Bé khóc khó ngủ ngủ vì sao?
Bé nhà e 3m, tối nào cũng ngủ được 1 tiếng là dậy khóc, dỗ cũng không được, mà mỗi lần buồn ngủ mẹ cho bú hok ch
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Mang thai tháng đầu có thể vẫn có kinh nguyệt không ?
Kinh nguyệt (hay còn gọi là “hành kinh”) là một chu kỳ sinh lý hàng tháng của chị em phụ nữ, trong đó lượng máu và màng trong của tử tử cung được thải ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Thời gian trung bình của chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày, nhưng có thể dao động từ 21 đến 35 ngày. Máu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ban đầu có màu nhạt sau đó đỏ tươi hoặc sẫm, đến cuối chu kỳ, máu lại trở nên ít và nhạt màu hơn.
Quá trình thụ tinh diễn ra khi trứng gặp tinh trùng và làm tổ ở tử cung, lúc đấy lớp niêm mạc sẽ dày lên để tạo điều kiện cho trứng được thụ tinh được an toàn trong thai kỳ. Do đó bạn sẽ không có kinh nguyệt trong suốt quá trình mang thai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phụ nữ có thể có kinh nguyệt trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Điều này xảy ra khi vi khuẩn có trong âm đạo phân hủy lớp niêm mạc ở tử cung trong quá trình chuẩn bị cho sự rụng trứng. Quá trình rụng trứng sẽ xảy ra trước khi có thai, cùng lúc xảy ra quá trình thụ tinh khiến cho chị em lầm tưởng chất lượng máu và mô niêm mạc bị lột bỏ.
Ra máu trong thời gian đầu thai kỳ không hẳn là dấu hiệu xấu, mẹ bầu vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh sau khi ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc chảy máu trong suốt thai kỳ có thể do cơ thể mẹ đang gặp vấn đề. Để tìm hiểu về các loại chảy máu khác trong suốt thai kỳ, bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để chấn đoán chính xác tình trạng mà bạn gặp phải.
Để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thụ thai và mang thai, chị em cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe sinh sản tại các trung tâm y tế. Ngoài ra, cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và uống bổ sung viên sắt để tránh tình trạng thiếu máu. Điều này rất quan trọng vì thiếu máu có thể gây suy dinh dưỡng và sảy thai. Nếu chị em đã có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh, cần phải đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn thêm.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
các mẹ chú ý nhé
mang thai vẫn hành kinh luôn á, giờ mình mới biết
Mình sinh xong 4 tháng có kinh
gặp nhiều trường hợp như thế này lắm, thành ra nhiều người đâu hề biết mình có thai đâu
với vấn đề này thì các mẹ nên tìm hiểu kỹ nha, vì nếu mà có thai không hay sinh hoạt bình thường thì ảnh hưởng tới thai nhi khá là nhiều đó
Mình cứ nghĩ có em bé là sẽ không có kinh sao lại có kinh được nhỉ, thấy lạ ghê luôn a, với tình trạng này mình nghĩ nên đi khám a
Có em bé mà có kinh như vậy có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không ạ, em thấy cũng lo nha Như vậy sao biết có bầu được a
mẹ bầu không thể có hành kinh khi đang mang thai nếu thấy ra máu thì nên đi khám
mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt tuy được coi là bình thường ở những tháng đầu, tuy nhiên nếu nó diễn ra với cường độ liên tục và chảy nhiều máu, người mẹ tốt nhất nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.