🔥 Bài đăng hot nhất

Bé sốt liên tục uống thuốc không hạ nguy hiểm không? Nguyên nhân gây sốt kéo dài ở trẻ

Bé sốt liên tục uống thuốc không hạ là một trong những tình huống khiến các bậc cha mẹ hết sức lo sợ cũng như chưa biết cách xử trí như thế nào. Vậy nên làm gì khi trẻ bị sốt liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt? Nếu như bạn đang quan tâm tới vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.


Bé sốt liên tục uống thuốc không hạ có nguy hiểm không?

Sốt là một phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể để chống lại những tác hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như virus, vi khuẩn. Đồng thời sốt chính là phản ứng giúp báo hiệu cho bạn biết cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe. Nên suy cho cùng, sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể.

Tuy nhiên, trẻ bị sốt cao liên tục, đặc biệt khi đã sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách mà sốt vẫn không giảm chứng tỏ tình trạng bệnh của trẻ đã trở nên nghiêm trọng. Nếu như bệnh của trẻ không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể gây nên tình trạng co giật hết sức nguy hiểm. Nếu trẻ bị sốt kéo dài hay sốt kéo dài liên tục sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi do mất nước, rối loạn điện giải và có thể gây co giật.


Những nguyên nhân gây sốt kéo dài liên tục ở trẻ

Nếu bé sốt liên tục uống thuốc không hạ, có thể do một trong những nguyên nhân sau đây:

Sốt do virus

Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng sốt kéo dài liên tục ở trẻ em. Bệnh thường khỏi sau 5 - 7 ngày. Có rất nhiều loại virus gây bệnh cho trẻ như:

  • Sốt xuất huyết: Biểu hiện bệnh là sốt cao đột ngột, sốt kéo dài liên tục từ 2 - 7 ngày, sau đó xuất hiện những đốm, mảng xuất huyết trên da, nếu nặng hơn có thể gây chảy máu chân răng, chảy máu mũi, thậm chí là xuất huyết nội tạng.
  • Sốt do virus cúm: Biểu hiện đầu tiên là trẻ bị nghẹt mũi, sau đó chảy nước mũi, ho khan và kèm theo sốt. Trường hợp nhẹ sốt từ 37,5 - 38 độ C, trường hợp bội nhiễm sốt cao hơn, trẻ quấy khóc, bỏ bú, chán ăn.
  • Sốt do virus sởi: Trẻ sốt liên tục kéo dài, ho nhiều, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 trở đi xuất hiện ban ở mặt rồi lan ra chân tay.
  • Sốt do virus Rubella: Biểu hiện là trẻ sốt nhẹ nhưng sốt kéo dài, sau đó phát ban, viêm long đường hô hấp, nổi hạch ở cổ, sau tai, vùng chẩm.
  • Sốt do mắc tay chân miệng: Khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sốt kéo dài liên tục, đồng thời xuất hiện nhiều mụn nước ở gan bàn tay, bàn chân, miệng khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc nhiều.

Sốt do vi khuẩn

Sốt do vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ:

  • Sốt do viêm họng: Bệnh thường khởi phát đột ngột, sốt kéo dài, sốt cao 39 - 40 độ C kèm theo đau họng, nuốt đau, khàn tiếng. Sốt kèm theo những triệu chứng khác như: Chảy nước mũi, ho khan, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, sưng đau hạch góc hàm… Với trẻ còn đang bú mẹ, viêm họng khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú. Với trẻ lớn xuất hiện tình trạng chán ăn khiến cha mẹ dễ hiểu nhầm rằng trẻ đang chỉ khó chịu do mọc răng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi cũng gây nên sốt kéo dài ở trẻ, kèm theo đó là khó thở, ho có đờm vàng hay xanh, đôi khi ho ra máu.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Viêm thận bể thận, viêm cầu thận, viêm bàng quang… khiến trẻ sốt cao kéo dài kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, phù, đau thắt lưng.
  • Nhiễm khuẩn não - màng não: Trẻ sốt kéo dài liên tục kèm theo đau đầu, nôn vọt, rối loạn tiêu hóa. Với trẻ nhỏ, sốt cao thường kèm theo thóp phồng, cổ cứng, trẻ không cúi được, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Nhiễm trùng huyết: Trẻ sốt kéo dài liên tục, không ăn uống được, nôn, mạch nhanh, khó thở, có thể có phát ban…


Xử trí thế nào khi trẻ bị sốt?

Dưới đây là những điều bố mẹ cần thực hiện khi bé nhà mình gặp tình trạng sốt kéo dài, sốt liên tục uống thuốc không hạ:

  • Cho trẻ nằm ở nơi thông thoáng, yên tĩnh.
  • Kẹp nhiệt độ cho trẻ (dưới nách hoặc hậu môn). Nhiệt kế phải được giữ tối thiểu 3 phút.
  • Nếu thân nhiệt trẻ không quá 38 độ C: Cởi bớt quần áo cho trẻ, không đắp kín chăn, chỉ mặc quần áo mỏng thoáng khí, theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên.
  • Nếu thân nhiệt trẻ 38 - 38,5 độ C: Bên cạnh những việc làm bên trên, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp vật lý như: Chườm ấm, lau người cho trẻ. Dùng khăn bông mềm, sạch nhúng vào chậu nước, vắt cho ráo rồi lau cho trẻ lại các vị trí như nách, bẹn, cổ tới khi thân nhiệt giảm khoảng 37,5 độ C.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ trên 38,5 độ C: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều dựa vào cân nặng của trẻ và khoảng cách giữa các lần uống tối thiểu là 4 - 6 giờ đối với paracetamol và 6 giờ đối với ibuprofen.
  • Đối với trẻ nhỏ không uống được có thể cho trẻ sử dụng thuốc đặt hậu môn.
  • Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị bệnh triệt để.

Bố mẹ cần lưu ý các trường hợp sau đây cần đưa trẻ tới các cơ sở ý tế sớm: Sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt kéo dài liên tục uống thuốc không hạ, sốt quá cao trên 40 độ C (vừa hạ sốt vừa đưa đi viện ngay), sốt dùng thuốc bị dị ứng, sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác như li bì, hôn mê, nôn, không ăn uống được, li bì khó đánh thức, co giật, khó thở, thở nhanh, tiêu chảy, phân nhầy máu…


Đặc biệt, tuyệt đối không dùng thuốc khi trẻ có biểu hiện dị ứng, không dùng thuốc với những trẻ có tiền sử mắc bệnh gan. Các trường hợp này không được tự ý dùng thuốc tại nhà. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được xử trí và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên môn.


4
4.2k
5 Bình luận

Cho bé uống cách liều 6h nè

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Con mình sốt cao liên tục 3 ngày rồi hạ, khoảng thời gian đó thực sự lòng như lửa đốt

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Thấy con sốt k hạ các mẹ nên bình tĩnh lau người cho con, rồi xem xét tình hình để có thể dùng ibu nha

3 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@Hoang Bui

nếu k xử lý đc thì cứ đưa con đi khám liền

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Sốt k hạ mình cho đi viện luôn á

3 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!