Làm sao để con vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Cha mẹ chính là người quan trọng nhất sẽ giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, tuy nhiên không phải ai cũng biết các xử lý. Nhiều người thường cho rằng giai đoạn này là bình thường, hay cho rằng con “hư” mà không biết rằng bé đang trong thời điểm nhạy cảm. Cha mẹ cần tinh tế hơn trong việc giúp đỡ con để tránh gây ra cảm giác đang kiểm soát cho các con.

Trấn an trẻ

Sụ thay đổi về thể chất và tinh thần có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo lắng hoặc xấu hổ. Phụ huynh hay nhanh chóng giải thích, trấn an bé đây hoàn toàn là các triệu chứng bình thường, không có gì phải lo lắng hả. Với các vấn đề về thể chất và nội tiết, phụ huynh cần hướng dẫn con cách giải quyết.

Chú ý với bé nam thì nên để bố hướng dẫn còn với bé gái thì nên để mẹ trợ giúp vì lúc này bé đã bắt đầu cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng. Phụ huynh cũng cần bắt đầu trang bị cho con các kiến thức bảo về chăm sóc bản thân ngay từ thời điểm đầu dậy thì để con sẵn sàng đương đầu với những sự thay đổi có thể diễn ra bất cứ lúc này.

Dành cho con sự riêng tư

Trong độ tuổi này, trẻ cực kỳ khao khát sự tự do, không muốn bị phụ huynh giám sát. Vì thế phụ huynh nên dành cho một không gian riêng tư khi ở nhà như bắt đầu cho con ở phòng riêng nếu con có mong muốn này. Chú ý trước khi vô phòng nên gõ cửa trước hỏi ý con, điều này cũng dần tạo cho bé thói quen tôn trọng lịch sự trước khi vào phòng người khác.

Ngoài ra phụ huynh cũng không nên tự ý xem điện thoại hay lục lọi các vật dụng cá nhân của con. Tất nhiên thực hiện điều này vì phụ huynh muốn ngăn chặn những điều xấu không phù hợp với độ tuổi của con nhưng điều này sẽ khiến bé cực kỳ khó chịu. Nếu bị phát hiện chắc chắn bé sẽ trở nên kích động, la hét và không muốn nói chuyện với cha mẹ cho mà xem.

Nếu trong giai đoạn này con có những sở thích mới nào đó, phụ huynh cũng nên tôn trọng và cố gắng hỗ trợ con để con có thể biết được mình thực sự thích gì, phù hợp làm gì. Sự định hướng của cha mẹ là rất tốt, tuy nhiên còn cần phụ thuộc vào chính bé, không nên quá ép buộc ocn phải làm một điều gì đấy mà bé không mong muốn.

Dù vậy phụ huynh vẫn nên tinh tế kiểm soát con ở một mức độ nào đó. Ví dụ nếu cho con sử dụng các thiết bị công nghệ nên có các biện pháp ngăn chặn con xem các bộ phim đồi trụy hay các chương trình không phù hợp với lứa tuổi vì có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư tưởng của con.

Đóng vai trò như một người bạn gỡ bỏ khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Thay vì bắt buộc con làm một điều gì đó thì hãy nhẹ nhàng nhờ con giúp đỡ, nói chuyện và tương tác với con như những người bạn. Thay vì la mắng khi con làm sai thì bạn có thể hỏi vì sai con làm như thế, làm điều này là sai hay đúng để con tự nhận thức được các hành vi, suy nghĩ của mình và tự điều chỉnh lại.

Bố mẹ cũng nên dành thời gian lắng nghe con nhiều hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành 15- 30 phút vào cuối này để cùng tâm sự với con, hỏi về ngày hôm nay của con để giúp đỡ bé giải quyết nếu có những khó khăn, khúc mắc. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có những khó khăn áp lực, khi có người lắng nghe mình nói thì những buồn phiền cũng được giảm rất nhiều.

Tuy nhiên dù vậy thì cũng không thể dễ dàng gì để tiếp cận con trong độ tuổi dậy thì, nhất là khi con đang khủng hoảng tâm lý. Phụ huynh cần thực sự tinh tế và tâm lý khi trò chuyện và khơi gợi những câu chuyện với con. Mẹ có thể bắt đầu từ câu chuyện của mình, xin lời khuyên từ con và bắt đầu hỏi ngược lại những câu chuyện của con cũng là một gợi ý hay để có thể tiếp cận với con chẳng hạn.

