Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 04/01/2023

Tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải? Liệu có nguy hiểm nào đang chực chờ mẹ và bé không?

Tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải? Liệu có nguy hiểm nào đang chực chờ mẹ và bé không?
Tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải, tại sao thai nhi chỉ đạp bên trái, thai máy ở vị trí nào... là những nỗi trăn trở thường nhật của mẹ bầu vì điều này phản ánh sự phát triển của bé trong bụng.

Vấn đề thai máy là mối quan tâm hàng đầu của mẹ bầu, điều này cũng dễ hiểu vì đây là những tương tác đầu tiên của bé với mẹ. Không để mẹ chờ đợi lâu hơn nữa, mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé. Trước khi tìm hiểu tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải, mẹ phải biết đâu là lúc thích hợp để kiểm tra cử động của bé.

Trong 3 tháng tiếp theo, một số mẹ đã có thể cảm nhận được em bé đá vào tuần 13tuần 15, nhưng hầu hết các mẹ sẽ cảm nhận bé đá vào tuần 18. Tuy vậy, các mẹ lần đầu mang thai cũng không nên quá lo lắng nếu chưa cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của con vì mẹ có thể cảm nhận sớm hơn vào những lần mang thai sau.

Tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải?

Trước khi hiểu được tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải, mẹ nên biết rằng, vị trí của em bé trong bụng sẽ ảnh hưởng đến cách thức và vị trí mẹ cảm nhận được cú đạp của con, vậy thai máy ở vị trí nào? Mẹ hãy theo dõi các trường hợp sau:

1.1 Thai nhi nằm ở tư thế ngôi thai đầu (ngôi thai thuận)

Đây là ngôi thai mà đầu thai nhi hướng về dưới âm hộ của mẹ, gáy thai nhi ở phía bụng, mông thai nhi hướng về phía ngực của mẹ. Ở ngôi thai này, mẹ sẽ sinh nở dễ dàng hơn.

Hơn nữa, khi nằm ở ngôi thai đầu, mẹ sẽ cảm thấy em bé đạp cao hơn trong bụng mình. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận cú đạp cao đến rốn, sau đó, cú đạp có thể lên trên xương sườn mẹ.

1.2 Thai nhi nằm ở tư thế ngôi mông (ngôi ngược)

Ở tư thế này, đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Lúc đó, mẹ có thể cảm nhận bụng dưới bị đạp, thậm chí, mẹ có cảm giác như bé muốn đá ra khỏi tử cung hoặc trên bàng quang của mẹ.

1.3 Thai nhi nằm ở tư thế ngôi ngang (ngôi vai, ngôi xiên)

Vấn đề mẹ hay gặp phải là tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải có liên quan đến tư thế này của bé. Ngôi thai không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang tử cung, ngang bụng của mẹ. Vậy tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải? Khi mẹ sẽ cảm nhận cú đá nhiều hơn ở bên phải do thai nhi nằm bên trái bụng mẹ và ngược lại.

Ngoài ra, mẹ cũng sẽ cảm nhận được áp lực ở phần đầu hoặc lưng em bé đè lên bụng và có cảm giác bé đang sà xuống khi đang xoay hoặc lăn trong bụng mẹ.

Như vậy, tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải? Câu trả lời là khả năng cao, vị trí thai nhi đang nằm bên trái bụng mẹ, tức là, lưng của thai nhi nằm ở bên trái thì chân và tay của bé sẽ ở bên phải. Khi ấy, bé sẽ thường xuyên dùng tay và chân đạp vào bụng mẹ nên mẹ cảm thấy sự chuyển động của bé hầu hết ở bên phải.

>>Xem thêm: Bạn có biết túi thai nằm bên trái là trai hay gái?

Tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải?

Thai nhi đạp bên phải có nguy hiểm không?

Trăn trở liên quan đến việc tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải đã rõ, vậy thai máy ở vị trí nào và thai máy bên phải có nguy hiểm không?

