🔥 Bài đăng hot nhất

Có bầu có được làm lễ gia tiên không?

Có bầu có được làm lễ gia tiên không? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi ngày nay, chuyện mang thai trước ngày cưới đã không còn là chuyện hiếm gặp. Tuy nhiên, với những trường hợp lỡ mang thai trước thường tỏ ra lo lắng vì sợ sẽ không được cưới hỏi theo nghi lễ. Vì trên thực tế, cho đến nay vẫn có một số địa phương lưu giữ những tập tục rước dâu dành riêng cho những cô dâu lỡ mang thai trước. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời chị em hãy cùng tham khảo phần nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Có bầu có được làm lễ gia tiên không?

Trong các lễ cưới lễ gia tiên luôn là một nghi thức thiêng liêng không thể thiếu vì nó được xem như một nét đẹp trong văn hóa Việt. Và cũng được xem là một nghi lễ quan trọng để đưa con cháu về nhà chồng cũng như đón nàng dâu mới về nhà trước sự chứng kiến của hai bên gia đình.

Vậy có bầu trước có được làm lễ gia tiên không? câu trả lời là . Trên thực tế việc có bầu trước khi cưới không làm ảnh hưởng đến việc cô dâu làm lễ gia tiên. Theo đó, khi tiến hành lễ gia tiên, dẫn đầu đoàn nhà trai là trưởng tộc hay một vị cao niên. Khi đi đến gần tới nhà gái, nhà trai sẽ dừng lại. Lúc này, một số người lớn tuổi trong họ nhà trai sẽ cùng với rể phụ bưng khay trầu rượu đi vào nhà gái để trình rượu và báo giờ làm lễ rước dâu.

Còn bên nhà gái lúc này sẽ đi ra đón nhà trai và mời họ nhà trai vào nhà. Thứ tự đứng tính từ trong bàn thờ ra thì đầu tiên chủ hôn, cha mẹ rồi mới đến vai vế khác như bác, chú,… Khi đó, bố cô dâu chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn trước tổ tiên. Thường thì các bài khấn này thường được các gia đình xin tại chùa. Cô dâu chú rể sẽ làm theo hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện.

Trong quá trình tiến hành làm lễ gia tiên, hai bên gia đình cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, cũng như hướng dẫn cô dâu và chú rể các bước trong nghi lễ để mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ và trang trọng nhất.

Khi thực hiện lễ gia tiên thì theo phong tục của người Việt thì việc bái lạy được quy định như sau: Với những người đã mất thì phải lạy bốn lạy và người sống thì hai lạy. Tư thế lạy phải cung kính, đầu phải cúi thật sát đất, động tác đều đặn, lạy xong cô dâu chú rể đứng thẳng người nghiêm trang trước bàn thờ rồi bái.

Sau khi nhà gái đã nhận đủ lễ từ nhà trai, sẽ mang lên đặt lên trước bàn thờ gia tiên. Trong đó, tráp trầu cau được đặt chính giữa, vì đây là tráp sẽ được được mở đầu tiên để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Theo thứ tự “nam tả nữ hữu”, các đại diện bên nhà gái đứng bên phải còn nhà trai đứng bên trái bàn thờ. Khi đó, người đại diện nhà trai sẽ mở đầu bằng việc nói về ý nghĩa khi đem lễ vật tới xin cưới dâu.

Sau khi nhà trai nói xong, đáp lại lời của nhà trai cha cô dâu sẽ chấp nhận lễ rồi nhà trai sẽ xin phép mở nắp tráp rồi trình lễ vật. Tiếp đến, cô dâu sẽ được cha hoặc mẹ dắt từ trong phòng ra để chào họ hàng hai bên và chuẩn bị tiến hành làm nghi lễ gia tiên.

Khi thực hiện xong các nghi lễ gia tiên bên nhà gái. Về nhà trai mẹ chồng sẽ ra đón con dâu. Khi đó, nghi lễ đầu tiên đó là cô dâu vào thực hiện lễ gia tiên ở nhà chồng rồi chào họ hàng bên nhà chồng.

Có bầu trước khi cưới có xui không?

Theo quan niệm từ ngày xưa thì việc cô dâu có bầu trước khi cưới thì sẽ khiến cho gia đình bên chồng làm ăn thất bại, gặp điều xui xẻo. Nên để xua đuổi xui xẻo và tránh những điều không may mắn đến với gia đình nhà chồng thì cô dâu phải đi qua cửa sau, hoặc bước qua chậu lửa, đòn gánh, đi qua hàng rào chứ không được đi vào bằng cổng chính.

