Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 07/03/2023

Trọng lượng thai BPV là gì? Trẻ nhẹ cân hay nặng cân từ đây mà ra đó mẹ!

Trọng lượng thai BPV là gì? Trẻ nhẹ cân hay nặng cân từ đây mà ra đó mẹ!
Trọng lượng thai BPV, bách phân vị thai nhi là những cụm từ mẹ bầu hay gặp khi đi khám sức khỏe thai nhi. Đối với nhiều người, những cụm từ này rất xa lạ. Vậy trọng lượng thai BPV là gì?

Không ít bầu tò mò các chỉ số của thai nhi để theo dõi được sự tăng trưởng của bé yêu. Một trong những vấn đề bầu hay thắc mắc mang tên “trọng lượng thai BPV là gì”. Vậy trọng lượng thai BVP là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trọng lượng thai BPV là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Trọng lượng thai BPV là gì?

Trọng lượng thai BPV là gì? BPV là viết tắt của bách vị phân. Vậy bách phân vị là gì? Bách phân vị dùng để đánh giá mức độ sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhờ đo được các chỉ số chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu.

Mẹ nên hiểu trọng lượng thai BPV là gì? Đây các biểu đồ tăng trưởng riêng biệt cho cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu. Nếu cân nặng của một đứa bé ở đường phân vị thứ 50, điều này nghĩa là trong số 100 thai nhi bình thường ở độ tuổi của bé, bé nặng hơn 50 em bé và nhẹ hơn 50 em bé khác. Tương tự, nếu cân nặng ở ở phần trăm thứ 75, điều đó có nghĩa là bé nặng hơn 75 em bé khác và nhẹ hơn so với 25 em bé, trong số 100 em bé cùng tuổi.

Ý nghĩa của các chỉ số trọng lượng thai BPV là gì?

Ý nghĩa của các chỉ số trọng lượng thai BPV là gì?

Khi đã đo được trọng lượng bách phân vị thai nhi ước tính theo bách phân vị, sự phát triển của thai nhi có thể chia ra các trường hợp sau:

1. Trọng lượng thai BPV bình thường

Trọng lượng BPV là gì? Khi nào bình thường? Trường hợp này là khi các điểm tăng trưởng của bé theo sát đường phân vị trên biểu đồ. Tình trạng sức khỏe của bé bình thường khi tốc độ phát triển của bé dưới đường phân vị thứ 90 và trên thứ 10. Trung bình chuẩn là bách phân vị thai nhi thứ 50. Do đó, nếu nằm dưới bách phân vị 10 được cho là nhỏ (ngắn), trên bách phân vị 90 sẽ được cho là to (dài).

2. Trọng lượng thai BPV bất thường

Trọng lượng BPV là gì? Khi nào bất thường? Khi tốc độ phát triển của bé vượt qua ít nhất hai đường phân vị: trên phân vị thứ 90 và dưới mức 10 được cho là phát triển bất thường.

Trọng lượng BPV là gì và bao nhiêu nếu bé phát triển quá mức tiêu chuẩn

Ở trường hợp này, thai nhi phát triển quá to sẽ có cân nặng vượt qua BPV thứ 90 so với tuổi thai. Khi đó, thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tiêu hóa sớm từ trong bụng mẹ.

  • Trọng lượng BPV là gì và bao nhiêu nếu bé phát triển kém hơn tiêu chuẩn

Thai nhi phát triển kém hơn tiêu chuẩn khi chỉ số BPV thứ 10 so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, lớn lên sẽ yếu ớt, sức đề kháng yếu dẫn đến dễ mắc bệnh.

>>Mẹ có thể quan tâm: Thai 5 tháng nặng bao nhiêu và bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Yếu tố tác động đến trọng lượng thai BPV là gì?

Yếu tố tác động đến trọng lượng thai BPV là gì?

Nếu muốn trọng lượng thai BPV của bé ở mức ổn định, mẹ cần biết các yếu tố tác động đến trọng lượng thai BPV bên cạnh việc hiểu rõ trọng lượng thai BPV là gì. Các yếu tố gây ra sự phát triển hạn chế hoặc quá mức của thai nhi ở cả mẹ lẫn con bao gồm:

Về phía thai nhi:

  • Nhau thai bám không tốt, lưu lượng máu qua dây rốn bị hạn chế.
  • Bé là một trong cặp sinh đôi hoặc sinh ba
  • Thai nhi bị nhiễm trùng
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật tim
  • Thai nhi bị ảnh hưởng bởi gen di truyền

Về phía mẹ:

>>Mẹ có thể quan tâm: Ăn ngô buổi tối có béo không? Cách tránh tăng cân vì ngô

Làm sao để biết thai nhi đang phát triển tốt?

Trọng lượng thai bpv là gì? Làm sao để biết thai nhi đang phát triển tốt?

Ngoài trọng lượng thai BPV, mẹ có thể kiểm tra em bé có đang phát triển tốt không qua các đợt khám thai kỳ để kiểm tra chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu.

