Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/12/2023

Cổ giật (mạch đập) như thế nào là có thai? Các dấu hiệu có thai chính xác

Cổ giật (mạch đập) như thế nào là có thai? Các dấu hiệu có thai chính xác
Khi y học còn chưa tiến bộ và các thiết bị y tế còn sơ sài, ông bà ta thường nhìn vào mạch đập ở cổ của người phụ nữ để “chẩn đoán” thai kỳ.

Vậy thực hư cổ giật như thế nào là có thai và làm sao kiểm tra chính xác điều này?

Quan niệm dân gian cổ giật như thế nào là có thai?

Các dấu hiệu mạch đập ở cổ người phụ nữ sẽ có sự khác lạ khi mang thai. Vậy mạch đập ở cổ là gì? Khi tim bơm máu, các động mạch trên khắp cơ thể sẽ giãn ra và co lại tạo thành các nhịp đập. Ở hai bên cổ có động mạch cảnh, nên ta có thể cảm nhận rõ các nhịp xung – mạch đập ở cổ – dễ hơn so với các vị trí động mạch khác.

Đối với phụ nữ mang thai, 40 tuần thai là giai đoạn mà cơ thể cần tăng cường lượng bơm máu để nuôi thai nhi. Nên với mỗi một nhịp tim đập, mạch cũng sẽ đập mạnh hơn, từ đó tạo nên nhiều máu hơn. Do đó, quan niệm từ xưa khi phụ nữ có thai thì phần mạch đập ở cổ, nơi vị trí gần với xương quai xanh, sẽ đập rất mạnh là vì thế.

Cổ giật như thế nào là có thai? Đối với người bình thường, bạn phải dùng tay sờ vào cơ thể mới cảm nhận được mạch đập ở đây, nhưng bà bầu thì chỉ cần quan sát từ bên ngoài vẫn có thể thấy được.

Ngoài ra, người xưa cũng đúc kết từ kinh nghiệm mà xác định phụ nữ có thai qua hình ảnh cổ ngẳng; da dẻ xanh xao; căng tức bầu ngực; quần thâm vú; buồn nôn; thèm chua… Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai chính là miêu tả phần cổ của bà bầu thường trông như hóp lại và dài ra so với bình thường.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Đừng bất ngờ khi có thai nhưng không có dấu hiệu gì

Đoán mang thai qua mạch đập ở cổ có chính xác không?

cổ giật bên nào là có thai

Như đã nói ở trên, có một sự liên hệ giữa cổ giật mạnh và nhịp tim đập nhanh khi mang thai. Nhưng như vậy không đồng nghĩa với việc khi thấy cổ giật mạnh, hay mạch ở cổ đập mạnh, ta có thể phán đoán đó chính xác là dấu hiệu mang thai.

Hơn nữa, đến nay, chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào công nhận về quan điểm cổ giật là có thai. Dựa trên khoa học, sẽ cần có những biện pháp xác định mang thai có độ chính xác cao và độ tin cậy vững chắc hơn.

Chưa kể đối với một số người vốn có phần cổ và xương quai xanh đầy đặn, sẽ khó nhìn thấy cổ giật như thế nào là có thai. Thậm chí có mẹ bầu dù ở giữa thai kỳ vẫn ít có triệu chứng đặc biệt; không tăng cân; không ốm nghén; có thể sinh hoạt bình thường giống như trước khi có thai.

Ngoài ra, hiện tượng cổ giật không thể trở thành điều kiện duy nhất để xác định phụ nữ có thai hay không. Lý do là vì một số người mắc bệnh tim; suy dinh dưỡng; hay mắc nhiều bệnh lý khác cũng có thể bị tình trạng mạch đập mạnh ở phần cổ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Cách phân biệt dễ ợt!

Cách kiểm tra dấu hiệu có thai tại nhà khác

Thay vì tin vào lời truyền miệng dân gian như cổ giật như thế nào là có thai, bạn nên trang bị tổng hợp những dấu hiệu có thai để tự “bắt mạch” cho mình. Thông thường, trước khi có sự khẳng định từ bác sĩ khoa sản, cơ thể phụ nữ mang thai cũng có nhiều biểu hiện đặc trưng, cụ thể như:

1. Đau bụng và có thể chảy ít máu ở những ngày đầu mang thai

bà bầu có thể bị chảy một ít máu

Một số chị em sẽ có hiện tượng ra vài đốm máucảm giác đau bụng giống như đang chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn và người bạn đời đang trong quá trình tích cực thụ thai thì ngoài dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai thì có thể đây cũng là dấu hiệu đã cấn thai.

