của bé
Ung thư buồng trứng được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì sự xuất hiện lặng lẽ, âm thầm, từ từ tàn phá sức khỏe người phụ nữ. Nguy hiểm hơn, các dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh về đường tiêu hóa.
Vì thế, hầu hết các bệnh nhân khi phát hiện được thì bệnh đã ở những giai đoạn cuối, rất khó điều trị. Nên khi có một trong các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến bệnh viện để tầm soát ung thư buồng trứng ngay.
Đau vùng xương chậu và bụng, dấu hiệu ung thư buồng trứng dễ thấy nhất
Bạn mắc phải những cơn đau nhói, kéo dài dai dẳng ở vùng xương chậu hay vùng bụng, nhất là khi không ở chu kỳ kinh nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất cảnh báo nguy cơ mắc ung thư buồng trứng rất cao.

Những cơn đau bụng là một trong những phổ biến của bệnh ung thư buồng trứng
Các tế bào ung thư phát triển, tác động lên các bộ phận, cơ quan xung quanh là lý do gây nên các cơn đau này.
Đầy hơi, khó tiêu
Khi bị đầy hơi, khó tiêu thường xuyên trong thời gian dài ngay cả khi không ăn gì, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu căn bệnh nguy hiểm này. Nó thường xuất hiện khi khối u lớn dần, chèn ép vùng bụng.
Kéo theo đó là cảm giác chán ăn, nhanh no do tế bào ung thư buồng trứng phá hủy các hóc-môn kiểm soát trao đổi ở chất hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nếu bị táo bón thường xuyên, có thể khối u đã di căn đến ruột kết.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sút cân nhanh
Khi bị sút cân nhanh, quá nhiều mà không phải do ăn kiêng, luyện tập thể thao, stress, rất có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu.
Vậy nên, bạn không được chủ quan khi bị sút vài cân trong vòng 1 tháng. Lúc này, cần đi khám ngay, mô tả chi tiết thời gian bắt đầu sút ký, số ký bị giảm để bác sỹ có thể chuẩn đoán chính xác nhất.

Ung thư buồng trứng còn khiến cơ thể người phụ nữ mệt mỏi, suy nhược
Ngoài ra, ở giai đoạn tiến triển, ung thư buồng trứng sẽ khiến sức khỏe người phụ nữ giảm sút, thường xuyên mệt mỏi cùng cực. Khi bạn không làm việc quá sức mà gặp phải tình trạng trên thì cần đến các cơ sở Y tế để kiểm tra ngay.
Chảy máu âm đạo bất thường
Dù là vì nguyên nhân gì thì việc chảy máu âm đạo (xuất huyết giữa chu kỳ) cũng là dấu hiệu nguy hiểm mà chị em không thể bỏ qua. Nó cảnh báo cơ quan sinh dục đang gặp vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả căn bệnh ung thư buồng trứng.
Vậy nên khi gặp tình trạng trên, kèm theo các cơn đau, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần đi khám ngay lập tức.
Bị đau khi quan hệ tình dục
Dấu hiệu nguy hiểm tiếp theo mà bạn cần phải để ý đó là bị đau khi quan hệ tình dục. Những cơn đau này thường xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải khung xương chậu, trong giai đoạn tế bào ung thư phát triển.
Thường xuyên đi tiểu
Nếu thường xuyên đi tiều nhiều hơn 2 – 4 lần trong một tiếng, không kiềm chế được cơn buồn tiểu. Thì bạn hãy nghĩ ngay đến khả năng khối u buồng trứng đang lớn dần, ảnh hưởng đến bàng quang.

Đi tiểu thường xuyên cho thấy bạn có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng
Những nguyên nhân ung thư buồng trứng cần chú ý
Ngoài các dấu hiệu trên, sau khi sinh, chị em phụ nữ cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ khi thuộc trong các trường hợp dưới đây. Chúng chính là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng thường gặp nhất:
Gia đình có người bị ung thư buồng trứng
Căn bệnh này được các nhà khoa học chứng minh là có tính di truyền. Vậy nên nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bạn rất cao.

Bí kíp giảm nhanh chứng đau đầu sau sinh tại nhà Đau đầu sau sinh là chứng bệnh thường gặp ở hầu hết các bà mẹ trải qua giai đoạn sinh nở. Tùy vào từng người mà mức độ đau nặng nhẹ khác nhau, nhưng nó đều ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ.
Phụ nữ lớn tuổi
Các thống kê cho thấy, phụ nữ có độ tuổi từ 55 – 64 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng cao nhất. Và 50% số ca bệnh này xảy ra ở phụ nữ trên 63 tuổi.
Người bị béo phì
Tỉ lệ phụ nữ béo phì bị ung thư buồng trứng tử vong cao hơn rất nhiều so với người có cân năng thấp. Họ cũng chính là đối tượng có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn.
Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh là điều rất quan trọng để điều trị hiệu quả, dứt điểm. Đồng thời, nó giúp hạn chế tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất. Nếu được can thiệp y tế ở giai đoạn đầu của bệnh thì tỷ lệ sống trên 5 năm đạt đến 90 – 98%.
Chính vì thế, chị em phụ nữ cần cẩn trọng và chú ý đến những sự thay đổi nhỏ trên cơ thể. Khi thấy có một vài dấu hiệu ung thư buồng trứng kể trên xuất hiện cùng lúc, mẹ phải đi khám ngay, làm các xét nghiệm cần thiết để ngăn chặn căn bệnh kịp thời.
-
Chuẩn bị tài chính đối phó ung thư và bệnh hiểm nghèoViệt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao trên thế giới, chưa kể bệnh hiểm nghèo… Thế nhưng, người Việt vẫn chưa quan tâm và có kế hoạch tài chính ứng phó với những rủi ro...
-
Có thể mang thai sau khi điều trị ung thư?Thông thường, sau quá trình điều trị ung thư, khả năng sinh sản của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, nếu muốn tiếp tục "thiên chức" của mình, bạn cần trang bị cho mình một số kiến...
-
Giảm khó chịu khi mang thai không cần dùng thuốcBạn làm gì để đối phó với những “hiệu ứng đi kèm” không mấy dễ chịu của thai kỳ? Đúng là các bác sĩ có thể giúp bạn với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng trước khi tìm đến bệnh viện hoặc phòng...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như người lớn. Vì thế, khi bé ăn dặm, bố mẹ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ, trong đó có nước mắm cho trẻ ăn dặm.
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!