của bé
Sơ cứu bé bị sặc sữa là kỹ năng y tế cơ bản mà bất kỳ bà mẹ bỉm sữa thời đại nào cũng cần biết. Rất nhiều vụ việc đau lòng vì mẹ lóng ngóng khi con bị ngạt sữa đã xảy ra. Đừng lơ là vấn đề này, mẹ nhé!
Một bé trai 21 ngày tuổi ở Tiền Giang đã tử vong do ngạt sữa. Đây là vụ việc đau lòng nhất mới xảy ra. Trước đó đã có rất nhiều trường hợp tương tự nhưng có vẻ như chuyện sơ cứu khi bé bị ngạt sữa vẫn chưa được quan tâm đúng mực.
Trở lại với câu chuyện của bé trai 21 ngày tuổi ở trên. Mẹ của bé trước đó đưa bé ra ngoài tắm nắng, được một lúc bà ngoại phát hiện mặt cháu tím tái, bất động. Rất nhiều người đã nhanh chóng dùng mồn hút sữa ra nhưng bé được xác định đã tử vong.
Kết quả nhận định ban đầu từ các cơ quan chức năng cho thấy nguyên nhân tử vong do bị ngạt sữa. Trước đó, trên địa bàn thị xã Cai Lậy cũng xảy ra tình trạng một bé gái 9 tháng tuổi bị sặc sữa dẫn đến tử vong khi đang bú bình sữa.

Nếu nhà các xa bệnh viện quá 5 phút mẹ nhất định phải biết cách sơ cứu sặc sữa cho bé
Sơ cứu khi bé bị sặc sữa, mẹ bỉm nữa nào cũng cần biết
Cho con bú đúng cách, tránh tư thế nằm nghiêng sẽ giúp hạn chế nguy cơ sặc. Trong trường hợp phát hiện trẻ bị sặc sữa cần khẩn trương tìm cách làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp. Bệnh viện Nhi Đồng khuyến cáo cách làm như sau:
Vỗ lưng, ấn ngực: Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải (tay thuận), dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống xuất sữa ra khỏi đường hô hấp của trẻ.
Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm. Lặp lại đến 5 – 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
Thông đường thở: Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở: có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Cha mẹ hoặc người nuôi trẻ cần cho trẻ bú đúng tư thế (bú mẹ cũng như bú bình) và luôn đồng hành với trẻ cho đến khi trẻ kết thúc cữ bú. Đặc biệt, sau khi trẻ bú no không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà người mẹ nên bồng trẻ lên, dùng tay vỗ nhẹ vào sau lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) để trẻ có thể “ợ hơi” sẽ tránh tình trạng trẻ nôn, trớ sữa có thể gây hít sặc vào phổi.
Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để cấp cứu.
-
Bé bị sặc sữa: Cách xử trí và ngăn ngừaNôn trớ sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu không để ý khi bé bị sặc sữa, đường thở của bé có thể sẽ bị tắc nghẽn do sữa và gây nguy hiểm...
-
Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa mẹ không thể không biếtSặc sữa là một trong những nguyên nhân gây tắc đường thở ở trẻ, nếu không xử trí kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình một vài kiến thức về cách xử lý...
-
Cho con bú đúng cáchViệc cho con bú luôn là nỗi lo lắng đối với những phụ nữ sắp hay mới sinh con. Việc đó tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không biết cách có thể làm cho bé khó bú, bú không đủ no…MarryBaby xin...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như người lớn. Vì thế, khi bé ăn dặm, bố mẹ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ, trong đó có nước mắm cho trẻ ăn dặm.
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!