Khi trứng được thụ tinh sẽ tiến vào làm tổ bên trong tử cung, gây hiện tượng ra một lượng máu nhỏ và đau bụng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi quan hệ, lúc quá trình thụ tinh đã thành công khoảng một đến hai tuần.

>>> Bạn có thể tham khảo: Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

2. Khi mẹ có thêm biểu hiện nôn, nghén

Ngoài dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai; thì ốm nghén trong thai kỳ sẽ gây hiện tượng buồn nôn, thậm chí là nôn khan. Một số loại thức ăn hoặc mùi hương rất dễ kích thích phụ nữ mang thai buồn ói, dù bình thường bạn sẽ không có phản ứng gì.

Thông thường mẹ bầu sẽ dễ buồn nôn vào sáng sớm hay buổi tối ở 3 tháng đầu thai kỳ. Có trường hợp sẽ kéo dài hơn một chút đến khoảng tháng thứ 4, thứ 5 mới hết. Cũng có một số ít người nôn nghén đến hết thai kỳ.

3. Nhiệt độ cơ thể thay đổi và nhịp tim tăng

Khi bắt đầu mang thai, ngoài vấn đề cổ giật như thế nào là có thai. Cơ thể sẽ có sự thay đổi của hormone khiến nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng lên đôi chút. Vào tuần thứ 8 của thai kỳ, lúc này nhịp tim của bạn sẽ đập nhanh hơn khoảng 20% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Nhịp tim tăng dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng. Dấu hiệu mang thai sớm có thể là bạn thường thấy nóng hơn và đổ mồ hôi nhiều hơn.

Mang thai cũng khiến tim đập nhanh hơn, quá trình này là bình thường và gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trên thực tế, lượng máu để vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho thai nhi đã tăng đáng kể, lên mức 50% vào tuần thứ 34 của thai kỳ.

4. Nếu mẹ bị đau tức lưng, đau đầu, choáng

Giai đoạn mới mang thai, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng lên một cách đột biến; cộng với việc thiếu hụt hồng cầu máu (thiếu máu) chính là những nguyên nhân gây cho nhiều mẹ bầu thường xuyên bị choáng và đau đầu.

Lời khuyên để mẹ bầu cải thiện tình trạng này là hãy uống nhiều nước hàng ngày kết hợp với bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt lưu ý bổ sung thức ăn giàu sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ bên cạnh vấn đề cổ giật như thế nào là có thai.

5. Thèm ngủ nhiều hơn

Nội tiết tố thay đổi khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu luôn thấy mệt mỏi và muốn ngủ. Giai đoạn này cần có sự thấu hiểu từ người bạn đời cũng như những người thân khác trong gia đình, quan tâm chăm sóc bà bầu nhiều hơn, giúp mẹ bầu được thư giãn, không bị áp lực gây trầm cảm khi mang thai.

mạch cổ đập như thế nào là mang thai

6. Thèm ăn

Khi có thai, cơ thể người mẹ cần gấp đôi dinh dưỡng để con yêu phát triển khỏe mạnh. Do đó, bà bầu thường cảm thấy thèm ăn nhiều hơn, đôi khi còn thèm một số món vô cùng đặc biệt.

Ngoài việc dựa vào cổ giật như thế nào là có thai, thèm ăn cũng là dấu hiệu tham khảo cho việc mang thai.

7. Cổ giật như thế nào là có thai? Khi đi kèm cảm giác trống ngực và hụt hơi

Ở giai đoạn thai sớm, nhịp tim tăng nhanh khiến mẹ băn khoăn cổ giật như thế nào là có thai, dồng thời, nó cũng khiến mẹ bầu có cảm giác trống ngực rõ rệt. Không những thế, nhiều mẹ bầu còn nhận thấy hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ, cảm giác hụt hơi xảy ra. Nguyên nhân là vì tăng nhịp tim nên cơ thể cũng cần tăng sự trao đổi chất và oxy nhanh hơn.

8. Chóng mặt và có thể bị ngất

Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), xảy ra thường xuyên hơn trong ba tháng đầu. Đồng thời, tình trạng tụt huyết áp (huyết áp thấp), cũng diễn ra phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu sẽ dễ bị chóng mặt và có thể bị ngất.

