🔥 Bài đăng hot nhất

5 HOẠT ĐỘNG ĐẶC BIỆT CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGÔN NGỮ ĐẦU ĐỜI CHO TRẺ 0-6 TUỔI

Maria Montessori - Chuyên gia giáo dục sớm cho trẻ em, gọi 0-6 là thời kỳ nhạy cảm phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. Não bộ của trẻ trong giai đoạn này có thể xử lý lên tới 100.000 từ mỗi ngày. Nhờ tốc độ xử lý thần kỳ này mà trẻ có thể học hỏi ngôn ngữ tốt nhất trong giai đoạn 0-6 tuổi, bỏ lỡ giai đoạn này đồng nghĩa với việc bố mẹ bỏ lỡ những thuận lợi trong việc giúp con phát huy tối đa tiềm năng của não bộ. Dưới đây là 5 cách để bố mẹ mở rộng vốn từ cho trẻ ngay tại nhà:


TRÒ CHUYỆN CÓ NỘI DUNG

Hoạt động ngôn ngữ cho trẻ nhỏ không thể thiếu chính là bố mẹ dành thời gian trò chuyện mỗi ngày với trẻ. Nhưng không phải mọi cuộc trò chuyện đều giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Một cuộc trò chuyện phải có nội dung, kích thích sự hứng thú, tham gia, phản hồi và tương tác hai chiều với trẻ. Cách đơn giản nhất để tạo ra một cuộc trò chuyện có nội dung là kể với bé những việc bố mẹ đang làm. Ví dụ: Khi thay tã cho cho bé, bố mẹ kể lại từng bước của quy trình: Mẹ làm thế nào để biết cần thay tã cho con, mẹ làm gì đầu tiên, sau đó là gì...


NGHE, HÁT ĐỒNG DAO

Ca hát là một phần không thể thiếu trong quá trình học hỏi của trẻ nhỏ. Các nghiên cứu chỉ ra nghe nhạc giúp tăng cường trí nhớ của trẻ nhỏ, sự chú ý và kỹ năng ngôn ngữ sau này. Các bài hát đồng dao, hát ru, các bài hát thiếu nhi quen thuộc là một cách tuyệt vời và đơn giản để trẻ vừa thư giãn, vừa học nhịp điệu, vần điệu. Những giai điệu du dương, ngôn từ trong lời bài hát sẽ góp phần kích thích não bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ.


ĐỌC THƠ, SÁCH CÓ VẦN ĐIỆU

Các bài đồng dao cho trẻ mẫu giáo là một hoạt động ngôn ngữ đầu đời tuyệt vời. Các bài đồng dao ngắn, có vần điệu vui tai nên trẻ rất dễ thuộc nếu đọc đi đọc lại nhiều lần. Trẻ em thích sự lặp lại của một số cấu trúc, từ ngữ ở các bài thơ, bài đồng dao.


CHO TRẺ NGHE TRUYỆN

Bố mẹ có thể bật những câu chuyện thiếu nhi cho trẻ nghe trong lúc đang di chuyển bằng xe hơi hoặc khi trẻ sắp ngủ. Đây là một cách tuyệt vời để trẻ tiếp xúc với nhiều từ vựng hàng ngày nếu bố mẹ chưa có nhiều thời gian để đọc trực tiếp cho trẻ.


ĐỌC SÁCH CÙNG TRẺ

Chúng ta có thể giúp trẻ ghi nhớ chữ viết bằng cách đọc sách cho trẻ nhỏ, thậm chí trẻ sơ sinh…, vì khi nhìn vào sách và thấy những trang sách được lật mở thì trẻ sẽ nhìn thấy chữ viết và biết được cách đọc của nó.

Trẻ càng nhìn vào chữ nhiều, thì càng hiểu rõ về đặc thù của con chữ. Ở mỗi một độ tuổi của trẻ, bố mẹ đều có thể lựa chọn được vô số cuốn sách phù hợp với độ tuổi đó, với số lượng chữ viết, từ vựng, cấu trúc ngôn từ và hình ảnh được thiết kế và sáng tác dựa trên các nghiên cứu khoa học về sự phát triển của trẻ ở độ tuổi đó. Đặc biệt, sách tranh với những tranh minh họa sống động, thú vị sẽ kích thích sự chú ý của trẻ và cho trẻ cảm giác tự tin, thích thú khi đọc sách. Bởi vì khi trẻ gặp phải những từ vựng mà trẻ chưa biết, phần tranh sẽ giúp trẻ đoán được nghĩa của từ, nội dung câu chuyện và tiếp tục đọc một cách tự tin, thoải mái.


Những cuốn sách hỗ trợ phát triển kỹ năng ngôn ngữ đầu đời cho trẻ 0-6 tuổi được chọn lọc, bao gồm:


1. Sách có vần điệu, sách thơ, đồng dao: Ngày nào em bé cỏn con, Sally hạt tiêu và điều nhỏ bé phi thường, Chuyện to chuyện nhỏ thủ thỉ rù rì


2. Sách cung cấp vốn từ rộng lớn: Những cuộc phiêu lưu của cô gà mái Louise, Ngỗng Suzy ngốc nghếch mà không ngờ nghệch, Dì rumphius, Gieo - Câu chuyện về sức mạnh của lời nói yêu thương


3. Sách có nhiều sự vật hiện tượng phát triển nhận thức: Trạm dừng cuối ở Phố Chợ, Tim - Cuộc sống lạ kỳ, Này, chớ táy máy liếm sách!, Vua Theodore chớ đắn đo!.

3
4.2k
2 Bình luận

Cảm ơn chia sẻ của bạn. Lại học hỏi thêm được 1 số kiến thức mới rồi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Thật hay và hữu ích lắm nè, mình sẽ lưu lại sẽ sau này áp dụng, cảm ơn bạn nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!