tác giả sử dụng và hơi sa vào thứ giọng điệu, ngôn ngữ có sắc thái xúi giục, thách thức, thậm chí "kể công".

TS Mai Anh Tuấn diễn giải: Những giả định "sao không" hoặc gợi ý "Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này" là cách diễn đạt có phần khó nghe với những người ưa tinh tế, ưa lẽ sống nhẫn nhịn, bao dung. Ngay cả câu "Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non", nếu không được thầy cô diễn giải đúng cũng dễ gây định kiến.

Đồng quan điểm, nhà văn viết cho thiếu nhi Võ Thu Hương bày tỏ: Bắt nạt không hay nhưng không dở. Nó nói được đúng hiện trạng các mối quan hệ trong đời sống học đường. Khá thời sự, hợp trend, hợp ngôn ngữ của học sinh bây giờ.

Tuy nhiên, so với nhiều bài thơ khác trong tập Ra vườn nhặt nắng của tác giả, nhà văn Võ Thu Hương không thích Bắt nạt vì "tính nghệ thuật chưa cao".

Không nên thay sự bắt nạt này bằng một sự bắt nạt khác

Theo TS Mai Anh Tuấn, khi đưa Bắt nạt vào sách giáo khoa, người biên soạn nên chọn trích đoạn phù hợp. "Người biên soạn bộ sách này, có lẽ, cần lắng nghe và tiếp thu để có điều chỉnh hợp lý", Mai Anh Tuấn nói.

"Việc chọn ngữ liệu, tác phẩm văn học dùng trong sách giáo khoa, nhìn chung, chưa bao giờ là dễ dàng và càng không phải không có sai sót. Chúng ta rất nên cẩn trọng để trẻ em không phải thấy người lớn “bắt nạt” nhau khi tranh luận về bài thơ có tên Bắt nạt.

TS Mai Anh Tuấn"

Mở rộng về câu chuyện này, nhà văn Trần Nhã Thụy cũng có ý kiến rằng: "Tôi thấy chúng ta thường hành xử theo kiểu bắt người khác phải trả giá, phải làm cho họ đau đớn thì mới chịu. Thế giới này đã quá nhiều sự tổn thương. Không nên thay sự bắt nạt này bằng một sự bắt nạt khác".


Còn cô H. (xin được không nêu tên - PV) - giáo viên ngữ văn của một trường cấp 2 trọng điểm ở tỉnh Nghệ An - kể, khi trực tiếp giảng dạy, cô thấy Bắt nạt không đáng bị "ném đá" từ dư luận.

"Theo cách hiểu về thơ truyền thống lâu nay, Bắt nạt không đáp ứng được các tiêu chí về chất thơ, nhạc điệu, hình ảnh…

Tuy nhiên bài thơ lại được học sinh tiếp nhận hào hứng. Học sinh lớp 6 bây giờ cũng đã có hiện tượng bắt nạt nhau. Đọc bài thơ, các em rút được đúng - sai cho bản thân", cô H. nói.

Cô cũng đặt vấn đề, dù bài thơ dở thế nào cũng xin đừng bắt nạt tác giả bài thơ Bắt nạt.

Phù hợp với học sinh lớp 6

Thầy Trịnh Văn Khoát, giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Võ Văn Kiệt (TP.HCM), nhận xét chủ đề "bắt nạt" mà bài thơ khai thác là tích cực và phù hợp với học sinh lớp 6.

Theo thầy Khoát, bài thơ còn thiếu chất thơ, nghĩa là thiếu hình tượng và cảm xúc. Một số từ ngữ chưa được hay và hợp lý.

Ở khổ 3, cách diễn đạt "sao không; sao không..." tạo giọng điệu có vẻ thách thức. "Với chủ đề này, tác giả nên dùng các từ nhẹ nhàng, mang tính khuyên nhủ, khích lệ các em hơn là các động từ mạnh như thách thức, ra lệnh" - ông Khoát cho biết.

Lời kết: Dư luận mạng vài ngày qua lại "sôi sục" những tranh luận xoay quanh bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Tuy nhiên cá nhân mình cho rằng vấn đề có lẽ là nằm ở chỗ những người biên soạn sách giáo khoa. Nên dừng lại việc dùng những ngôn từ nặng nề chỉ trích tác giả.


Theo Tuổi trẻ

Xin đừng bắt nạt tác giả bài thơ ‘Bắt nạt’ 
2
1.8k
3 Bình luận

Sgk bây giờ cải biên quá

7 tháng trước
Thích
Trả lời

Sách giáo khoa mấy năm gần đây cứ sao ấy, ngày xưa mình học mấy bài thơ bài văn có vần có điệu hay quá trời, giáo dục qua ca dao cũng rất hay, giờ hỏi bọn trẻ chẳng biết đến 1 câu ca dao tục ngữ nào.

7 tháng trước
Thích
Trả lời

bữa giờ căng vụ này này giờ mới biết

7 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!