của bé
Theo các chuyên gia, tác hại tia UV của ánh nắng mặt trời lớn và mạnh nhất vào lúc 10-15h. TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đang trong đợt nắng nóng cao điểm nên người dân cần hạn chế ra đường trong thời gian này.
Nội dung bài viết
Trang Weatheronline (Anh) thống kê chỉ số tia cực tím (UV) tại TP.HCM ngày 27-3 đã có thể gây bỏng da. Vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác đề phòng tác hại của ánh nắng trong thời gian này.
Tác hại tia UV nguy hiểm như thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chỉ số UV cao nhất là 11+ với thời gian gây bỏng là 10 phút. Mức UV 8-10, thời gian gây bỏng là 25 phút.
Đặc biệt, ánh nắng mặt trời mạnh và có hại nhất vào lúc 10-15h. Do đó, bạn không nên hoặc hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này.
Đây là thời điểm ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím (tia UV), đặc biệt là tia UVA và UVB. Nếu tiếp xúc lâu, tác hại tia UV phổ biến nhất là bị say nắng (sốc nhiệt).

TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đang trong đợt nắng nóng cao điểm
Thạc sĩ, bác sĩ Lương Quốc Chính – khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết say nắng có thể gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
PGS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da. Sự phá hủy này có thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng và tiến triển thành ung thư tế bào gai.

TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đang trong đợt nắng nóng cao điểm.
Ngoài ra, các biểu hiện khác do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời chứa tia cực tím phổ biến như bỏng nắng, đỏ da, tăng sắc tố, nếp nhăn, khô da hoặc nặng hơn là ung thư da.
Khoảng hơn 90% các dấu hiệu ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng như đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ.
Biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ánh nắng mặt trời
Để hạn chế tác hại tia UV, người dân cần:
- Tránh ra ngoài trời giờ nắng gắt. Tia UV có cường độ mạnh nhất từ 10-15h. Vì vậy, không nên ra ngoài trong khung giờ này, nên tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng mát.
- Khi ra ngoài trời nắng, có thể mặc quần dài, áo dài tay, áo chống nắng. Cần đội nón rộng vành, có chiều rộng vành trên 2,5cm, phủ được 2/3 khuôn mặt, sử dụng dù (ô).
- Sử dụng kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Chỉ số SPF càng cao, bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da. Bạn nên thoa kem chống nắng 20-30 phút trước khi đi ra ngoài và sau 2 giờ phải sử dụng lại.
- Luôn đeo kính khi ra đường
- Chỉ nên tắm nắng cho bé trong khoảng thời gian trước 8h và sau 17h. Hạn chế cho trẻ ra ngoài. Khi buộc phải ra ngoài, cần che chắn, bảo hộ, thoa kem chống nắng như người lớn.

Da bé không thể thiếu vị thuốc dân gian này trong mùa nắng nóng Bệnh về da ở trẻ như hăm tã, rôm sảy, vết mẩn ngứa hay côn trùng cắn,... đều rất phổ biến trong mùa nắng nóng. Nhiệt độ và độ ẩm cao khiến da bé thoát mồ hôi nhiều, các loại vi khuẩn có hại phát triển mạnh càng làm cho bệnh trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ và bé.
Những loại nước giải nhiệt khi trời nắng
Mùa hè nắng nóng, tác hại tia UV làm đổ mồ hôi nhiều, cơ thể mất nước và chất điện giải. Cơ thể không đủ nước, chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu chất điện giải người bệnh lừ đừ, nôn mửa, thậm chí co giật, rối loạn nhịp tim…
Thạc sĩ Trương Thúy Vinh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, không cung cấp đủ nước vào những ngày nắng nóng có thể khiến cơ thể suy nhược, thậm chí có trẻ bị ngất choáng.
Vì thế, điều quan trọng là phải bù nước cho cơ thể trong những ngày này. Thạc sĩ Vinh nhấn mạnh: “Tất cả loại nước đều có thể dùng được, tuy nhiên ngày nắng nóng gay gắt thì uống nước lọc thôi chưa đủ. Lời khuyên là dùng nước bù điện giải như oresol xen kẽ nước hoa quả, nước thường”.

Che chắn cẩn thận và bù nước hợp lý là cách bảo vệ sức khỏe mùa nắng
Khi đi ra ngoài đường vào những ngày trời nắng gắt, cần chú ý bổ sung nước bằng cách mang theo nửa lít nước oresol pha sẵn uống thay thế nước thường.
Cũng theo bác sĩ, người dân có thể uống nước dừa thêm một vài giọt chanh, có đủ các thành phần như oresol. Tuy nhiên, không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân.
Một số loại nước uống tốt cho sức khỏe trong mùa hè là:
- Nước ép trái cây tươi như nước cam, quýt, bưởi, dưa chuột, táo… khi uống không nên cho thêm đường. Chúng vừa cung cấp nước lại cung cấp các vitamin và khoáng chất, xóa tan mệt mỏi, tăng cường chức năng não, mạch máu, lưu thông khí huyết…
- Các loại nước ép từ rau củ như củ đậu, bí xanh, nước rau má… cũng rất tốt cho cơ thể với tác dụng giải nhiệt
- Sữa đậu nành không đường cũng là nước uống và thức ăn bổ dưỡng vừa cung cấp nước, cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng khác
- Nước rau luộc rất tốt cho cơ thể vì cung cấp các vitamin và khoáng chất

Làm gì để bảo vệ toàn diện hệ hô hấp trong mùa nắng nóng? Vào những ngày nắng nóng như đổ lửa này, đi đâu cũng thấy người hắt hơi, sổ mũi... Những triệu chứng tưởng như chẳng đáng kể này là khởi đầu cho các bệnh lý nghiêm trọng hơn về đường hô hấp. Từ đầu hè tới nay, các khoa khám bệnh của bệnh viện, các phòng khám luôn đông nghịt người khám bệnh về...
Lưu ý, tác hại tia UV khiến chúng ta khát nước liên tục, lúc này không nên dùng nước đá lạnh quá nhiều, rất dễ gây cảm. Mọi người cần uống nước đun chín để nguội có cho vào một ít muối và một ít đường phèn (dùng muối hạt, không dùng muối i-ốt, vì muối i-ốt sẽ làm khát nước nhiều hơn). Thường thì tỷ lệ sẽ là: 5 hạt muối : 20gr đường phèn để giải nhiệt.
-
5 cách dưỡng trắng da trong ngày Hè nắng nóngNếu bạn vẫn chưa nắm giữ bí quyết “sống sót” cho làn da của mình ngày Hè, đừng bỏ qua cách dưỡng trắng da cơ bản mùa nắng nóng dưới đây để bảo vệ ngay làn da của mình nhé.
-
Bé dễ bị bệnh ngoài da nào vào mùa nắng nóng?Các bệnh ngoài da ở trẻ em tuy không nguy hiểm nghiêm trọng nhưng sẽ khiến bé cảm thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc. Đó là những bệnh nào và mẹ cần làm gì?
-
Cần tránh khi mang thai mùa nắng nóngThời tiết nắng nóng trong những ngày hè khiến hầu hết mọi người đều thấy khó chịu mà đặc biệt là các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu không mắc phải 4 vấn đề cần tránh khi mang thai mùa nóng dưới đây, mẹ sẽ...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!