Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 19/03/2024

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai và cách phòng tránh

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai và cách phòng tránh
Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai lâu dài được nhiều mẹ sau sinh lựa chọn. Dụng cụ này là một thanh nhựa dẻo nhỏ bằng que diêm được cấy ở mặt trong cánh tay không thuận để giải phóng hormone progesterone từ từ giúp tránh thai.

Mặc dù, phương pháp tránh thai này được đa số các chị em phụ nữ sau sinh lựa chọn, nhưng trong quá trình cấy ghép có thể không tránh khỏi các tác dụng phụ của cấy que tránh thai.

Que cấy tránh thai là gì? Hoạt động như thế nào?

Que cấy tránh thai có chứa hormone progesterone. Khi cấy que vào bắp cánh tay, que cấy tránh thai sẽ giải phóng hormone progesterone gây ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung, làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại và ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay trái hoặc phải (tùy theo tay không thuận của bạn). Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng giống như cảm giác đưa một cây tăm vào dưới da của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai thường gặp

Khi bạn cấy que tránh thai, bạn có thể gặp phải một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai dưới đây.

Có vết sẹo nhỏ nơi cấy que là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai
Có vết sẹo nhỏ nơi cấy que là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai

1. Bầm tím hoặc đau cánh tay cấy que

Một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai dễ nhận biết nhất chính là nơi cấy que bị bầm tím hoặc đau nhức. Bạn cũng có thể xuất hiện cảm giác ngứa ở chỗ cấy que trong vài ngày nhưng không nên gãi hoặc chà xát vùng da ở vị trí đó quá mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy một vết sẹo nhỏ sau khi thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào ở vị trí này thì nên đi khám sức khỏe ngay nhé.

2. Rối loạn kinh nguyệt

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai sau khi sinh. Sau khi cấy que, hầu như các chị em phụ nữ sẽ nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt ít hơn trước hoặc bị tắc kinh.

Thậm chí, chu kỳ kinh nguyệt của bạn ảnh hưởng có thể dẫn đến các vấn đề sau:

Những thay đổi này có thể ổn định sau một vài tháng. Tuy nhiên, nếu bạn bị rong kinh nhiều hoặc có các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sức khỏe ngay nhé.

Ngoài tìm hiểu những tác dụng phụ của cấy que tránh thai; bạn có thể tìm hiểu thêm về việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho bú.

3. Có thai ngoài ý muốn

Bạn có thể có thai ngoài ý muốn khi cấy que tránh thai
Bạn có thể có thai ngoài ý muốn khi cấy que tránh thai

Chị em phụ nữ sử dụng que tránh thai trong một năm cũng có thể có thai nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp. Đây cũng chính là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai bạn có thể gặp phải.

Tuy nhiên, trường hợp có thai khi đang cấy que tránh thai dễ dẫn đến nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung. Tốt nhất, trong thời gian chờ que cấy phát huy công dụng (thường là 7 ngày), bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác để không có thai ngoài ý muốn.

4. Một số tác dụng phụ khác của cấy que tránh thai

Ngoài những tác dụng phụ của cấy que tránh thai kể trên; bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác dưới đây:

  • Đau ngực
  • Nhức đầu
  • Tăng cân
  • Chóng mặt
  • Kháng insulin nhẹ
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Đau nhức hoặc khô âm đạo
  • Thay đổi tâm trạng và trầm cảm
  • Đau ở vùng lưng hoặc vùng bụng
  • Nguy cơ cao bị u nang buồng trứng
  • Có thể tương tác với các thuốc điều trị các bệnh khác
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Khi cho con bú cấy que tránh thai có an toàn không?

Sau khi tìm hiểu những tác dụng phụ của cấy que tránh thai; có thể bạn vẫn còn thắc mắc cấy que tránh thai có an toàn không. Đây là một biện pháp tránh thai được cho là an toàn đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Như bạn đã biết, khi cấy que cấy tránh thai, cơ thể sẽ được giải phóng thêm hormone progesterone. Tuy nhiên, hormone này không gây ảnh hưởng đến quá trình cơ thể mẹ sản xuất sữa và an toàn cho cả em bé.

Để yên tâm hơn, trước khi sử dụng que cấy tránh thai, bạn hãy xin sự tư vấn của bác sĩ nhé.

Làm thế nào để giảm gặp tác dụng phụ khi cấy que?

Để giảm tác dụng phụ khi cấy que bạn nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Để giảm tác dụng phụ khi cấy que, bạn nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Để giảm những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai; bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Sau khi cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi sự phản ứng của cơ thể. Bạn nên lưu ý làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
  • Ăn uống khoa học: Những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, bạn nên ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  • Vận động thể chất: Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn và trao đổi chất tốt hơn. Do đó, bạn nên tập luyện thể dục để giúp cơ thể nhanh hồi phục sau những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Hôi nách sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Lưu ý sau khi cấy que tránh thai để an toàn cho sức khỏe

Cấy que có thể gây ra những ra tác dụng phụ. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau khi cấy que để an toàn cho sức khỏe

  • Xuất huyết âm đạo: Bạn có thể chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm hướng xử lý.
  • Một số đối tượng không nên cấy que tránh thai: Bạn không nên cấy que tránh thai nếu có tiền sử ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng, bệnh huyết khối.
  • Cần làm xét nghiệm để biết bản thân không mang thai: Trước khi cấy que tránh thai, bạn cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn mình không mang thai.
  • Có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc: Cấy que tránh thai có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai như thuốc điều trị HIV, lao, động kinh, một số thuốc kháng sinh như rifambutin hoặc rifampicin.

Những tác dụng phụ của cấy que tránh thai bao gồm cấy que tránh thai bị rong kinh, bầm tím ở vị trí cấy que, có thai ngoài ý muốn, đau đầu, khô âm đạo,… Việc gặp phải những tác dụng phụ trên là do thay đổi hormone của cơ thể trong quá trình cấy que. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc tác dụng phụ kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn thì nên đi khám sức khoẻ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Contraceptive implant
https://www.healthdirect.gov.au/contraceptive-implant
Truy cập ngày 20/02/2024

2. Contraception – implants
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/contraception-implants#side-effects-of-the-contraceptive-implant
Truy cập ngày 20/02/2024

3. Contraceptive implant
https://www.nhs.uk/conditions/contraception/contraceptive-implant
Truy cập ngày 20/02/2024

4. Contraceptive implant
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/contraceptive-implant/about/pac-20393619
Truy cập ngày 20/02/2024

5. Birth Control Implant
https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/birth-control-implant-nexplanon
Truy cập ngày 20/02/2024

6. Đôi điều cơ bản về que cấy tránh thai
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/ke-hoach-gia-dinh/bien-phap-tranh-thai/doi-dieu-co-ban-ve-que-cay-tranh-thai/
Truy cập ngày 20/02/2024

x