🔥 Bài đăng hot nhất

Giới thiệu sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn"

Thông thường cách mà bậc phụ huynh mong muốn con của mình trở nên hoàn hảo theo một mô hình giống nhau. Điều này được miêu tả qua việc mô tả các đặc điểm mà cha mẹ mong muốn, như là con ngoan ngoãn, biết lắng nghe và tuân thủ lời cha mẹ, và luôn luôn tươi cười và dễ thương.


Quyển sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn” của tác giả Nguyên Anh, nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2023 là một quyển sách dành cho những thời thơ ấu đầy vết thương. Cuốn sách này nhấn mạnh rằng đằng sau những đứa trẻ hiểu chuyện ngoan ngoãn là sự tổn thương và sự buộc phải nhường nhịn người khác. Chúng chẳng khác gì một con búp bê phó mặc hoàn toàn cho người khác sắp xếp. Chúng làm tất cả những điều đó chỉ vì yêu thương cha mẹ mình mà thôi. Tác giả Nguyên Anh, từng là người tìm cách chữa lành vết thương cho hàng nghìn tâm hồn mang theo tổn thương thời thơ ấu. Quyển sách sẽ giúp những người đã từng là một đứa trẻ như thế cảm thấy ổn hơn một chút.


Tác giả cho rằng đằng sau những đứa trẻ “hoàn hảo” này là những tổn thương về tâm lý mà chúng phải chịu đựng. Chúng cảm thấy áp lực và nỗi sợ hãi khi không đáp ứng được kì vọng của cha mẹ, và thường tự đặt áp lực lên bản thân để đạt được sự hoàn hảo đó. Mục đích chính của những đứa trẻ như thế là vì yêu thương cha mẹ của chúng, muốn làm hài lòng cha mẹ và giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn, và thường chịu đựng những tổn thương của bản thân một cách sâu sắc và đơn độc.


Nếu như con trẻ có thể tự kiểm soát cuộc sống của mình và cha mẹ là người cho họ có khoảng không đó chắc chắn con trẻ sẽ phát triển theo hướng tốt hơn khi cha mẹ là người kiểm soát, bởi vì một sự nhầm lẫn tai hại: “Kiểm soát khiến việc nuôi dạy con trẻ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn, bởi vậy càng khiến bậc làm cha mẹ không tình nguyện chuyển giao quyền lực. Khi con trẻ lớn dần, bắt đầu tự ý thức, có mong muốn tự lập, một số phụ huynh vẫn không muốn từ bỏ sự kiểm soát với con mình. Các bậc phụ huynh này thường luôn miệng cho rằng “vì muốn tốt cho con”, “vì quá yêu thương con”, nhưng thực chất họ đang kiểm soát cuộc sống của con cái, phủ nhận nhân cách độc lập của trẻ, can thiệp và cản trở sự trưởng thành tự lập của chúng, đồng thời gây nên những tổn thương tinh thần dai dẳng cho con cái”


Nếu bạn cũng đã từng là một đứa trẻ như thế, từng phải hạ thấp bản thân, từng buộc phải nhường nhịn người khác, từng phải học cách nhận biết sắc mặt từ khi còn quá nhỏ… thì nhất định đừng bỏ qua quyển sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn” của tác giả Nguyên Anh.


Đóng lại " Đứa Trẻ Hiểu Chuyện Thường Không Có Kẹo Ăn " , không hẳn một trong số độc giả sẽ là đứa trẻ bên trong quyển sách ấy, có thể đúng hoặc có thể không. Vì mình nhận ra một điều rằng, ngoài đứa trẻ hiểu chuyện tiêu cực (buộc thụ động) thì vẫn có đứa trẻ như mình và vài độc giả khác, là kiểu hiểu chuyện tích cực (chủ động), điều đó đương nhiên sẽ không có sự phản kháng quá mức nào với cha mẹ, chỉ phản kháng với chính mình là chủ yếu. Nên hy vọng độc giả đừng quá suy tư, đừng ám ảnh tâm lý vì còn nhiều những điều mà ta phải khám phá ngoài quyển sách nữa.

Giới thiệu sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn" 
3
1.8k
3 Bình luận

Thông tin hữu ích quá ạ 😍

6 tháng trước
Thích
Trả lời

Hay nhỉ, cảm ơn bạn nha

6 tháng trước
Thích
Trả lời

đọc tiêu đề là thấy hay rồi đó bạn


6 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!