🔥 Bài đăng hot nhất

Làm sao để bé hết khò khè khi ngủ?

Thời tiết thay đổi, mưa nắng đan xen là môi trường dễ gây ra bệnh viêm họng, viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Nếu bé có biểu hiện thở khò khè khi ngủ phải làm sao? Làm sao để bé hết khò khè khi ngủ?

Dưới đây là lời khuyên bổ ích dành cho phụ huynh chăm sóc con em mình, giúp bé yêu chống lại các cơn khò khè, ngon giấc hơn.

  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
  • Điều chỉnh tư thế ngủ hợp lý
  • Giữ ấm cơ thể
  • Cho bé uống chút nước
  • Sử dụng dầu gió cho trẻ em

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ:

Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé, tránh để đờm ứ đọng trong khoang mũi và khiến bé khó thở. Cách vệ sinh mũi cho bé như sau:

Mẹ cho bé nằm nghiêng hoặc nghiêng nhẹ đầu của bé sang bên rồi nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé.

Sau đó lại nghiêng nhẹ đầu bé sang bên ngược lại rồi nhỏ vào bên mũi còn lại cũng 2-3 giọt nước muối sinh lý như trên.

Các mẹ cần chú ý không nhỏ nước muối quá quá nhiều. Sau khi nhỏ mũi xong, mẹ dùng dụng cụ hút dịch nhầy ở mũi bé hoặc dùng tăm bông thấm lượng nước muối còn ứ đọng trong mũi nhé. Cách này vừa giúp mũi bé trở nên thông thoáng dễ thở lại vừa phòng ngừa các bệnh đường hô hấp khác tốt hơn.

Điều chỉnh tư thế ngủ: Mẹ xem thử tư thế ngủ của bé xem có phải đang nằm nghiêng hay nằm sấp chén ép khí quản hay khoang mũi hay không. Nếu bé bị thở khò khè là do nguyên nhân này thì mẹ chỉ cần điều chỉnh tư thế thích hợp cho bé là được.

Giữ ấm cho bé: Việc giữ ấm cho bé rất quan trọng vì điều này giúp bé tránh gió lạnh, phòng ngừa chứng sổ mũi hay bệnh ho.

Cho bé uống chút nước: Uống nước sẽ giúp thanh sạch cổ họng bé và giảm ho, khó thở. Mẹ có thể pha chút nước chanh tươi với nước ấm cho bé uống để làm sạch dịch đờm trong họng nhé.

Sử dụng dầu gió trẻ em: Một phương pháp dân gian được các bà mẹ công nhận khá hiệu quả đó là thoa chút dầu chuyên dùng cho trẻ em vào gan bàn chân của bé vào các buổi tối. Tác dụng của dầu gió sẽ giúp bé dễ thở và dễ ngủ ngon.

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh thở khò khè đi thăm khám bác sĩ?

Trong quá trình theo dõi và chăm sóc trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ, nếu tình trạng của bé không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Đặc biệt là trẻ gặp các trường hợp sau đây:

  • Ngay lần đầu xuất hiện tình trạng bé sơ sinh bị sốt kèm theo thở khò khè, khó thở, da tím tái.
  • Trẻ cảm thấy khó thở, lồng ngực co rút mỗi khi hít thở.
  • Trẻ có tiền sử mắc hen suyễn, đột nhiên khó thở, thở khò khè.
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu khó thở hoặc thở dốc.
  • Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ kéo dài từ 3-4 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây bố mẹ đã biết Làm sao để bé hết khò khè khi ngủ.

4
4.2k
5 Bình luận

Trời lạnh nhớ giữ ẩm cho các con

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Rất hay, cảm ơn mom chia sẻ

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Mùa này mình vẫn hay cho con uống nước cam ấm, cho con có nhiều vitC

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Chỉ nên nhỏ 2-3 giọt thôi hả b, mình hay nhỏ nhiều

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ hay quá mom ơi

4 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!