Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ, 7 thực phẩm giúp trẻ tăng cân

Cân nặng của trẻ là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển thể chất và sức khỏe tổng thể. Vậy cân nặng tiêu chuẩn của trẻ theo từng độ tuổi là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ theo độ tuổi

Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sẽ có xu hướng tăng dần đều theo từng giai đoạn phát triển. Dưới đây là mức cân nặng trung bình theo độ tuổi, dựa theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC):

  • Trẻ sơ sinh (0 - 1 tháng tuổi): từ 3,2 kg - 4,5 kg. Trong tuần đầu sau sinh, bé cũng có thể giảm khoảng 5 - 10% cân nặng do mất nước, nhưng sẽ tăng trở lại sau khoảng 10 - 14 ngày.
  • Trẻ 1 - 3 tháng tuổi: có cân nặng tiêu chuẩn là từ 4,2 kg - 6,4 kg. Trong giai đoạn này, bé sẽ tăng khoảng 170 - 200g mỗi tuần.
  • Trẻ 3 - 6 tháng tuổi: cân nặng trung bình khoảng 5,8 kg - 7,9 kg. Tốc độ tăng cân của bé lúc này có thể chậm lại một chút so với giai đoạn trước.
  • Trẻ 6 - 12 tháng tuổi: nặng khoảng từ 7,3 kg đến 9,6 kg. Bé có thể tăng khoảng 57 - 113g mỗi tuần.
  • Trẻ 1 - 2 tuổi: có cân nặng tiêu chuẩn khoảng 9kg - 12,7 kg.
  • Trẻ 2 - 3 tuổi: dao động từ 12,1 kg - 14,4 kg về trọng lượng.
  • Trẻ 3 - 5 tuổi: cân nặng trung bình là khoảng 13,9 kg - 18,5 kg. Từ lúc này cho đến tuổi dậy thì, bé sẽ tăng từ 1,8 - 3kg mỗi năm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng tiêu chuẩn của trẻ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của trẻ, bao gồm:

  • Di truyền: Tình trạng sức khỏe và tốc độ tăng cân của bố mẹ có thể di truyền và khiến bé không đạt mức tiêu chuẩn của trẻ.
  • Dinh dưỡng. Nếu bé không đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất) trong bữa ăn hàng ngày thì cũng có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân.
  • Giấc ngủ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bé phát triển hiệu quả, bởi hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất khi bé ngủ sâu.
  • Vận động. Các hoạt động thể chất có khả năng giúp bé phát triển cơ bắp và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Sức khỏe tổng thể. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của bé.

7 thực phẩm giúp bé tăng cân hiệu quả

  1. Dầu ôliu. Chất béo chứa đến 9 calo/gram, cao hơn hẳn lượng calo có trong protein hay carbohydrate. Trên thực tế, 30 - 40% lượng calo của trẻ mỗi ngày nên đến từ chất béo. Trong đó, lựa chọn lành mạnh giúp giảm bảo cân nặng tiêu chuẩn của trẻ tốt nhất là dầu ôliu bởi nó có nguồn gốc thực vật.
  2. Bơ hạt. Cũng như dầu ôliu, các loại hạt rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều chất béo lành mạnh. Do đó để giúp đảm bảo cân nặng tiêu chuẩn của trẻ, mẹ nên cho một chút bơ đậu phộng vào chế độ ăn dặm hoặc ăn uống hàng ngày của bé.
  3. Quả bơ. Quả bơ thực chất chứa rất nhiều vitamin (C, E, K, B6, B9) và khoáng chất như kali và magiê, thúc đẩy bé phát triển toàn diện và an toàn.
  4. Chuối. Chuối chứa nhiều chất béo tốt. Ngoài ra, chất xơ trong chuối giúp nhu động ruột đều đặn, giảm thời gian lưu giữ phân và từ đó giúp bé hấp thụ dưỡng chất từ các thức ăn khác hiệu quả hơn.
  5. Quả lê. Giống như chuối, lê có hàm lượng calo cao hơn các loại trái cây khác và giúp bé tăng cân tối ưu hơn. Mẹ có thể cho bé ăn quả lê tươi, hoặc hấp chín để thành một món tráng miệng ngọt ngào.
  6. Yến mạch. Một chút ngũ cốc yến mạch sẽ làm cho bất kỳ món ăn nghiền nào của trẻ trở nên bổ dưỡng hơn, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt và kẽm. Thực phẩm này khuyến khích cân nặng của trẻ tăng trưởng đến mức tiêu chuẩn.
  7. Các sản phẩm từ sữa. Sữa là nguồn cung dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là canxi, giúp bé hình thành cơ bắp và xương, hỗ trợ tăng cân hiệu quả trong quá trình trưởng thành. Vì thế mẹ hãy cho trẻ dùng các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, phô mai, sữa chua…) để khuyến khích trẻ tăng cân nhé!

Khi nào cần lo lắng về cân nặng của bé?

Nếu bé có cân nặng thấp hơn mức trung bình hoặc có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ:

  • Bé không tăng cân trong 2 - 3 tháng liên tiếp.
  • Bé có dấu hiệu biếng ăn, mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Bé có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng.

Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể của bé. Nếu cần thiết, bé có thể được tư vấn chế độ ăn uống hoặc điều trị bổ sung dinh dưỡng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về cân nặng tiêu chuẩn của trẻ. Tuy nhiên, mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau, nên bố mẹ cũng cần quan sát tổng thể thay vì chỉ tập trung vào cân nặng nữa nhé!

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ, 7 thực phẩm giúp trẻ tăng cân
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!