🔥 Bài đăng hot nhất

TĂNG ĐỀ KHÁNG

Đầu tiên, chúng ta cần biết những yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của một đứa trẻ gồm rất nhiều yếu tố và phức tạp.

• Dinh dưỡng đầy đủ với bộ 3 vitamin nòng cốt A-C-D và các vi chất khác như kẽm, sắt…

• Thai kỳ khỏe mạnh hay không

• Tình trạng tiêm chủng của trẻ

• Môi trường sống và môi trường nhà trẻ

• Di truyền

• Thứ nhất, dinh dưỡng gần như là chìa khóa quyết định miễn dịch không chỉ trẻ em mà còn người lớn. Hệ miễn dịch ấy cần nguyên liệu để hoạt động thông qua dinh dưỡng hoặc bổ sung trực tiếp. Nhưng hiện nay, khía cạnh dinh dưỡng lại đang ít được quan tâm đúng cách.

Một đứa trẻ suy dinh dưỡng thì thường kèm theo tình trạng miễn dịch cũng suy giảm và đề kháng cũng kém đi, dễ bị bệnh hơn.

• Thứ hai, thai kỳ gần như quyết định 1000 ngày đầu đời của một đứa trẻ. Những đứa trẻ sinh non, có vấn đề nhiễm trùng phải nằm hồi sức…là những đứa nhỏ cần quan tâm toàn diện về miễn dịch vì bé dễ bị nhiễm trùng hơn so với bé khác và khi nhiễm trùng thì thường nặng hơn trẻ bình thường.

• Thứ ba, tiêm chủng là tấm lá chắn miễn dịch đầu đời của một đứa trẻ. Có một số bệnh giết hàng triệu người trong quá khứ nhưng hiện nay hầu như chỉ còn trên sách vở là nhờ vào tiêm chủng. Và 3 năm qua cũng là 1 minh chứng.

Nên một đứa trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để tránh nhiễm những bệnh có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng. Tiêm chủng không có nghĩa là sẽ không bị bệnh, nhưng nếu bệnh thì cũng nhẹ hơn.

• Thứ tư, môi trường sống quyết định rất nhiều đến sức khỏe của một đứa trẻ. Chúng ta cần giữ vệ sinh nơi ở, thông thoáng, đủ ánh sáng…và tránh xa các khu vực ô nhiễm hoặc hạn chế khói bụi (ví dụ nhà ở mặt tiền nên lắp kính chắn bụi, lọc không khí…). Môi trường của nhà trẻ cũng nên quan tâm.

• Cuối cùng, đó là yếu tố di truyền. Có một số trẻ sinh ra trong gia đình dễ bị cảm cúm, dễ bị nhiễm bệnh khi thời tiết chuyển mùa…thì cần lưu ý hơn vấn đề đề kháng.


Những Đứa Trẻ Miễn Dịch Kém thường do:

1. Trẻ sinh non trước 36 tuần, trẻ suy dinh dưỡng bào thai…

2. Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh

3. Trẻ bị suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV, AIDS…)

4. Trẻ bị các bệnh lý như ung thư, ghép tạng, sử dụng corticoids, cyclosporin A… thời gian dài

5. Những trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng…


CẦN LÀM GÌ TĂNG ĐỀ KHÁNG CỦA MỘT ĐỨA NHỎ

(1) Giữ vệ sinh cá nhân tốt - Khi những đứa trẻ đi học, vệ sinh cá nhân tốt là cách duy nhất giữ con trước các mầm bệnh vô hình xung quanh từ bạn bè. Bản thân bố mẹ và bé càng rửa tay thì tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm (tiêu chảy cấp, tay chân miệng…) giảm đáng kể hơn so với những bé không rửa tay.

Một ví dụ khác đó là những đứa trẻ chơi dưới sàn nhà, hoặc đi gặp nhiều người bên ngoài nhưng về chưa tắm rửa đã ôm hôn con, người lớn hay mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính nhưng không điều trị và mặc nhiên thoải mái ôm hôn những đứa nhỏ…

(2) Tiêm chủng đầy đủ

(3) Vận động thể chất ở trẻ con rất quan trọng. Việc vận động ngoài trời đối với trẻ từ 2 tuổi và việc được ra ngoài không gian ngoài trời với trẻ dưới 2 tuổi rất tốt cho trẻ. Đặc biệt, vận động thể lực ngoài trời 15-30 phút mỗi ngày giúp tăng cường đề kháng của trẻ, giảm tỷ lệ viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác….

(4) Xổ giun

(5) Cuối cùng, bổ sung đầy đủ thực phẩm khoa học, đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng.


Đừng Trông Chờ Vào Những Lời QC. Hãy Tự Tạo Cho Con Những Điều Tốt Đẹp Nhất Cho Hệ Miễn Dịch Của Con Bố Mẹ Nha.


bác sĩ sang

TĂNG ĐỀ KHÁNG
2
4.2k
2 Bình luận

Chia sẻ rất hay

6 tháng trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ

7 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!