Ngày nay, mặc dù xã hội đã phát triển và mọi người cũng đã dần hiểu chuyện hơn. Thế nhưng những tập tục này vẫn còn len lỏi trong tiềm thức của các bậc phụ huynh. Nhưng nếu đã lỡ mang thai trước rồi thì cũng không nên quá lo lắng, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con đó. Lúc này, hãy tự tin đối mặt với thực tế. Và cả 2 chấp nhận chịu trách nhiệm với hành động của mình sẽ đáng được khen ngợi hơn là các bạn vì sợ dị nghị mà phá bỏ thai.

Và quan trọng là nhận được sự yêu thương, quan tâm và lo lắng từ người chồng, cũng như 2 bên gia đình. Nhưng các bạn cũng nên chủ động nói với gia đình và thuyết phục phụ huynh để có thể nhanh chóng tổ chức cưới sao cho thuận lòng đôi bên nhất. Chú rể nên thuyết phục cha mẹ của mình nên bớt những quan niệm xưa cũ đi. Còn cô dâu thì cũng nên thông cảm và không nên đòi hỏi quá về các thủ tục hay lễ vật… Thay vào đó, hãy suy nghĩ đến một mái ấm gia đình sau khi cưới, vì dù sao lễ cưới cũng chỉ là một hình thức. Sống với nhau mới là thực tại.

Có bầu trước lễ cưới diễn ra như thế nào?

Lễ cưới (hay hôn lễ) là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận, chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi. Lễ cưới thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn. Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể,…

Thường thì một đám cưới bình thường, dù có giảm bớt các nghi lễ đến đâu vẫn phải có lễ dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới. Nhưng trong trường hợp có bầu trước khi cưới thường sẽ bỏ qua lễ dạm ngõ, thậm chí có những đám chỉ có lễ cưới. Vì thời gian diễn ra các nghi lễ càng kéo dài thì bụng cô dâu càng to, sẽ càng bất tiện. Thêm nữa việc cô dâu có bầu trước cũng không phải là việc gì đáng tự hào nên hai gia đình cũng không muốn tổ chức một đám cưới quá rình rang.

Lễ lên đèn là nghi thức truyền thống không thể thiếu trong đám cưới của miền Nam, nhưng nếu cô dâu có bầu trước có thể sẽ bị cắt nghi lễ này.

Một số điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày cưới cần lưu ý

Bên cạnh việc thắc mắc có bầu trước được làm lễ gia tiên không? thì những điều kiêng kỵ trong ngày cưới cũng được rất nhiều bạn quan tâm. Vì theo quan niệm của người xưa, hôn nhân về sau có vững bền, hạnh phúc và suôn sẻ hay không mọi điều đều nhờ vào ở việc cưới xin có “đàng hoàng” hay không. Thế nên, bên cạnh những lễ nghi thì trong ngày cưới, người ta luôn kiêng kị một số điều sau đây:

  • Không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên quá sơ sài
  • Không cưới vào năm kim lâu và tháng, ngày, giờ xấu
  • Những người đã mất vợ hoặc chồng, hôn nhân không hạnh phúc,… không nên đi đón dâu.
  • Kỵ cưới khi nhà đang có tang hoặc mời cưới trước khi ăn hỏi
  • Mẹ đẻ không nên đưa con về nhà chồng
  • Cô dâu không nên xuất hiện trước khi chú rể vào đón
  • Kiêng việc cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ khi rước dâu
  • Nên rải kim và tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề có bầu trước có được làm lễ gia tiên không? hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho các bạn có thêm được những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

4
2.5k
5 Bình luận

Ở quê mình vẫn làm lễ gia tiên nhưng không thắp hương vai tổ tiên

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Ở quê mình vẫn làm lễ gia tiên nhưng không thắp hương vái tổ tiên

1 tuần trước
Thích
Trả lời
@Nhã Thy

quê mình còn không cho rước cửa chính mà phải đi cửa hông

1 tuần trước
Thích
Trả lời

mình thấy em gái mình vẫn làm bình thường luôn ạ

1 tuần trước
Thích
Trả lời

do tùy quan niệm vùng miền với gia đình nè

1 tuần trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!