9. Khi mẹ thường thay đổi tâm trạng

Hormone estrogen thay đổi trong giai đoạn mang thai. Cùng với ốm nghén và cổ giật như thế nào là có thai nên dễ hiểu vì sao mẹ bầu thường có tâm trạng lên xuống thất thường. Nếu bạn đang trải qua một trong số những dấu hiệu này, thì không cần dựa vào cổ giật như thế nào là có thai, bạn cũng có thể phán đoán tỷ lệ cao là bạn đã có “tin vui”.

10. Cảm giác bụng đập

Ngoài cách nhận biết cổ giật như thế nào là có thai; thì nhiều chị em cũng quan tâm bụng đập có thai không. Thực tế, đó cũng là một dấu hiệu thai kỳ. Điều này là do thai nhi lớn lên chèn ép lên động mạch chủ ở bụng gây ra hiện tượng bụng đập.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ

11. Mạch đạp ở cổ tay

Bên cạnh dấu hiệu mạch đập ở cổ khi mang thai; bạn thể nhận biết dấu hiệu mang thai thông qua mạch đập ở cổ tay. Đây là mẹo dân gian được áp dụng theo kinh nghiệm của Y học cổ truyền và có căn cứ khoa học. Khi nhịp tim đập nhanh hơn, mạch cũng đập mạnh hơn. Nếu bắt mạch tay của phụ nữ có thể nhận thấy mạch đập mạnh hơn khi mang thai.

Bởi vì, phụ nữ bình thường sẽ có nhịp tim đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút; nhưng khi mang thai, nhịp tim sẽ dao động trong khoảng 80 – 85 nhịp/phút. Do đó, khi bắt mạch sẽ nhận thấy nhịp đập ở cổ tay mạnh hơn phụ nữ bình thường.

12. Bụng có nhịp đập lạ

Nếu chúng ta nhận thấy phụ nữ có thai sẽ có nhịp đập ở cổ thì bụng của họ cũng sẽ có nhịp đập lạ. Nếu bạn sờ tay lên bụng sẽ cảm thấy các nhịp đập của động mạch chủ mang máu từ tim xuống ngực, bụng và đến các phần còn lại của cơ thể. Khi mang thai lượng máu cũng sẽ tăng lên khiến các mạch máu bị giãn ra làm cho nhịp đập của động mạch chủ mạnh hơn.

Do động mạch chủ ở bụng đập mạnh hơn bình thường nên người ta cũng cho rằng đây là dấu hiệu mang thai. Bạn cũng sẽ cảm nhận được nhịp đập ở bụng mạnh hơn nữa khi vào tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Vì lúc này, thai nhi cần thêm nhiều máu để phát triển nên động mạch chủ sẽ đập nhanh hơn.

mạch đập ở cổ khi mang thai

Nếu đã có hầu hết các dấu hiệu mang thai theo dân gian, bạn hãy dùng đến que thử thai và xét nghiệm máu để chắc chắn rằng mình đã có thai theo khoa học.

Nhìn chung, chuyện cổ giật như thế nào là có thai có thể dùng để tham khảo cho dấu hiệu mang thai giai đoạn đầu. Nhưng tỷ lệ chính xác của các dấu hiệu này không đảm bảo. Bạn cần dùng các phương pháp thử thai chính xác để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ của mình. Hy vọng bài viết về cổ giật như thế nào là có thai sẽ giúp ích cho các chị em đang mong con.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pulse – bounding

https://www.mountsinai.org/health-library/symptoms/pulse-bounding
Ngày truy cập: 20/12/2021
2. Why Can You Feel Your Pulse in Your Stomach?

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/heart-and-vascular-blog/2020/december/why-can-you-feel-your-pulse-in-your-stomach

Ngày truy cập: 20/12/2021

3. Symptoms of pregnancy: What happens first
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-2004385
Truy cập 30/11/2021

3. Pregnancy – signs and symptoms
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/pregnancy-signs-and-symptoms
Truy cập 30/11/2021

4. Hot weather and high body temperature during pregnancy

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/pregnancy-signs-and-symptoms

Ngày truy cập: 20/12/2021

5. Pregnancy Test

Ngày truy cập: 20/12/2021

6. Temperature during pregnancy influences the fetal growth and birth size

https://tropmedhealth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s41182-016-0041-6

Ngày truy cập: 20/12/2021

x