Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 18/04/2022

Những điều cần biết khi sinh mổ để có sức khỏe tốt chăm con

Những điều cần biết khi sinh mổ để có sức khỏe tốt chăm con
Hầu hết các mẹ đều không có "cái nhìn thiện cảm" đối với việc sinh mổ. Tuy nhiên, sinh mổ lại có thể vô cùng hữu ích trong một vài trường hợp.

Ngay từ khi mới xuất hiện, phương pháp sinh mổ đã mang đến luồn gió mới cho mẹ bầu và các y bác sĩ, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp thai quá lớn, ngôi thai ngược. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu hơn về phương pháp này; cũng như có thông tin về những điều cần biết khi sinh mổ như rủi ro đối với sức khỏe, cách chuẩn bị trước sinh mổ và chăm sóc vết mổ sau sinh.

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ hiểu nôm na là một hình thức phẫu thuật để sinh em bé do bác sĩ thực hiện bằng cách rạch phần bụng và tử cung.

Mẹ có thể lên kế hoạch để sinh mổ từ sớm (hay còn được gọi là sinh mổ chủ động); một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ bao gồm: có biến chứng thai kỳ không cho phép sinh thường; đã từng sinh mổ trước đó và lý do sinh mổ cho lần đó vẫn còn; hoặc mẹ không muốn đẻ em bé qua đường âm đạo.

Những điều cần biết khi sinh mổ: Nên mổ đẻ vào tuần thứ bao nhiêu?

Sinh mổ có thể được lên kế hoạch từ trước; hoặc được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp nếu bác sĩ cho rằng sinh qua đường âm đạo là quá rủi ro. Sinh mổ chủ động thường được thực hiện khi thai 39 tuần tuổi. Thời điểm chấm dứt thai kỳ còn tuỳ thuộc vào lí do mà chỉ định mổ được đưa ra; cũng như các lí do văn hoá, xã hội và thoả luận giữa bác sĩ và thân nhân.

Nếu mẹ đang mang thai và ngày chuyển dạ đang đến rất gần; việc tìm hiểu những điều cần biết khi sinh mổ là cần thiết và giúp mẹ có những quyết định đúng đắn nhất đối với bản thân. Đồng thời, mẹ cũng biết cần phải chuẩn bị những gì kể cả thể chất, lẫn tinh thần.

>>> Mẹ có thể quan tâm Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?

những điều cần biết khi sinh mổ
Những điều cần biết khi sinh mổ: Mẹ có thể lựa chọn mổ lấy thai chủ động hoặc do bác sĩ chỉ định.

Những điều cần biết khi sinh mổ: Các trường hợp bắt buộc sinh mổ

Một trong những điều cần biết khi sinh mổ đó là phương pháp này có thể an toàn trong một vài trường hợp. Bác sĩ có thể khuyến nghị mẹ đẻ mổ trong một số trường hợp như sau:

