Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 18/07/2022

Viêm ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Viêm ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị
Nhiều mẹ còn nhầm lẫn vị trí đau ruột thừa ở trẻ là bên bụng trái hay bụng phải. Trong bài viết hôm nay, MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này đồng thời có cả thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị viêm ruột thừa ở trẻ em.

1. Biểu hiện và triệu chứng viêm đau ruột thừa ở trẻ em

Viêm ruột thừa (Appendicitis) là tình trạng ruột thừa sưng đau và nhiễm trùng. Đây là một trường hợp y tế khẩn cấp. Nếu viêm viêm ruột thừa ở trẻ em trở nặng; ruột có thể bị vỡ và dẫn đến nhiễm trùng nhiều hơn. Nếu không được điều trị, viêm ruột thừa có thể gây tử vong (lên đến 50%).

Ruột thừa là một ống mỏng hình ngón tay được nối với ruột già. Đau ruột thừa nằm ở phần dưới bên phải của bụng. Vẫn chưa có nghiên cứu chắc chắn vai trò của ruột thừa đối với cơ thể. Đây không phải là một cơ quan quan trọng. Do đó, loại bỏ ruột thừa không có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau bụng là biểu hiện phổ biến nhất của viêm ruột thừa ở trẻ em. Cơn đau này:

  • Có thể bắt đầu ở khu vực xung quanh rốn; và di chuyển đến phía dưới bên phải của bụng. Hoặc nó có thể bắt đầu ở phía dưới bên phải bụng.
  • Thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Có thể nghiêm trọng hơn khi trẻ cử động, hít thở sâu, xúc động ho hoặc hắt hơi.
  • Có thể sờ thấy nếu ruột thừa vỡ.

viêm ruột thừa ở trẻ em

Các triệu chứng phổ biến khác của viêm ruột thừa ở trẻ em bao gồm:

2. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa ở trẻ em

Nguyên nhân của viêm ruột thừa ở trẻ em thông thường là do tắc nghẽn ở phần đầu ruột thừa. Nó cũng có thể được gây ra bởi:

  • Nhiễm trùng ổ bụng.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Bệnh viêm ruột.
  • Phân hoặc ký sinh trùng trong ruột thừa của con.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ đi ngoài ra máu: 7 nguyên nhân mẹ cần biết và cách xử lý

3. Viêm ruột thừa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ruột thừa ở trẻ em nếu bị viêm nặng mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vỡ ra hoặc hoại tử. Đây là một tình huống khẩn cấp. Khi ruột thừa bị vỡ, vi khuẩn sẽ lây nhiễm sang các cơ quan khác bên trong khoang bụng. Tình trạng này gọi là viêm phúc mạc. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan rất nhanh. Có thể khó điều trị nếu việc chẩn đoán bị trì hoãn. Nếu không được chữa trị nhanh chóng; nó có thể gây tử vong.

4. Chẩn đoán trẻ có viêm ruột thừa

chẩn đoán viêm ruột thừa

Các triệu chứng của viêm ruột thừa có thể giống như các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, khi phát hiện con có các dấu hiệu viêm ruột thừa như trên, hãy đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ có những cách để chẩn đoán như sau:

  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm này kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm. Bác sĩ cũng có thể xem liệu có bất kỳ vấn đề nào với các cơ quan khác trong ổ bụng, chẳng hạn như gan hoặc tuyến tụy hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này có thể cho biết liệu bàng quang hoặc thận có bị nhiễm trùng hay không. Vì 2 tình trạng này có một số triệu chứng giống như viêm ruột thừa.
  • Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này sử dụng sóng âm tần số cao và máy tính để tạo ra hình ảnh của các mạch máu, mô và cơ quan. Nó được sử dụng để quan sát quá trình hoạt động của các cơ quan nội tạng.
  • Chụp MRI hoặc CT: Những xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát rõ hơn về ruột thừa ở trẻ em và xem nó có bị viêm hay không. Nếu quá khẩn cấp và không thể chờ đợi, bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa ngay để tránh các biến chứng khác.

5. Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng viêm ruột thừa, tuổi tác và sức khỏe chung ở trẻ em. Nếu tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ cho trẻ uống kháng sinh để điều trị. Với trường hợp ruột thừa vỡ ra và gây nhiễm trùng nghiêm trọng, chết người; bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Trẻ có thể được cho dùng thuốc kháng sinh; và truyền dịch qua đường tĩnh mạch trước khi bắt đầu phẫu thuật.

Ruột thừa có thể được cắt bỏ theo hai cách:

  • Phẫu thuật mở hoặc truyền thống: Con được gây mê. Sau đó bác sĩ sẽ rạch ở phía dưới bên phải của bụng để tìm thấy ruột thừa và loại bỏ nó. Nếu ruột thừa đã vỡ, có thể đặt một ống nhỏ hoặc ống thông hơi để dẫn lưu mủ và các chất lỏng khác ra khỏi bụng. Ống nối sẽ được lấy ra sau vài ngày, khi bác sĩ phẫu thuật cảm thấy hết nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này sử dụng một máy chiếu gọi là nội soi để quan sát bên trong bụng. Con cũng được gây mê. Bác sĩ sẽ rạch một vài đường nhỏ. Nội soi được đưa vào qua một vết rạch đó. Phương pháp này thường không được thực hiện nếu ruột thừa đã vỡ.

6. Lưu ý sau khi trẻ mổ viêm ruột thừa xong

điều trị viêm ruột thừa

Sau khi mổ viêm ruột thừa ở trẻ em xong, một số trẻ sẽ cần dùng kháng sinh bằng đường uống trong một thời gian nhất định sau khi về nhà.

Sau khi phẫu thuật, con sẽ không được phép ăn uống gì trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này là để ruột lành lại. Trong thời gian này, trẻ sẽ được truyền chất dinh dưỡng dạng lỏng thông qua đường tĩnh mạch vào máu. Trẻ cũng sẽ được dùng thuốc kháng sinh và thuốc để giảm đau qua đường tĩnh mạch.

Sau một thời gian, khi tình trạng viêm ruột thừa ở trẻ em được hồi phục. Con sẽ có thể uống những chất lỏng trong suốt như nước lọc, nước uống thể thao hoặc nước ép táo. Rồi sẽ từ từ chuyển sang thức ăn đặc.

Sau khi con xuất viện, cha mẹ nên hạn chế cho con hoạt động mạnh, hạn chế tắm với sức nước mạnh trong vài tuần để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.

Cha mẹ sẽ được kê đơn thuốc giảm đau cho trẻ uống tại nhà. Một số loại thuốc giảm đau có thể khiến trẻ bị táo bón. Vì vậy, hãy cho con di chuyển xung quanh sau khi phẫu thuật thay vì nằm trên giường, uống nước ép trái cây, rau xanh để giúp ngăn ngừa táo bón.

Hầu hết ở trẻ em bị viêm ruột thừa được cắt bỏ ruột thừa sẽ không có vấn đề gì lâu dài.

7. Bé bị viêm ruột nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Gừng hỗ trợ điều trị

Sau đây là một số loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em:

  • Húng quế.
  • Tỏi.
  • Tiêu xanh.
  • Nước ép cà rốt, củ dền và dưa chuột.
  • Nước chanh với mật ong.
  • Trái cây tươi và rau có màu xanh.
  • Nước.
  • Củ gừng và nghệ.

8. Làm sao để phòng ngừa viêm ruột thừa ở trẻ em

Viêm ruột thừa không thể ngăn ngừa được. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân, trẻ em ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết những người ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, có hàm lượng chất xơ cao ít bị viêm ruột thừa. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp phân mềm ra, ít bị tắc nghẽn trong ruột thừa hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Appendicitis in Children
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10792-appendicitis-in-children
Ngày truy cập: 15/07/2022

2. Appendicitis
https://kidshealth.org/en/parents/appendicitis.html
Ngày truy cập: 15/07/2022

3. Appendicitis in Children
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/a/appendicitis-in-children.html
Ngày truy cập: 15/07/2022

4. Pediatric Appendicitis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441864/
Ngày truy cập: 15/07/2022

5. Appendicitis in Children
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P01981
Ngày truy cập: 15/07/2022

x