Thai nhi bị dây rốn quấn cổ – Những điều mẹ bầu cần lưu ý

Mình thấy các mẹ đặt câu hỏi về cộng đồng về tình trạng mang thai em bé bị dây rốn quấn cổ thì có ảnh hưởng gì không? Để giải tỏa những lo lắng của các mẹ bầu về tình trạng này. Các mẹ chịu khó đọc bài này để hiểu rõ hơn về việc dây rốn quấn cổ thai nhi như thế nào và trang bị những kiến thức cần thiết cho mình.

Dây rốn (còn gọi là tràng hoa) quấn cổ rất thường xảy ra, theo thống kê có khoảng 25-30% thai nhi bị dây rốn quấn cổ, do đó các mẹ bầu không nên quá hoảng sợ và lo lắng. Điều quan trọng mà các mẹ bầu cần làm là theo dõi cử động của thai nhi và thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa đúng lịch hẹn định kỳ.

1. Dây rốn quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ (còn gọi là tràng hoa quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.

2. Vì sao thai nhi lại bị dây rốn quấn cổ?

Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.

3. Làm thế nào để phát hiện bé bị dây rốn quấn cổ?

Chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị dây rốn quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện dây rốn quấn cổ vào tháng thứ 5-6.

Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.

Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.

4. Dây rốn quấn cổ nguy hiểm như thế nào?

+ Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, vì vậy, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong.

+ Khi chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy sau khi sinh với các dấu hiệu co giật, chân tay run..

Lưu ý:

+ Khi siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.

+ Sau sinh nếu trẻ có biểu hiện thiếu oxy cần đưa trẻ đi khám ngay.

5. Thai nhi có thể tự tháo dây rốn quấn cổ?

+ Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ sau đó tự trở lại bình thường.

+ Khi thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn.

Lưu ý: người mẹ cần theo dõi cử động của thai, nếu thấy bất thường cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

6. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ không thể sinh thường?

+ Đối với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh có tràng hoa quấn cổ ít (một vòng) bác sĩ có thể chỉ định sinh thường.

+ Bác sỹ chỉ định sinh mổ trong trường hợp tràng hoa quấn cổ nhiều vòng, thai to, sức khỏe mẹ yếu…

7. Những quan niệm phản khoa học về dây rốn quấn cổ?

Có những quan niệm dân gian cho rằng: bà bầu không nên giết, mổ gà, vịt, lợn vì như thế thai nhi sẽ bị dây rốn quấn cổ. Hoặc khi em bé bị dây rốn quấn cổ rồi, thai phụ có thể bò quanh giường, nhưng phải bò ngược với chiều kim đồng hồ thì dây rốn quấn cổ sẽ tự tuột ra. Hoặc xoa bụng cũng sẽ giúp giải thoát em bé khỏi dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, đây là những đồn thổi không có căn cứ khoa học nào!

Dây rốn thai nhi – những rắc rối liên quan

Sa dây rốn, xoắn dây rốn, dây rốn quấn quanh cổ … là những vấn đề bạn cần lưu tâm khi mang thai.

Khi đi khám thai, phần lớn các mẹ hay hỏi bác sĩ về việc thai nhi có bị tràng hoa quấn cổ không? Vậy có bao giờ bạn tự hỏi bản chất của “tràng hoa” là gì? Để hiểu rõ, chúng ta cùng tham khảo một số vấn đề liên quan đến nó.

Dây rốn là gì?

Dây rốn của thai nhi là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Nó có hình tròn, trơn, mềm và màu trắng, dài khoảng 40 – 60cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Bên trong dây rốn có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch, 3 mạch máu này được bao bọc bởi chất thạch warton

Dây rốn có chức năng gì?

– Dây rốn là cầu nối oxy và dinh dưỡng tới em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Nếu dây rốn hoạt động tốt, bào thai sẽ nhận đủ dưỡng chất để phát triển cho đến cuối quý III của thai kỳ và trong suốt quá trình chuyển dạ.

– Dây rốn còn truyền chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Đó là một trong những lý do tại sao khi mang thai các mẹ không được tự ý dùng kháng sinh mà phải có chỉ định của bác sĩ.

– Dây rốn nhận những chất đào thải từ thai nhi ra ngoài nhau thai.

Có thể nói dây rốn như một trạm trung chuyển dưỡng chất và chất thải từ mẹ sang thai nhi và ngược lại.

Những vấn đề liên quan đến dây rốn

Các vấn đề liên quan đến dây rốn thường phát sinh từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, khi em bé bắt đầu biết đạp và xoay chuyển trong bụng mẹ, gây ra những rắc rối với dây rốn.