  • Quá trình chuyển dạ diễn ra bất thường: đây là một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến quyết định sinh mổ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như bất tương xứng đầu thai-khung chậu mẹ; cổ tử cung không tiến triển dù cơn gò đủ.
  • Tim thai suy: khi bác sĩ nhận thấy nhịp tim của bé có vấn đề; tiên liệu một tình trạng thai thiếu oxy nghiêm trọng hay diễn biến cuộc sinh theo hướng xấu; sinh mổ sẽ là sự lựa chọn tốt.
  • Vị trí của em bé bất thường: ngôi mông hoặc ngôi ngang.
  • Nhau thai bất thường: các hình thức của nhau tiền đạo (nhau bám thấp, bám mép, nhau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm – đây là lưu ý quan trọng khi tìm hiểu những điều cần biết khi sinh mổ.
  • Sa dây rốn: khi dây rốn sa xuống cổ tử cung; chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi. Điều này khiến cho dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu; làm cho em bé không nhận được đủ lượng máu và oxy. Đây là một cấp cứu thượng khẩn trong sản khoa.
  • Mẹ có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: Ví dụ như bệnh tim hoặc não. Hoặc mẹ bị nhiễm herpes sinh dục tại thời điểm chuyển dạ. Một trong những điều cần biết về sinh mổ đó là: mẹ cũng sẽ được chỉ định mổ lấy thai khi có khối u xơ lớn gây tắc nghẽn ống sinh; hoặc mẹ bị gãy xương chậu làm di lệch nghiêm trọng không thể sinh thường; hoặc em bé bị mắc tình trạng khiến đầu to bất thường (não úng thủy nghiêm trọng).
  • Mẹ đã từng sinh mổ trước đó: Tùy thuộc vào vết rạch tử cung và các yếu tố khác, mẹ vẫn có thể thử sinh con ngã âm đạo sau mổ lấy thai.
  • Mẹ mang thai nhiều em bé: Những điều cần biết khi sinh mổ đó là mẹ có thể được chỉ định mổ lấy thai nếu sinh từ 2 em bé trở lên. Nếu mang đa thai kèm theo yếu tố bất lợi là đủ điều kiện chỉ định sinh mổ.
  • Một số thai phụ muốn sinh mổ khi mang thai lần đầu vì muốn tránh những cơn đau chuyển dạ; hoặc các biến chứng có thể xảy ra khi sinh thường qua đường âm đạo. Tuy nhiên, những điều cần biết khi sinh mổ đó là: nếu mẹ đang mong muốn có nhiều em bé; các bác sĩ không khuyến khích phương pháp này, đặc biệt trong lần đầu mang thai.

    Vì phụ nữ sinh mổ nhiều lần có nguy cơ mắc các vấn đề về nhau thai, bị chảy máu nhiều và có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Đó là chưa kể cuộc mổ không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối, các tai biến gần sau mổ như nhiễm trùng, mất máu, hồi phục chậm, ảnh hưởng lâu đài đến sức khoẻ

    >>> Mẹ có thể xem thêm Các trường hợp bắt buộc phải sinh mổ

    Những điều cần biết khi sinh mổ: Phương pháp này có an toàn không?

    Sinh mổ có an toàn không?
    Những điều cần biết khi sinh mổ: Đây là một phương pháp an toàn, tuy không thể tránh hoàn toàn những rủi ro, biến chứng của sinh mổ.

    Khi tìm hiểu những điều cần biết về sinh mổ; mẹ không thể bỏ qua thông tin về rủi ro của phương pháp này. Thực ra, không có phương pháp sinh đẻ nào là an toàn tuyệt đối. Cho dù đó là sinh con thuận tự nhiên hay sinh mổ. Chỉ có điều, với những tiến bộ của y học hiện đại, rủi ro ít hơn, khả năng xử lý nếu có vấn đề phát sinh nhanh và hiệu quả hơn.

    Trong quá trình tìm hiểu những điều cần biết khi sinh mổ, mẹ cũng lưu ý về những rủi ro đối với sức khỏe của mẹ và bé nhé.

    Những rủi ro đối với em bé:

    • Các vấn đề về hô hấp. Trẻ sinh mổ thường có nhiều khả năng mắc chứng thở nhanh choáng qua (transient tachypnea). Đây là tình trạng trẻ sơ sinh bị thở nhanh bất thường trong vài ngày đầu sau sinh.
    • Bị thương do phẫu thuật. Đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng em bé sinh mổ có thể bị vết cắt, hoặc xước da trong quá trình phẫu thuật.

