🔥 Bài đăng hot nhất

Dịch nhầy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy

Dịch nhầy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy là sao? Các mẹ cùng theo dõi trong bài viết này nhé.

1.Dịch nhầy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy trông như thế nào?

Chất nhầy có thể xuất hiện dưới dạng những vệt rõ ràng trong phân của trẻ hoặc có độ sệt giống như gel. Khi lượng chất nhầy tiết ra nhiều hơn, cha mẹ sẽ dễ dàng xác định bé đi ngoài phân nhầy bằng cách nhận thấy bên trong tã của trẻ trông có vẻ nhầy nhụa. Phân của trẻ sẽ có xu hướng có màu xanh lục với những sợi dây sáng bóng vắt qua. Đôi khi chất nhầy còn có thể trông giống như thạch thay vì giống như chuỗi.

Chất nhầy trong phân của trẻ bú sữa mẹ là rất phổ biến. Cơ chế là vì chất nhầy được tạo ra bởi niêm mạc đường ruột để giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn và phân của trẻ sơ sinh thường chủ yếu chứa chất nhầy vì sữa được sử dụng hiệu quả đến mức giảm thiểu chất thải còn lại.

Mặt khác, bé đi ngoài có nhầy khi bú sữa công thức cũng thường gặp và xuất hiện do chế độ ăn của trẻ bị thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, nếu phân của trẻ có chất nhầy xuất hiện với số lượng nhiều và kèm theo phân có máu hay trẻ có các triệu chứng khó chịu khác, cha mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

2.Hiện tượng phân trẻ sơ sinh có nhầy là thế nào?

Chất nhầy được tiết ra tự nhiên ở trong ruột, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa cũng như đào thải chất cặn bã ra ngoài dễ dàng. Thông thường, khi đi ngoài trong phân trẻ vẫn có một lượng chất nhầy nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài lẫn nhiều chất nhầy, có thể có máu, khiến bé bị khó chịu, quấy khóc thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Bố mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh đi phân có nhầy để đưa ra cách khắc phục kịp thời.

3.Những lưu ý khi trẻ sơ sinh đi phân có nhầy

Dưới đây là một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị đi phân nhầy để giúp cải thiện tình trạng của con nhanh chóng hơn:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ: Người mẹ cho con bú nên hạn chế ăn các món ăn không tốt cho sức khỏe như đồ chiên xào dầu mỡ, đồ ăn lên men, thức ăn mặn. Thay vào đó, hãy tăng cường thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, các loại hạt dinh dưỡng để tăng chất lượng sữa cho con bú.
  • Cho bé bú trọn vẹn sữa đầu và sữa cuối: Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cho con bú hết kiệt 1 bên vú rồi mới đổi sang bên bầu vú còn lại để đảm bảo bé được hưởng trọn vẹn cả sữa đầu và sữa cuối, cải thiện tình trạng đi ngoài phân nhầy.
  • Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng: Mẹ hãy tìm hiểu xem có phải trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy do dị ứng thành phần nào đó của thực phẩm không và loại bỏ thực phẩm đó khỏi chế độ ăn uống của bé (với trẻ ăn dặm) hoặc bản thân người mẹ (với trẻ bú mẹ). Đồng thời cần sử dụng thuốc điều trị dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm kiếm thực phẩm thay thế tốt cho bé để con không bị thiếu chất.
  • Đổi sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa: Với trẻ bú sữa công thức bị đi ngoài phân nhầy do sữa không phù hợp, mẹ hãy cân nhắc đổi sữa cho con với các loại sữa hỗ trợ tiêu hóa, phù hợp với độ tuổi của trẻ và giàu chất xơ. Nếu trẻ không dung nạp lactose thì mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn ra loại sữa thích hợp dùng cho bé.
  • Dùng men vi sinh: Cho trẻ uống men vi sinh là cách nhiều bố mẹ lựa chọn khi thấy trẻ sơ sinh bị đi phân nhầy. Nguyên nhân là bởi hệ tiêu hóa của bé còn yếu ớt, dễ bị các tác nhân từ bên ngoài tấn công gây rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột khiến con bị đi ngoài phân có nhầy, tiêu chảy, táo bón.. Lúc này bổ sung men vi sinh sẽ giúp ổn định hệ vi sinh của trẻ, tăng cường tiêu hóa và giải quyết các dấu hiệu đi phân nhầy nhanh chóng.

Có thể thấy rằng, trẻ sơ sinh đi ngoài phân nhầy là một trong những vấn đề tiêu hóa của trẻ dễ gặp phải. Bố mẹ thấy con bị đi phân nhầy thì đừng quá lo lắng mà hãy theo dõi biểu hiện của trẻ để đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân của bệnh. Nếu trẻ bị đi phân nhầy kéo dài hay có các biểu hiện bất thường đi kèm thì cần cho con đi khám sớm, tránh việc tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà.

Tóm lại, đường ruột của trẻ tiết ra chất nhầy một cách tự nhiên giúp bao bọc đường ruột, tiêu hóa thức ăn và thải phân. Tuy nhiên, dịch nhầy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy xuất hiện với số lượng lớn hoặc kéo dài trong vài ngày thì cha mẹ cần xem lại chế độ ăn của trẻ cũng như tìm kiếm các triệu chứng bất thường khác trên hệ tiêu hóa của trẻ như tiêu phân nhầy kèm máu, sốt hay trẻ quấy khóc liên tục... để liên hệ với bác sĩ nhằm xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Dịch nhầy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy 
5
3
5 Bình luận

có thể do bé bú sữa ct nhỉ

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Đến phân của con cũng làm mẹ lo

3 tuần trước
Thích
Trả lời

dịch nhầy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy xuất hiện với số lượng lớn hoặc kéo dài trong vài ngày thì cha mẹ cần xem lại chế độ ăn của trẻ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Con đi phân vậy là có hiện tượng rối loạn tiêu hóa

1 tháng trước
Thích
Trả lời

vấn đề tiêu hóa của trẻ luôn là nỗi lo lắng của mẹ

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!