của bé
Mẹ bị vỡ tử cung bất ngờ, một em bé đã được cứu sống thay vì đình chỉ thai kỳ nhờ điều kỳ diệu này. Cả bác sĩ và gia đình vỡ òa trong hạnh phúc!
Chị Trần Thị Vân Anh (21 tuổi, ngụ tại Phú Thọ) đang mang thai tới tuần 24, bé nặng 600g thì bầu lâm vào tình trạng bị cạn nước ối. Nhiều cơ sở y tế tư vấn cách giải quyết ổn thỏa nhất lúc này là chị Vân Anh phải đình chỉ thai kỳ.
Mẹ bị vỡ tử cung, điều kỳ diệu nào giúp con sống sót?
Sau đó, chị Vân Anh đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được thăm khám. BSCKI Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh, phát hiện thai phụ có tử cung nhỏ bên cạnh bộ phận đang chứa bé con. Chị Vân Anh tuy hết ối nhưng âm đạo không bị ra nước.
Nhận định nguyên nhân làm mất nước ối của bào thai này là do bị vỡ tử cung. Sau khi hội chẩn, Giám đốc bệnh viện Nguyễn Duy Ánh đã có quyết định truyền ối vào buồng tử cung để cứu thai nhi.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh và BSCKI Nguyễn Thị Sim cùng ê-kíp đang mổ bắt thai nhi cho chị Vân Anh
Khi được truyền dịch vào buồng ối, nước lại chảy dần ra ổ bụng. Lúc này, các bác sĩ phát hiện vết vỡ ở đáy tử cung. Thai nhi vẫn phát triển, sức khỏe người mẹ bình thường.
Người mẹ tiếp tục được truyền ối lần 2 và dùng những loại thuốc để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm trùng và con có thêm thời gian phát triển.
Thai nhi được giữ trong bụng mẹ thêm 5 tuần. Vào tuần 31, bé nặng 1,5 kg và có dấu hiệu không tăng cân, các bác sĩ quyết định mổ bắt thai. Hiện tại, bệnh nhi được chiếu đèn do mắc vàng da sơ sinh và sẽ được xuất viện trong tuần tới.
Chưa từng thấy trong y văn
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim nói: “Bệnh nhân vỡ tử cung âm thầm, vết vỡ nhỏ 2cm và không có các triệu chứng nặng như nhiễm trùng hoặc đau hay sốc mất máu (vì vỡ ở vùng không có nhiều mạch máu). Thai phụ chỉ đau tức thì khi vỡ tử cung. Những biểu hiện này dễ khiến các bác sĩ không nghĩ đến tình huống vỡ tử cung, nhất là ở tuần thai 24 nên có thể dẫn đến tình trạng chẩn đoán nhầm”.
Vỡ tử cung là tình trạng tai biến thường trực, tối cấp cứu đối với thai phụ. Tình trạng mẹ bị vỡ tử cung mà vẫn giữ được thai nhi là tình huống hiếm gặp.

Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn nước rút chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy thử thách. Đây được xem là giai đoạn an toàn nhưng khá “nhạy cảm” vì mẹ bầu có thể gặp bất cứ nguy hiểm nào ảnh hưởng tới sự ra đời của thai nhi.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, trường hợp cứu sống thai nhi này là nhờ can thiệp bào thai – một trong những kỹ thuật cao nhất của sản khoa thế giới. Không chỉ cứu sống thai nhi mà còn bảo tồn được tử cung của người mẹ.
PGS Ánh khẳng định: “Ca cứu sống mẹ và con này là hy hữu trên thế giới. Chúng tôi chưa thấy y văn ghi nhận tình huống tương tự”.
C.L.T
-
"Cứu nguy" cho bà bầu bị trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.
-
Cách chăm sóc trẻ sinh non: Những điều mẹ cần biếtRa đời trước thời gian dự sinh, những bé sinh non thường chưa được chuẩn bị đầy đủ để chào đời, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thậm chí, nguy cơ tử vong cũng cao hơn bình thường. Mẹ phải làm gì để...
-
"Nhận diện" thai ngoài tử cungThai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều. Tham khảo những...
-
Dị tật thai nhi, canh thời điểm thụ thai để phòng tránh cho conBạn có biết rằng mùa hè là thời điểm có lượng tinh trùng thiếu đuôi cao nhất trong năm? Ngoài ra, nếu bạn mang thai lúc đang bị bệnh thì nguy cơ dị tật thai nhi cũng sẽ cao hơn bình thường. Vậy...
-
"Nước ối ít phải làm sao?" và đây là câu trả lời đúng khỏi nghi ngờNước ối được coi là tấm bình phong bảo vệ thai nhi khỏi những tác động từ bên ngoài. Thiếu hay dư ối đều mang đến những mối nguy riêng. Vậy nước ối ít phải làm sao?
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!