    Những rủi ro đối với mẹ:

    • Bị nhiễm trùng: Sau khi sinh mổ, mẹ có thể bị nhiễm trùng niêm mạc tử cung (viêm nội mạc tử cung); nhiễm trùng vết mổ; nhiễm trùng ổ bụng.
    • Băng huyết sau sinh: Sinh mổ có thể khiến mẹ bị chảy máu nhiều trong và sau khi sinh.
    • Phản ứng với thuốc gây tê, gây mê: Mẹ có thể gặp những phản ứng do sử dụng thuốc gây tê, gây mê.
    • Cục máu đông: Sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch sâu; đặc biệt là ở chân hoặc các cơ quan vùng chậu (huyết khối tĩnh mạch sâu). Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi và chặn dòng máu (thuyên tắc phổi); tổn thương có thể đe dọa tính mạng.
    • Tổn thương trong quá trình phẫu thuật: Đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng mẹ có thể bị tổn thương trong bàng quang hoặc ruột trong quá trình phẫu thuật. Nếu điều này xảy ra, mẹ có thể sẽ cần một cuộc phẫu thuật bổ sung.
    • Biến chứng trong lần mang thai tiếp theo: Những điều cần biết khi sinh mổ nhiều lần đó là mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị nhau tiền đạo hoặc nhau thai bám vào thành tử cung bất thường. Một nguy cơ nữa đó là tử cung bị rách dọc theo đường sẹo do sinh mổ trước đó.

    Chọn sinh mổ, mẹ có thể chọn ekip mổ, kinh phí có thể cao hơn nhưng cũng đôi phần yên tâm. Chọn sinh mổ mẹ cũng được bệnh viện chăm sóc vết mổ ổn định mới được phép xuất viện. Những điều cần biết khi sinh mổ về cơ bản đó là nên có bác sĩ chỉ định; vì đó là cách tốt nhất để em bé chào đời, và cũng là biện pháp an toàn nhất.

    Những điều cần biết trước khi sinh mổ: Thai phụ cần chuẩn bị như thế nào?

    chuẩn bị trước khi sinh mổ
    Một trong những điều cần biết khi sinh mổ quan trọng: Không cạo lông vùng kín mẹ nhé!

    1. Sinh mổ kiêng ăn gì?

    Rất nhiều thai phụ đặt câu hỏi sinh mổ kiêng ăn gì? Theo khuyến nghị của bác sĩ, mẹ cần nhịn ăn uống trong vòng vài giờ trước khi đẻ mổ. Điều này sẽ giúp giảm khả năng bị nôn mửa hoặc các biến chứng về phổi; hoặc trong trường hợp phải thay đổi phương pháp gây tê, gây mê; hoặc thay đổi phương thức phẫu thuật.

    Tuy nhiên, những điều cần biết khi sinh mổ đó là mẹ có thể uống nước nguyên chất như nước trái cây; hoặc các đồ uống thể thao nếu bác sĩ cho phép. Sinh mổ kiêng ăn gì còn tùy thuộc vào tình trạng thể chất và sức khỏe của mỗi thai phụ; do đó, mẹ cứ thảo luận với bác sĩ để biết chế độ dinh dưỡng, những gì nên ăn và cần tránh trước và sau sinh mổ nhé.

    2. Một trong những điều cần biết khi sinh mổ: Không cạo lông bụng hoặc lông vùng mu

    Một trong những điều cần biết trước khi sinh mổ đó là không cạo lông ở bụng hoặc vùng mu. Lý do là vì mẹ có thể làm cho những vùng da này bị xước, hoặc bị nứt gây nhiễm trùng sau khi sinh. Việc làm sạch lông vùng kín sẽ được các y bác sĩ thực hiện khi mẹ đến bệnh viện để sinh mổ nếu thấy điều này là cần cho cuộc mổ diễn ra thuận lợi.

    3. Tắm xà phòng sát trùng

    Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ tắm xà phòng sát trùng trước khi sinh mổ là một trong những điều cần biết khi sinh mổ. Mục tiêu là để xử lý vi khuẩn trên da và giảm nguy cơ nhiễm trùng sau khi sinh mổ; hoặc để mẹ cảm thấy thoải mái và thư giãn cho cuộc sinh mổ.

    >>> Mẹ tham khảo thêm thông tin 3 bước chuẩn bị trước khi sinh mổ mẹ bầu cần biết

    Những điều cần biết sau khi sinh mổ: Cách chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai

    Mẹ cần lưu ý những điều cần biết sau khi sinh mổ như các vấn đề thường gặp, cách chăm sóc vết mổ sau sinh; và một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng để hồi phục, đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé.

