Làm sao để hết chua miệng khi mang thai? Nguyên nhân vì sao?
Một số mẹ bầu thường cảm thấy vị chua chua trong miệng khi đang mang thai. Vậy nguyên nhân là do đâu? Và làm sao để hết chua miệng khi mang thai? Dưới đây là câu trả lời.
1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chua miệng khi mang thai
Do nồng độ hormone thay đổi
Sự thay đổi hormone thai kỳ có thể khiến mẹ bầu ghét một món ăn từng thích hoặc thích những món ăn từng ghét. Đôi khi nó có thể gây ra vị chua hoặc vị kim loại trong miệng, ngay cả khi mẹ bầu không ăn bất cứ món gì.
Do axit trong dạ dày
Trong khi mang thai, hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng cao. Tình trạng này khiến cơ vòng dưới thực quản giãn ra, dễ dẫn đến tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản và gây cảm giác chua ở miệng.
Do thói quen ăn uống
Một số loại thực phẩm mà mẹ đã ăn cũng có thể gây nên chua miệng, chẳng hạn thực phẩm chứa axit như trái cây họ cam quýt, dưa chua, đồ uống có gas… hay kể cả các món ăn cay nóng, chiên xào và dầu mỡ.
Việc thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây ra chứng loạn vị giác, vì kẽm tham gia vào quá trình phát triển và duy trì vị giác. Do đó khi thiếu kẽm thì mẹ có thể trải qua những thay đổi về vị giác, bao gồm cảm giác chua trong miệng.
Do nhiễm khuẩn
Ngoài những thay đổi do mang thai, một số mẹ bầu bị chua miệng còn là do nhiễm khuẩn vì các tình trạng bệnh lý như viêm mũi, viêm họng… Các bệnh lý này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và sản sinh các chất có vị chua trong khoang miệng.
Do vệ sinh răng miệng kém
Trước khi tìm hiểu làm sao để hết chua miệng khi mang thai, mẹ nên hiểu rằng việc vệ sinh răng miệng kém, để thức ăn thừa bám trên răng cũng là một trong những nguyên nhân. Lý do là vì thức ăn thừa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sản sinh axit, từ đó gây ra cảm giác chua miệng ở các mẹ bầu.
2. Làm sao để hết chua miệng khi mang thai?
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì ăn 3 bữa/ngày, mẹ bầu có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ để tránh dạ dày bị quá đầy hoặc trống rỗng và gây ra chua miệng.
- Tránh thực phẩm gây kích thích. Một số loại thực phẩm chua, cay, dầu mỡ, nước uống có ga… có thể làm trầm trọng hơn cảm giác chua miệng bởi chúng có chứa axit. Vì thế mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các món này, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất.
- Ăn thức ăn dễ tiêu. Mẹ nên tiêu thụ các thực phẩm ít axit và giúp hỗ trợ tiêu hóa như: gạo, bánh mì, khoai tây, gừng, hoa quả, rau xanh… giúp trung hòa axit và làm dịu dạ dày.
Uống nước đúng cách
Điều quan trọng để làm sao để hết chua miệng khi mang thai là mẹ phải uống nhiều nước lọc. Bởi việc làm này giúp khoang miệng giữ được độ ẩm và giảm đi đáng kể cảm giác chua.
Bên cạnh nước lọc, mẹ cũng có thể kết hợp uống nước dừa, trà gừng hay trà bạc hà. Những loại nước này đều có tính dễ tiêu, làm dịu dạ dày và có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn hoặc chua miệng.
Chăm sóc răng miệng
Việc đánh răng và súc miệng đều đặn cũng sẽ loại bỏ vi khuẩn cũng như thức ăn thừa trong khoang miệng, từ đó giảm cảm giác khó chịu và không gây ảnh hưởng đến vị giác. Thêm vào đó, một số loại kem đánh răng có thể có vị nồng hoặc chứa các thành phần làm tăng cảm giác khó chịu trong miệng, vì thế mẹ hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhé.
Giảm stress và thư giãn
Căng thẳng và lo âu trong suốt thai kỳ cũng có thể khiến khẩu vị của mẹ kém đi, đồng thời có cảm giác chua chua trong miệng. Làm sao để hết chua miệng khi mang thai? Mẹ hãy cố gắng để bản thân thư giãn bằng cách tập yoga, thiền, hít thở sâu và cố gắng nghỉ ngơi điều độ.
Làm sao để hết chua miệng khi mang thai? Thử ngậm kẹo
Cũng như uống trà, các loại kẹo có vị chanh, bạc hà, gừng hoặc kẹo cao su đều có thể giúp cải thiện vị giác và làm giảm cảm giác chua miệng. Bởi chúng không chỉ kích thích sản xuất nước bọt mà còn có khả năng át đi mùi vị khó chịu có trong khoang miệng.
Nằm nghiêng về bên trái
Một giải pháp khác cho câu hỏi “Làm sao để hết chua miệng khi mang thai?” chính là nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ. Theo các chuyên gia, nằm nghiêng người bên trái sẽ giảm áp lực lên dạ dày và giảm thiểu triệu chứng ợ nóng, ợ chua so với khi nằm nghiêng bên phải.
3. Mẹ bầu bị chua miệng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Câu trả lời là “Không”, mẹ bầu bị chua miệng không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý tránh để tình trạng chua miệng khiến mẹ thấy chán ăn, gây mất cân bằng dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Vậy là mẹ đã biết được làm sao để hết chua miệng khi mang thai, ngoài ra mẹ cũng nên lưu ý nếu gặp phải các tình trạng dưới đây thì hãy liên hệ với bác sĩ để có cách điều trị phù hợp:
- Mẹ ăn không ngon, sụt cân hoặc nôn ói dai dẳng.
- Chua miệng kéo dài quá 12-14 tuần đầu của thai kỳ
- Xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: buồn nôn, ợ chua, trào ngược dạ dày…
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ bầu biết được cách làm sao để hết chua miệng khi mang thai. Đây là một tình trạng thường thấy, nhưng mẹ hãy lưu ý nếu nó bắt đầu khiến mẹ cảm thấy chán ăn nhé.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
Mỗi sáng ngủ dậy mình uống 1 ly lớn nước lọc cũng thấy đỡ chua miệng nữa đó.
Mẹ bị chua miệng thử dùng bánh quy nhạt nhé.
mình mua kẹo ngậm thử thấy cũng đỡ