Có nên làm NIPT không? Mẹ bầu cần biết những điều này
Trong suốt hành trình mang thai, việc tầm soát dị tật thai nhi là bước quan trọng giúp mẹ yên tâm hơn về sự phát triển của bé. Ngoài siêu âm, Double test hay Triple test, thì xét nghiệm NIPT ngày càng được nhiều mẹ quan tâm. Vậy có nên làm NIPT không, khi nào nên làm và xét nghiệm này có an toàn cho mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Có nên làm NIPT không? Vì sao xét nghiệm NIPT được khuyến khích?
Theo thống kê, cứ 33 trẻ sinh ra thì có 1 bé mắc dị tật bẩm sinh. Những trường hợp này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn là gánh nặng tinh thần, tài chính cho gia đình. Chính vì vậy, sàng lọc dị tật thai nhi là điều cần thiết và xét nghiệm NIPT được xem là một phương pháp hiệu quả, hiện đại, được nhiều mẹ lựa chọn.
Vậy có nên làm NIPT không? Câu trả lời là có nếu mẹ muốn sàng lọc sớm, chính xác và an toàn cho cả mẹ và con. Dù không bắt buộc, nhưng NIPT lại mang đến nhiều lợi ích nổi bật:
Tỷ lệ chính xác gần như tuyệt đối
Xét nghiệm NIPT có độ chính xác lên đến 99,98% trong việc phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down , Edwards hay Patau,… Cao hơn hẳn so với Double test và Triple test.
Tuy nhiên, để kết quả có độ tin cậy cao, mẹ cần thực hiện xét nghiệm vào đúng thời điểm – tốt nhất từ tuần thai thứ 10 trở đi. Làm sớm hơn có thể khiến lượng DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ chưa đủ, dẫn đến âm tính giả.
Phát hiện sớm dị tật thai nhi
Khác với nhiều phương pháp khác chỉ áp dụng được từ tuần 12 trở đi, NIPT có thể được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10. Việc phát hiện sớm giúp bác sĩ có hướng xử lý kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé sau này.
Tầm soát được nhiều loại dị tật hơn
Không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra số lượng nhiễm sắc thể, NIPT còn phát hiện được các đột biến cấu trúc nhỏ, như mất đoạn hoặc lặp đoạn – điều mà nhiều phương pháp truyền thống không thể làm được.
Qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn về sức khỏe thai nhi, giúp mẹ đưa ra những quyết định sáng suốt và có phương án chăm sóc, điều trị phù hợp nếu cần thiết.
Không xâm lấn, an toàn tuyệt đối
Đây là điểm cộng lớn khiến nhiều mẹ bầu còn phân vân có nên làm NIPT không đã đưa ra quyết định. NIPT chỉ cần lấy 10ml máu tĩnh mạch của mẹ, không can thiệp vào tử cung nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới thai nhi hay làm tăng nguy cơ sảy thai như chọc ối.
Bên cạnh đó, mẹ không cần nhịn ăn hay chuẩn bị gì đặc biệt, quy trình diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng.
Giảm nhu cầu làm các xét nghiệm xâm lấn
Nhờ độ chính xác cao, xét nghiệm NIPT còn giúp giảm thiểu nhu cầu sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối, những phương pháp tiềm ẩn nguy cơ và gây lo lắng cho mẹ bầu.
2. Những ai nên làm xét nghiệm NIPT?
Trên thực tế, xét nghiệm này phù hợp với tất cả mẹ bầu, đặc biệt là những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao. Dưới đây là những trường hợp được khuyến khích nên thực hiện NIPT sớm:
- Mẹ mang thai trên 35 tuổi.
- Có tiền sử sảy thai, thai lưu, sinh con dị tật.
- Kết quả Double test, Triple test hoặc siêu âm có dấu hiệu bất thường.
- Gia đình có người mắc bệnh di truyền liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể.
- Mẹ làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc hóa chất hoặc khói thuốc lá thường xuyên.
Ngay cả khi không thuộc nhóm trên, nếu mẹ có điều kiện tài chính và muốn an tâm hơn thì có nên làm NIPT không – câu trả lời vẫn là có.
3. NIPT có ảnh hưởng gì tới mẹ và bé không?
Một lý do khiến nhiều mẹ băn khoăn có nên làm NIPT không là lo sợ xét nghiệm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Thực tế, xét nghiệm NIPT hoàn toàn an toàn vì:
- Không xâm lấn, chỉ lấy máu mẹ nên không gây đau, không ảnh hưởng đến thai.
- Không cần nhịn ăn, có thể lấy máu bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Thai từ 9 tuần tuổi trở lên là đã có thể thực hiện.
Ngoài ra, quy trình làm xét nghiệm rất đơn giản, chỉ gồm 4 bước:
- Bác sĩ tư vấn trước khi xét nghiệm.
- Lấy 10ml máu từ tĩnh mạch mẹ bầu.
- Phân tích DNA thai nhi trong máu mẹ.
- Nhận kết quả và được tư vấn cụ thể.
4. Bao lâu thì có kết quả xét nghiệm NIPT?
Một thắc mắc khác thường gặp khi mẹ cân nhắc có nên làm NIPT không, đó là thời gian trả kết quả. Tin vui là kết quả xét nghiệm thường có sau 5–7 ngày làm việc, tùy cơ sở thực hiện.
Nhiều phòng khám uy tín còn có hỗ trợ tư vấn kết quả trực tuyến, giúp mẹ tiết kiệm thời gian di chuyển.
5. Nên làm NIPT ở đâu để đảm bảo an toàn?
Do yêu cầu kỹ thuật cao, xét nghiệm NIPT cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên môn vững vàng. Tránh lựa chọn các dịch vụ giá rẻ, thiếu minh bạch để đảm bảo độ chính xác và an toàn.
Khi lựa chọn địa điểm xét nghiệm, mẹ nên lưu ý:
- Cơ sở có giấy phép rõ ràng, thông tin minh bạch.
- Có chính sách hỗ trợ tư vấn trước – trong – sau khi xét nghiệm.
- Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sản khoa.
Kết luận
Vậy có nên làm NIPT không? Câu trả lời là nên, đặc biệt với các mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao. Đây là phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi hiện đại, chính xác, không xâm lấn và hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và bé. Thực hiện NIPT đúng thời điểm sẽ giúp mẹ yên tâm hơn trong hành trình mang thai, từ đó có thể chủ động chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh.
Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!