🔥 Bài đăng hot nhất

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong

Mặc dù sinh mổ có những ưu điểm nhất định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ sau sinh.

Sinh mổ bao lâu thì lành?

Vết khâu từ các ca sinh mổ sẽ có mức độ lành khác nhau. Các vết khâu trên da sẽ lành sau 5-10 ngày. Các vết khâu bên dưới (trong lớp cơ) sẽ mất nhiều thời gian hơn và sẽ không lành hoàn toàn trong 12 tuần.


Dấu hiệu vết mổ đang lành là vết mổ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Vết mổ liền miệng sẽ tạo thành một đường mảnh. Ở một số mẹ khác, vết mổ có thể dày và rộng hơn, phần da nhô cao.


Khoảng 3 tháng sau sinh vết thương có thể được xem là lành, không còn lo bục vết mổ sau sinh. Tuy nhiên, vết mổ tử cung vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Đó là lý do bác sĩ khuyên khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ là 2-3 năm.

Dấu hiệu bục vết mổ sau sinh

Vết mổ sau sinh nếu bị viêm, nhiễm hoặc bị tác động ngoại lực từ bên ngoài rất dễ bục, rách.


Sau đây là một số triệu chứng mẹ cần lưu tâm vì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh hoặc bục vết mổ sau sinh.


Vết mổ sau sinh bị đau bên trong.


Sốt, vết mổ sau sinh bị đỏ, sưng, gây nóng rát.


Cảm thấy nhói mỗi khi cử động.


Vết mổ có thể có dịch, mùi hôi.


Vùng bụng dưới bị đau tức, ngực bị cương đau.


Vết mổ có dấu hiệu bị hở, rỉ máu, thịt bên trong có vẻ như lồi ra.


Nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu trên, mẹ cần nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế địa phương để được xử lý kịp thời, tránh vết mổ sau sinh nhiễm trùng nặng hơn. Trong một số trường hợp còn có thể gây bục vết mổ sau sinh.

Yếu tố nguy cơ gây bục vết mổ sau sinh mẹ cần biết để phòng tránh

Ngoài nhận biết dấu hiệu bục vết mổ sau sinh, mẹ cần biết nguy cơ để phòng tránh


Việc chăm sóc, vệ sinh vết mổ sau sinh chưa đúng cách khiến vết thương nhiễm khuẩn, mưng mủ.


Vận động quá mạnh sau sinh mổ không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến vết mổ, dễ khiến vết mổ bị bục, bung chỉ.


Chế độ ăn uống thiếu chất, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, làm chậm quá trình hồi phục vết thương.


Quan hệ sớm sau sinh, nhất là các tư thế, hành động mạnh bạo có thể ảnh hưởng tới vết mổ, làm động vết mổ, dẫn đến rách, bục chỉ vết mổ.


Vết mổ bị ngâm trong nước cũng dễ bị bục, bung chỉ.


Việc ho, hắt hơi quá mạnh nhưng không dùng tay đỡ bụng cũng có thể khiến vết mổ bị bục, đứt chỉ.


Do đó để tránh nguy cơ bục vết mổ sau sinh sau sinh, mẹ cần chăm sóc và kiêng cữ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.


Ngoài việc theo dõi để nhận biết dấu hiệu bục vết mổ sau sinh, mẹ hãy cố gắng chú ý đến cơ thể nhiều hơn, nhất là trong 6 tuần đầu sau sinh. Vì đây là giai đoạn mẹ trải qua nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn tinh thần cũng như dễ mắc các bệnh hậu sản.

6
3.7k
4 Bình luận

Cảm ơn mom chia sẻ những dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong để các mom có thể nhận biết

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình sinh mổ vết mổ lồi mất thẩm mỹ lắm hic

1 năm trước
Thích
Trả lời

sinh mổ lâu lành với nhiều nguy hiểm quá

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mẹ mình ngày xưa sinh mình cũng bị bục vết mổ, cũng may là có bs gia đình đến nhà chữa trị chứ không thời đó nhập viện cũng khó khăn lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!