– Dây rốn quá ngắn: Dây rốn quấn quanh người bé, nếu dây quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng, máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ.

– Dây rốn quá dài: Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường

– Dây rốn quấn quanh cổ: (tràng hoa quấn cổ): Theo thống kê có khoảng 30% em bé bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Vì vậy, nếu bé của bạn có rơi vào trường hợp này thì cũng đừng quá lo lắng vì không thể can thiệp gì để cải thiện tình hình dây rốn quấn cổ của bé được. Việc duy nhất nên làm là khám thai định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh thường hay sinh mổ tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một số ít trường hợp dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Nhưng cũng có trường hợp dây rốn được gỡ ra do chính sự chuyển động của thai nhi.

– Sa dây rốn: Là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, thường xảy ra vào giai đoạn thai nhi trên 38 tuần tuổi. Biến chứng này rất nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy khi mẹ chuyển dạ.

Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao thì phải được theo dõi chặt chẽ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

– Xoắn dây rốn

Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Biến chứng này có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Do vậy, nếu thai nhi của bạn bị xoắn dây rốn thì cần theo dõi sát và nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Dây rốn là nguồn tế bào gốc giá trị có thể tận dụng để điều trị khi gặp sự cố, hiện nay, một số gia đình đã tiến hành việc gửi dây rốn thai nhi sau sinh vào ngân hàng tế bào gốc để dùng lúc cấp bách.

Hỏi bác sĩ: Thai 34 tuần, dây rốn quấn cổ, sinh thường hay sinh mổ?

Thưa bác sĩ!

Em đang có thai ở tuần thứ 34, lúc được 32 tuần em đi khám, đi siêu âm cho kết quả em bé có dây rốn quấn cổ. Vậy cho em hỏi, trong trường hợp này có nguy hiểm gì nhiều đến em bé không và em có thể sinh thường được hay bắt buộc phải mổ lấy thai?

Trả lời của bác sĩ sản khoa:

Chào em,

Thông thường, dây rốn quấn cổ là một tình trạng mang tính chất tạm thời ngay tại thời điểm siêu âm. Thai nhi nằm trong buồng tử cung là một vật thể cử động trong môi trường nước nên tình trạng này có thể thay đổi theo thời gian: có trường hợp dây rốn sẽ rời khỏi vùng cổ thai nhi ngay khi siêu âm xong, hoặc dây rốn sẽ quấn thêm nữa…

Trên thực tế, điều quan trọng là bà mẹ sẽ theo dõi cử động của thai nhi để gian tiếp đánh giá sức khoẻ của thai. Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách theo dõi cử động thai.

Dây rốn quấn cổ không phải là một chỉ định phải mổ lấy thai. Nhiều trường hợp vẫn sinh con tự nhiên theo ngả âm đạo và lúc đó mới phát hiện là có dây rốn quấn cổ thai nhi.

(Sưu tầm)

0
17k
8 Bình luận

Mẹ ơi, gia nhập cộng đồng MarryBaby săn mã mua sắm Shopee, Tiki, Lazada,.... mua sắm bỉm sữa cho con! Thỏa thích tạo câu hỏi, bác sĩ sẽ trực tiếp trả lời miễn phí chỉ có tại Cộng đồng MarryBaby

1 năm trước
Thích
Trả lời
Mik mang bau tuan 38 roi (con so ) .em be dk 3k4 roi. Di kham bac si keu day ron cuon co 1 vong . mjh lo qua . ko biet con yeu co sao ko?
7 năm trước
Thích
Trả lời
Mẹ có con bị cái này lo lắm luôn đó. Chị nghe nói 1 số trường hợp bé tự tháo ra được 1 số thì hơi căng phải nhờ bác sĩ.
8 năm trước
Thích
Trả lời
đa số đều bị quấn 1 vòng hết đó chị, sau đó thì tự tháo ra được. Gấu trúc nhà em cũng thế nè
8 năm trước
Thích
Trả lời
bài chia sẻ đầy đủ lắm chị ạ. sẽ nhiều mẹ hiểu và không còn lo lắng nữa đó/
8 năm trước
Thích
Trả lời
hihi, có bầu lo lắng đủ thứ hết biết thêm ít thông tin sẽ đỡ lo hơn đúng hem? hihi
8 năm trước
Thích
Trả lời
cám ơn bạn vì chia sẻ hửu ích này ^^
8 năm trước
Thích
Trả lời
hihi. ko có gì đâu mom, dạo quanh diễn đàn thấy các mẹ thắc mắc chuyện bé bị dây rốn quấn cổ, nên mình tìm hiểu rồi post lên cho các mẹ tham khảo thôi à.
8 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!