  • Đo cân nặng: Nếu cân nặng tăng đều, trong khi chiều cao của trẻ tăng chậm. Điều này nghĩa là mẹ đang nạp quá nhiều chất dinh dưỡng cho bé, khiến bé có nguy cơ béo phì. Ngược lại, tăng cân quá ít sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng sau khi sinh.
  • Kiểm tra chiều cao: Khi kiểm tra chiều cao của bé, bác sĩ sẽ đo từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung của mẹ. Chiều cao cơ bản, được đo bằng cm sẽ tương đương với số tuần của thai kỳ sau tuần thứ 20. Ví dụ, khi thai được 24 tuần, chiều cao cơ bản của bé phải gần 24 cm.
  • Siêu âm thai: Ước tính trọng lượng thai nhi bằng việc siêu âm là cách tốt nhất để biết bé có đang phát triển tốt hay không. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trong bụng mẹ. Sóng âm thanh sẽ không gây hại cho mẹ hoặc em bé.
  • Siêu âm Doppler thai: Cách này sẽ kiểm tra lưu lượng máu đến nhau thai và qua dây rốn cho em bé. Lưu lượng máu giảm có thể có nghĩa là sự phát triển của bé đang bị hạn chế.

>>Mẹ có thể quan tâm: Hướng dẫn mẹ cách đọc kết quả siêu âm thai chi tiết

Mẹ bầu nên làm gì khi trọng lượng thai BPV bất thường?

Biết “trọng lượng thai BPV là gì” là một chuyện, cải thiện được là chuyện khác vì còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng em bé. Dựa trên kết quả siêu âm (cân nặng ước tính của thai nhi) và siêu âm Doppler (lưu lượng máu đến em bé), cũng như các yếu tố nguy cơ và số tuần tuổi thai, dưới đây là các hướng điều trị cho mẹ tham khảo:

  • Thường xuyên khám thai

Mẹ bầu nên làm gì khi trọng lượng thai BPV bất thường?

Mẹ chú ý theo sát lịch khám thai cùng các bài kiểm tra khác để theo dõi những thay đổi, cử động của thai nhi…và làm theo hướng dẫn của bác sĩ tùy vào từng trường hợp.

  • Sử dụng liệu pháp corticosteroid

Cách này áp dụng cho trường hợp tuổi thai từ 24 – 34 tuần, có nguy cơ sinh trong vòng 7 ngày tới nhằm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong sơ sinh, hội chứng suy hô hấp cấp, thoái hóa chất trắng quanh não thất, xuất huyết não, viêm ruột hoại tử. Một vài nghiên cứu cho rằng, lặp lại liệu pháp corticosteroid có nhiều lợi ích ở nhóm tuổi thai nhỏ hơn 28 tuần và không ảnh hưởng nhiều đến mẹ. Cách làm này nên thực hiện khi nào, liều lượng ra sao phải được chỉ định bởi bác sĩ, mẹ tuyệt đối không tự ý làm tại nhà.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ dưỡng sẽ giúp cả mẹ lẫn bé tránh được các tình trạng phát triển bất thường và kiểm soát tốt sự phát triển của em bé.

Theo đó, mẹ bầu nên ăn đủ chất như ngũ cốc, các loại thịt, các loại rau, trái cây tươi… Ngoài ra, mẹ cần ăn thêm một số loại hạt hay trái cây khô như hạnh nhân, quả óc chó

>>Mẹ có thể quan tâm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

  • Đẻ sớm hoặc mổ lấy thai khẩn cấp

Biết trọng lượng thai BPV là gì và dấu hiệu bất thường, đây có thể là cách bác sĩ đề xuất cho mẹ để hạn chế rủi ro đối với thai nhi như gãy xương, kẹt vai hay ngạt do sa dây rốn trong trường hợp bé quá lớn.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về trọng lượng thai BPV là gì. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã nắm được trọng lượng thai BPV là gì, khi nào bách phân vị thai nhi bình thường, bất thường và hướng điều trị phù hợp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Healthy Weight for Healthy Birth and Beyond

https://www.cdph.ca.gov/Programs/CFH/DMCAH/NUPA/Pages/Healthy-Weight-for-Healthy-Birth-and-Beyond.aspx

Truy cập ngày 9/11/2022

2. Low birth weight: Case definition & guidelines for data collection, analysis, and presentation of maternal immunization safety data

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5710991/

Truy cập ngày 9/11/2022

3. Birth Weight

https://medlineplus.gov/birthweight.html

Truy cập ngày 9/11/2022

4. Fetal weight gain at term: linear with minimal dependence on maternal obesity

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7755043/

Truy cập ngày 9/11/2022

5. Weight, fertility, and pregnancy

https://www.womenshealth.gov/healthy-weight/weight-fertility-and-pregnancy

Truy cập ngày 9/11/2022

x