🔥 Bài đăng hot nhất

Các phản ứng thường gặp sau tiêm và cách xử trí

Sốt

Sau khi tiêm chủng khỏang vài giờ đến 1 ngày, trẻ có thể bị sốt nhẹ 38 - 38,5 độ C. Trong một vài trường hợp, phải đến 5-12 ngày sau tiêm trẻ mới bắt đầu sốt. Triệu chứng sốt này thường xảy ra sau khi bé được tiêm vắc xin sởi, quai bị.

Tuy nhiên, sốt là phản ứng khá phổ biến và sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 ngày. Số ít trường hợp trẻ bị sốt cao (hơn 39 độ C) mới phải dùng thuốc hạ sốt.


Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng

Sau khi tiêm vắc xin, đa phần trẻ sẽ cảm thấy sưng đau tại vị trí tiêm. Triệu chứng này kéo dài trong vòng vài giờ đến khoảng 1 ngày. Vì đau nên trẻ dễ cáu kỉnh, quấy khóc.

Trong một số trường hợp khác, tại chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, nóng đỏ. Ban đầu là nổi một cục cứng nhỏ bằng hạt đậu, sau đó viêm, tấy, mưng mủ. Tình trạng này kéo dài khoảng 2-3 tuần mới hết. Cũng có trường hợp trẻ bị mẩn ngứa quanh vết tiêm, kéo dài từ 3-6 ngày. Có khoảng 5-10% số trẻ tiêm phòng sẽ gặp phản ứng này và thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Dị ứng

Ngứa toàn thân, mề đay xảy ra ở những trẻ có tiền sử dị ứng. Triệu chứng này kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, khoảng 2-10% trẻ sau khi tiêm phòng sởi sẽ nổi phát ban. Ban này thường xuất hiện từ ngày thứ 6 đến ngày 12 sau khi tiêm chủng và kèm theo sốt nhẹ. Tất cả các triệu chứng này thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị đặc hiệu.


Một số phản ứng hiếm gặp

Ngoài những trường hợp trên, số ít trường hợp trẻ có thể gặp phải các phản ứng như tai biến thần kinh, viêm hạch… Đây là những phản ứng nặng, hiếm gặp, vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.


Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sau tiêm


Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng, nóng đỏ

  • Tuyệt đối không bôi, thoa, đắp bất cứ loại thuốc hay chất gì vào vết tiêm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng
  • Nếu quầng đỏ ngày càng to, lớn dần đến hơn 2cm, cứng, nóng, gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay


Trường hợp bé bị sốt

Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C, cha mẹ cần chườm bằng khăn ấm hoặc dùng miếng dán hạ sốt. Để bé ngủ, nghỉ tại phòng thông thoáng khí, mặc đồ thoáng mát cho trẻ. Cho bé bú hoặc uống nước nhiều hơn. Cặp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi tình trạng bé.

Nếu bé sốt cao, trên 39 độ C, bên cạnh áp dụng cách chăm sóc trẻ như trên, cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ. Nếu bé vẫn không giảm sốt, cần đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra, theo dõi.


Nếu trẻ có các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  • Co giật, khóc thét, quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ, li bì, gọi hỏi không đáp ứng
  • Nôn, bú kém, bỏ ăn/bú
  • Thở nhanh, thở gấp và ngắt quãng, nổi mề đay, chân tay lạnh, tím tái
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đỡ ngay cả khi dùng hạ sốt
  • Chỗ tiêm sưng, cứng và đau, khó vận động, có quầng đỏ lớn trên 2cm
  • Các phản ứng thông thường kéo dài trên 48 giờ đồng hồ


4
4.2k
4 Bình luận

Cứ sáng mình cho bé đi tiêm là khoảng 2h chiều trở đi bé sốt tới tối mới Khoẻ lại . Đợt nào cũng vậy , cảm ơn bài chia sẻ của mom nhé .

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ của mom rất cụ thể và chi tiết. Cám ơn chia sẻ của mom

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn mom nhé, đôi lúc mình cũng không nhớ, mình sẽ lưu lại để theo dõi bé mỗi lần đi tiêm về

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ của bạn chi tiết và hữu ích quá luôn ạ. Dễ dàng hơn trong việc theo dõi bé sau tiêm rồi. Mình sẽ lưu về để tham khảo ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!