Khi mới nhận biết được thai máy, mẹ sẽ thấy bé cử động khắp vùng bụng dưới vì lúc này kích thước bé còn nhỏ nên thoải mái chuyển động trong bụng mẹ. Nhưng trong những tháng cuối thai kỳ, khi kích thước của bé lớn hơn, không gian tử cung không còn đủ rộng rãi khiến bé phải ổn định vị trí bằng cách quay đầu về phía cổ tử cung của bà mẹ, vị trí ngôi thai này sẽ giúp mẹ sinh nở dễ hơn.

Vậy thai nhi đạp bên phải có nguy hiểm không? Câu trả lời là không nếu như giai đoạn cuối thai kỳ, bé bắt đầu quay đầu về phía tử cung. Thai nhi nằm bên phải cũng là một trong hai khả năng khi bé nằm ở tư thế ngôi ngang. Do đó, trong trường hợp thai nhi nằm ngang ở tử cung (ngôi ngang), đây là tình trạng ngôi thai bất thường, không thể đẻ thường được nên mẹ bắt buộc phải sinh mổ.

Lúc này, mẹ bầu cần nghỉ ngơi ở tháng cuối tránh trường hợp vỡ ối non gây tử vong thai nhi. Khi bé đủ tháng, bác sĩ sẽ chủ động lấy thai ngay đề phòng các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như vỡ ối, sa dây rau, sa tay.

  • Đếm cử động đạp của thai nhi vào cùng một thời điểm trong ngày.
  • Đảm bảo ghi chú tần suất và loại chuyển động của thai nhi.
  • Đếm cử động của bé vào thời điểm lý tưởng là khi em bé thường xuyên hoạt động và mẹ ít bị phân tâm nhất (ví dụ: đầu buổi tối).

Nếu mẹ không thấy bé cử động nhiều, mẹ có thể thử những cách sau để khuyến khích em bé cử động:

  • Nói chuyện với bé hoặc mở nhạc cho bé nghe: Vào khoảng 25 tuần, em bé đã có thể bắt đầu phản ứng với những giọng nói quen thuộc bằng 1-2 cú đạp.
  • Thử ăn hoặc uống: Chẳng hạn như khi uống nước cam, đường từ một ít nước cam có thể khiến em bé cử động trở lại.

Việc biết tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải quan trọng nhưng mẹ cũng không nên lo lắng quá về việc bé ít cử động. Điều này không nhất thiết là có vấn đề vì em bé có thể đang tận hưởng một giấc ngủ dài ngon lành, thường em bé sẽ ngủ khoảng 20-30 phút/ lần và không bao giờ ngủ quá 90 phút hoặc bé đang ở một vị trí mà mẹ khó cảm nhận được cử động. Mẹ nhớ lưu ý những điểm bất thường trong cử động của bé để đến thăm khám bác sĩ để kịp phát hiện và điều trị nếu có biến chứng nguy hiểm.

Vậy là trăn trở tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải và thai máy ở vị trí nào đã được gỡ rối. Hy vọng thông tin trên đã giúp mẹ đỡ lo lắng phần nào về các cử động của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Fetal Movement

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470566/

Truy cập ngày 16/12/2022

2. Special Tests for Monitoring Fetal Well-Being

https://www.acog.org/womens-health/faqs/special-tests-for-monitoring-fetal-well-being

Truy cập ngày 16/12/2022

3. Baby movement in the womb

https://www.nct.org.uk/pregnancy/tests-scans-and-antenatal-checks/baby-movement-womb

Truy cập ngày 16/12/2022

4. Fetal growth restriction and well-being

https://www.health.gov.au/resources/pregnancy-care-guidelines/part-d-clinical-assessments/fetal-growth-restriction-and-well-being

Truy cập ngày 16/12/2022

5. Fetal development

https://medlineplus.gov/ency/article/002398.htm

Truy cập ngày 16/12/2022

x