🔥 Bài đăng hot nhất

Mẹ sau sinh ăn mì tôm có bị mất sữa không?

Chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng luôn là mối quan tâm lớn nhất của các bà mẹ không chỉ trong quá trình mang thai mà còn đặc biệt quan trọng sau khi sinh. Vậy mẹ sau sinh ăn mì tôm có bị mất sữa không?

Là một món ăn nhanh, tiện lợi và ngon thì mì tôm có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta, người bình thường có thể thỉnh thoảng ăn mì tôm thì không có vấn đề gì nhưng với mẹ sau sinh thì như thế nào? Liệu ăn mì tôm có bị mất sữa không?

Mì tôm được biết đến là món ăn nhanh rất phổ biến tại Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á. Trong thành phần của mì tôm hay mì ăn liền chủ yếu là bột mì, chất bột đường, chất béo và protein. Với những thành phần này có lẽ ai cũng cho rằng đã đủ dinh dưỡng với cơ thể.

Tuy nhiên, mì tôm chỉ đáp ứng lượng calo như một bữa ăn phụ và không thể thay thế với bữa ăn chính. Đặc biệt với cơ thể các bà mẹ sau khi sinh phải cần một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ cho cơ thể sau quá trình vượt cạn.

Với phụ nữ sau sinh cơ thể đã tiêu hao rất nhiều năng lượng, mẹ thiếu nhiều chất dinh dưỡng nếu ăn mì gói sẽ không đủ cung cấp cho cơ thể. Hơn nữa, khi mẹ ăn mì gói đã không có đủ chất dinh dưỡng cho con bú mà còn gây hại thêm cho em bé bởi thành phần dầu chiên có trong mì tôm.

Sau tháng ở cữ, khi đã được gần 3 tháng hoặc ngoài 3 tháng sau khi sinh, lúc này cơ thể mẹ đã dần được ổn định thì có thể nới lỏng chế độ ăn, đặc biệt là những món ăn phải kiêng trong tháng đầu. Và đối với món mì tôm, lúc này, bạn có thể ăn từ 1 – 2 gói cho thỏa cơn thèm chứ không nên ăn nhiều mì tôm sau khi sinh nhé!

Tác hại của ăn mì tôm với mẹ sau sinh

Nếu ăn nhiều mì tôm, mẹ bỉm sữa có nguy cơ phải đối mặt với những điều sau:


Mất sữa: Ăn mì tôm có bị mất sữa không? Câu trả lời là có. Trong thành phần của mì tôm chủ yếu là lúa mạch nên rất có thể gây ra tình trạng mất sữa nếu ăn mì tôm sau khi sinh không kiểm soát và bạn phải các cách chữa mất sữa.

Nóng trong người: Ngay cả với những người bình thường hay phụ nữ sau khi sinh ăn mì tôm đều không tránh khỏi tình trạng gây nóng trong mà biểu hiện cụ thể là tình trạng nổi mụn da mặt, thậm chí có thể thúc đẩy quá trình lão hóa da nhanh hơn.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Ăn nhiều mì tôm sau khi sinh cũng không thể loại trừ nguy cơ gây rối loạn hệ tiêu hóa, làm hỏng thận vì trong thành phần của mì tôm chứa rất nhiều muối và các chất phụ gia không tốt.

Loãng xương: Mặc dù không phổ biến nhưng với những thành phần trong mì tôm thì không thể tránh được nguy cơ bị loãng xương.

5
3.7k
5 Bình luận

Lâu lâu ăn bữa cũng không sao nhớ cho thêm nhiều topping vào nè,thịt bò trứng gà, tôm, rau xanh nữa, hihi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình ăn thấy bình thường á mom. Tại hồi sinh có mình mình ở nhà, có hôm đói bụng quá mình cũng ăn tạm gói mì

1 năm trước
Thích
Trả lời

ăn bị nóng á, thèm thì ăn 1-2 đũa vẫn okielah


1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình thèm quá có ăn 1 lần, sau đó con mình bị kiểu như ko tiêu á, nên sợ thôi ko ăn nữa

1 năm trước
Thích
Trả lời

Không mất sữa nhưng không nên ăn thường xuyên vì không đủ chất

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!