Luôn tin tưởng và cổ động bé

Hãy luôn dành những lời cổ động, khuyến khích cho bé mỗi ngày để con nhanh chóng lấy lại sự tự tin trước đó. Nếu bé được điểm cao hãy tặng cho bé một món quà nho nhỏ làm động lực cố gắng còn nếu bé bị điểm thấp đừng nên la lắng mà hãy nói “không sao” và khuyến khích con cố gắng mỗi ngày hơn.

Hãy dành cho con sự tin tưởng nhất định để bé cảm thấy mình đã trưởng thành, mình được cha mẹ coi trọng như những người lớn. Chẳng hạn phụ huynh có thể cho bé quyết định một việc gì đó trong gia đình, chẳng hạn như hôm nay ăn ở nhà hay ra ngoài. Điều này còn giúp bé học được tính độc lập, trách nhiệm hơn vỡi mỗi quyết định của mình.

Tham gia lớp kỹ năng giúp giải quyết khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường có xu hướng khép mình hoặc nổi loạn vượt khỏi chừng mực ban đầu mà đôi khi chính phụ huynh cũng không thể giải quyết nếu không có kỹ năng. Chính vì thế, phụ huynh có thể cho con tham gia các lớp học kỹ năng, lớp học võ, các khóa rèn luyện quân đội để bé có thể thay đổi bản thân và có hướng phát triển phù hợp hơn.

Hiện nay có rất nhiều khoa học kỹ năng cho trẻ dậy thì để điều chỉnh nhận thức, hành vi của bé đúng đắn, giải quyết những thắc mắc tâm sinh lý tuổi mới lớn. Đồng thời trong các lớp học này cũng thường có nhiều bạn bè đồng trang lứa sẽ giúp con bớt cảm giác lo lắng, dễ dàng kết nối hơn so với cha mẹ.

Các hoạt động tập thể sẽ giúp con tăng khả năng độc lập, kết nối với xã hội và biết được bản thân thực sự yêu thích điều gì. Phụ huynh cũng có thể cho con học võ để bảo vệ chính bản thân mình hoặc tham gia các trại hè để tăng tính độc lập hơn.

Khuyến khích bé tập thể dục thể thao mỗi ngày

Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp con nâng cao tinh thần, giải tỏa những áp lực cho con tốt hơn. Đồng thời gia đình cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao để kết nối cùng con. Chẳng hạn cả nhà cùng nhau dậy sớm chạy bộ, chơi cầu lông hay chơi đá bóng, chắc chắn con sẽ thấy rất vui cho mà xem.

Cho bé gặp gỡ chuyên gia tâm lý nếu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nặng

Tất nhiên như đã nói, không phải phụ huynh nào cũng có đầy đủ các kỹ năng, sự tinh tế để hỗ trợ bé. Nhiều người dù rất yêu thương con nhưng thường xuyên quát mắng bé khiến những vấn đề này không được giải quyết mà còn trầm trọng hơn. Do đó nếu phát hiện các dấu hiệu nặng và cảm thấy không đủ khả năng giải quyết, phụ huynh nên sớm đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý.

5
1.8k
6 Bình luận

Mẹ ơi, gia nhập cộng đồng MarryBaby săn mã mua sắm Shopee, Tiki, Lazada,.... mua sắm bỉm sữa cho con! Thỏa thích tạo câu hỏi, bác sĩ sẽ trực tiếp trả lời miễn phí chỉ có tại Cộng đồng MarryBaby

1 năm trước
Thích
Trả lời

tuổi dậy thì là độ tuổi quan trọng với bản thân mỗi trẻ vì đây là thời gian trẻ hình thành nhận thức về mọi việc

1 năm trước
Thích
Trả lời

tuổi dậy thì là độ tuổi con trẻ thay đổi nhiều nhất nên rất cần các mẹ ở bên cạnh và chăm nom kĩ càng

1 năm trước
Thích
Trả lời

Tuổi nào cũng khủng hoảng mom ha, lo quá trời luôn.

1 năm trước
Thích
Trả lời

mình thấy em mình tuổi dây thì khó dạy, hay bắt chước bạn bè ko à

1 năm trước
Thích
Trả lời

chia sẻ hay quá

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!