Chân tay miệng

Bé nhà e 9 tháng, ngày 23.6 bác sĩ kết luận về uống tăng đề kháng vệ sinh bôi thuốc xanh. Lúc đi khám bé k sốt mà chỉ ấm ấm 37,5 độ, có vài vết ở trong miệng và mọc chân tay mông, e về cho uống tăng đề kháng uống thêm thuốc nhiệt miệng vệ sinh sạch sẽ bôi thuốc xanh và su bạc 3 ngày thì các nốt chân tay bé mờ gần hết, đi khám lại bác sĩ bảo ổn rùi k lo nữa. Hôm nay 230/5 vết ở miệng và chân tay bay đi hết rồi thì bé lại bắt đầu ấm ấm sốt nhẹ 37,5den 37,8do. Người bắt đầu có vài nốt nhỏ ở cổ, ngực, mặt (nốt nhìn k rõ). Cho e hỏi có bé nào bị chân tay miệng và tái lại luôn k ạ. Vi rút thường ở trong người 10 đến 15 ngày. Liệu có phải do vẫn còn vi rút nên lại phát sốt tiếp k ạ

20
4.1k
17 Bình luận

Chào bạn,


Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. Trong miệng thường có vết loét khiến trẻ đau và ăn kém. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 độ C - 38 độ C. Tuy nhiên có những trẻ bị sốt cao trên 39 độ C liên tục là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ diễn tiến nặng cần nhập viện để điều trị tốt hơn. Trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần vì những lý do như sau:


- Lượng kháng thể chống lại vi rút sau khi mắc bệnh không nhiều và không bền vững theo thời gian nên không đủ để bảo vệ trẻ khi có sự lây nhiễm kế tiếp khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.


- Ngoài hai chủng vi rút gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em Việt nam hiện nay là vi rút EV71 và chủng vi rút Coxsackie A16, còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần.


- Khi trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng do một chủng vi rút nào đó, trẻ chỉ có kháng thể chống lại loại vi rút mà trẻ vừa bị nhiễm. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng vi rút gây bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát để ngăn chặn sự lây nhiễm cho trẻ khác. Đối với tình trạng của bé, bạn nên cho bé đi khám lại để bác sĩ kiểm tra xem liệu những nốt ở cổ ngực có đúng là triệu chứng của tay chân miệng không nhé. Thông thường sang thương da của bệnh tay chân miệng rất ít xuất hiện ở những vị trí như cổ ngực.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng MarryBaby nhé!


Chúc bé và gia đình nhiều sức khoẻ - Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm (Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An)

1 năm trước
Thích
Trả lời

m cho bé đi kiêm tra xem sao

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mon cho đi khám bác sĩ ah

1 năm trước
Thích
Trả lời

M nên cho bé đi khám ạ.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình qt với ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mom làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé,

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình quan tâm với ah

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mùa này trẻ hay bị chân tay miệng lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời

mình chưa thấy trường hợp bị lại luôn, mom nên đi kiểm tra cho an tâm

1 năm trước
Thích
Trả lời

M nên cho bé đi khám ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Xem thêm 7 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!