    1. Những điều cần biết khi sinh mổ: Một số vấn đề thường gặp

    • Ống thông tiểu: Dù bác sĩ khuyến khích các mẹ nên ngồi dậy và vận động càng sớm càng tốt; nhưng đi lại có thể khó khăn hơn vì ống thông tiểu thường chưa được rút cho đến hết ngày đầu sau khi mổ xong.
    • Cảm giác run rẩy: Xảy ra trong vài giờ sau khi sinh mổ và nhiều mẹ có thể trải qua cơn rét run sinh lý.
    • Ra sản dịch: Cũng giống như sinh thường, sản phụ sau khi sinh mổ sẽ bị ra sản dịch ở vùng kín trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
    • Lần đầu đi vệ sinh sau sinh: Đi vệ sinh sau sinh ngã âm đạo có thể trở thành cơn “ác mộng” của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng và sợ hãi đâu vì thường không đau nhiều sau khi sinh mổ.
    • Đi lại: Trong thời gian hậu sản, đi lại chính là việc không cần kiêng cữ sau đẻ mổ. Các bác sĩ khuyến khích mẹ nên đi lại nhiều; để sản dịch có thể thoát ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ không nên đi chơi xa vì sẽ rất mất sức; và phòng hờ trường hợp có biến chứng sau đó cần can thiệp y tế.

    2. Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

    cách chăm sóc vết mổ sau sinh
    Những điều cần biết khi sinh mổ: Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

    Đối với một số mẹ bầu, vết mổ có thể tồn tại rất lâu, thậm chí sau nhiều năm. Tuy nhiên, với một số người khác; vết chỉ là một đường nâu mờ; và nếu không để ý kỹ sẽ chẳng nhận ra được.

    Vết mổ có thể lành sau 7 ngày. Do sẹo mổ cắt ngang qua dây thần kinh cảm giác, nên tùy từng cơ địa mổi người, cảm giác đau ở vết mổ có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí có người vẫn cảm thấy đau hoặc châm chích sau 6 tháng.

    Những điều cần biết khi sinh mổ: cách chăm sóc vết mổ sau sinh:

    • Trong trường hợp mẹ vẫn đang sử dụng băng để băng vết mổ, cần giữ vết mổ khô, sạch, thoáng. Chế độ thay băng tuỳ thuộc vào quy định từng cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ thông báo với mẹ khi nào nên ngừng băng bó vết mổ.
    • Sau khi xuất viện, mẹ có thể tự vệ sinh vết mổ bằng cách rửa nhẹ nhàng với dung dịch rửa vết thương; xà phòng và nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Mẹ không cần phải chà vết thương mà chỉ cần để nước chảy qua dưới vòi hoa sen là đã ổn.
    • Mẹ cần tránh ngâm mình trong bồn tắm hoặc đi bơi; trừ khi bác sĩ nói mẹ đã có thể làm như vậy. Thông thường, mẹ sẽ cần phải đợi cho vết thương lành hẳn và không còn ra sản dịch; cơ thể đủ khoẻ thì mới có thể thực hiện các hoạt động dưới nước.
    • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và đồ lót bằng vải cotton.
    • Uống thuốc giảm đau nếu vết mổ bị đau. Mẹ có thể sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen (nhưng không dùng aspirin) khi đang cho con bú
    • Mẹ đừng quên đề phòng các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương.

    3. Những điều cần biết khi sinh mổ: Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

    Một trong những điều cần biết khi sinh mổ đó là: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương sau khi mổ lấy thai. Đồng thời, những dưỡng chất từ thực phẩm cũng cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ.

    Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm sau trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nhé:

    • Ăn thực phẩm giàu chất đạm (protein): Protein giúp quá trình chữa lành vết thương nhanh hơn và hỗ trợ giai đoạn phục hồi của mẹ. Thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu khô và đậu Hà Lan là những thực phẩm cần được thêm vào giỏ đi chợ của mẹ đó!
    • Bổ sung vitamin C: Các nghiên cứu cho thấy Vitamin C có thể giúp làm lành vết thương phẫu thuật. Do đó, mẹ hãy ăn nhiều: cam, bưởi, dâu tây, dưa và đu đủ.
    • Bổ sung sắt: Ngoài ra, sắt cũng quan trọng vì nó giúp tăng lượng máu dự trữ. Để bổ sung sắt mẹ hãy ăn thịt đỏ, đậu khô, trái cây sấy khô và ngũ cốc giàu chất sắt nhé.
    • Uống đủ nước: Một trong những điều cần biết khi sinh mổ đó là mẹ cần đảm bảo uống từ 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày. Để tránh nhạt miệng, mẹ có thể bổ sung nước cho mình bằng cách uống sữa hoặc nước trái cây không đường. Mẹ có thể muốn hạn chế uống đồ uống có chứa caffein vì đây là một chất gây lợi tiểu và làm mẹ mất nước.

    Nhiều mẹ thắc mắc là sinh mổ ăn khoai lang được không? Không chỉ nên ăn và mẹ sau sinh mổ có thể ăn đều đặn mỗi ngày 1-2 củ để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.

    Nhìn chung, mẹ cần thảo luận với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và những điều cần biết sau khi sinh mổ. Mỗi mẹ sẽ có thể trạng riêng biệt; do đó, thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cũng cần được xây dựng phù hợp với từng người.

    >>> Mẹ có thể quan tâm Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

    Những điều cần biết khi sinh mổ: Một số câu hỏi thường gặp

    Trong quá trình tìm hiểu những điều cần biết khi sinh mổ; chắc chắn mẹ bầu sẽ có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Sau đây là một số thắc mắc thường gặp.

    1. Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

    Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ, mẹ không nên quan hệ tình dục trong vài tuần sau khi sinh mổ. Trên thực tế, hầu hết bác sĩ phụ sản sẽ khuyến nghị hai vợ chồng đợi 6 tuần; hoặc khi không còn ra sản dịch nữa và cả 2 sẵn sàng cho điều đó về mặt sức khoẻ thể chất cũng như tâm lí.

    Trong một số trường hợp, mẹ có thể phải đợi lâu hơn quan hệ tình dục sau sinh mổ. Những lý do có thể là:

    • Chấn thương âm đạo đáng kể do sinh nở có dụng cụ hỗ trợ hoặc em bé bị mắc kẹt; yêu cầu tái tạo âm đạo.
    • Cắt tử cung trong quá trình mổ lấy thai. Vì lí do tai biến phẫu thuật; người phụ nữ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi, tuy nhiên cũng tuỳ trường hợp cụ thể.
    • Bất kỳ vết thương hoặc nhiễm trùng nội tạng
    • Đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật

    Trước khi quan hệ tình dục, mẹ cần trao đổi với bác sĩ sản phụ để hiểu những điều cần biết khi sinh mổ và các chỉ dẫn an toàn. Ngoài ra, mẹ hãy chuẩn bị tinh thần vì lần đầu tiên quan hệ sau khi sinh mổ có thể không thoải mái. Hai vợ chồng cân nhắc sử dụng chất bôi trơn để gia tăng khoái cảm, và cải thiện trải nghiệm ân ái của mình. Không những vậy, mẹ chú ý đến vết mổ để xem có bị chảy máu hoặc đau hay không nhé.

    2. Sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

    Một trong những điều cần biết khi sinh mổ đó là mẹ sẽ bị ra dịch âm đạo (gọi là sản dịch) trong từ 2 đến 6 tuần sau khi sinh. Tình trạng này đôi khi kéo dài hơn thời gian này; nhưng nó nên chấm dứt sau 12 tuần.

    3. Làm thế nào để giảm cân sau sinh mổ?

    giảm cân sau khi sinh mổ
    Những điều cần biết khi sinh mổ: Giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và vận động.

    Chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống

    Rất nhiều mẹ hỏi về giảm cân khi xem thông tin những điều cần biết khi sinh mổ.

    Trong quá trình mang thai, mẹ có thể đã điều chỉnh thói quen ăn uống của mình để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Sau khi mang thai, dinh dưỡng hợp lý vẫn rất quan trọng; đặc biệt nếu mẹ cho con bú.

    Một số thực phẩm hỗ trợ giảm cân sau sinh mổ bao gồm:

    • Ăn nhiều thực vật hơn, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
    • Chọn protein nạc từ nhiều nguồn khác nhau.
    • Hạn chế đồ ngọt và muối.
    • Kiểm soát kích thước phần.

    Vận động nhẹ nhàng sau sinh mổ

    Theo Mayo Clinic, mẹ có thể bắt đầu các bài tập nhẹ khoảng 4 đến 6 tuần sau khi sinh. Nếu mẹ cho con bú, hãy cân nhắc cho bé bú trước khi tập thể dục để tránh cảm giác khó chịu.

    • Bắt đầu từ từ. Bắt đầu với các bài tập đơn giản giúp tăng cường các nhóm cơ chính, bao gồm cả cơ bụng và cơ lưng. Bổ sung dần các bài tập có cường độ vừa phải.
    • Tạo thói quen vận động cùng với con. Nếu mẹ khó tìm ra thời gian để tập thể dục; hãy để bé trở thành một phần thói quen của mẹ. Đưa em bé của bạn đi dạo hàng ngày trong xe đẩy hoặc xe nôi.
    • Đừng vận động một mình. Mời các bà mẹ khác cùng đi dạo hàng ngày hoặc tham gia lớp tập thể dục sau sinh. Vận động chung với những người khác có thể thúc đẩy động lực cho mẹ.
    • Nhớ uống nhiều nước trước, trong và sau buổi tập. Ngừng tập thể dục nếu mẹ bị đau. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang quá sức.

    4. Thụ tinh ống nghiệm nên sinh thường hay mổ?

    Với những mẹ mang thai bằng cách thụ tinh ống nghiệm, mẹ vẫn có thể lựa chọn sinh thường hoặc sinh mổ đều được. Những trường hợp chỉ định mổ lấy thai (như đã nêu ở trên) không phụ thuộc vào cách thức mẹ có thai.

    Do đó, những điều cần biết khi sinh mổ đó là nếu mẹ không thuộc trường hợp buộc sinh mổ hoặc bác sĩ chỉ định; mẹ mang thai bằng cách thụ tinh ống nghiệm có thể lựa chọn phương pháp sinh phù hợp với mình mẹ nhé.

    5. Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?

    Khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ nên là 2 năm nhưng nếu “lỡ” có bầu sau 1 năm, mẹ bầu phải thường xuyên đi khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, sản phụ phải theo dõi thai chặt chẽ, nhất là những tháng cuối.

    >>> Mẹ có thể muốn biết Sinh mổ được mấy lần? Những điều mẹ cần biết về sinh mổ nhiều lần

    Vậy mẹ đã có thông tin tổng quan về những điều cần biết khi sinh mổ rồi. Mẹ có thể chọn mổ đẻ chủ động hoặc sinh thường. Trường hợp bác sĩ chỉ định sinh mổ thì nhất thiết nên tuân theo để tránh rủi ro cho cả mẹ và bé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    C-section

    https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/about/pac-20393655

    Ngày truy cập: 16.03.2022

    Overview

    https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/

    Ngày truy cập: 16.03.2022

    Going home after a C-section

    https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000624.htm

    Ngày truy cập: 16.03.2022

    Recovery – Caesarean section

    https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/recovery/

    Ngày truy cập: 16.03.2022

    Bleeding after a c-section: what to expect

    https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/bleeding-after-c-section-what-expect#:~:text

    Ngày truy cập: 16.03.2022

    Weight loss after pregnancy: Reclaiming your body

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/weight-loss-after-pregnancy/art-20047813

    x