của bé
Sáng Chủ Nhật vừa qua, đông đảo mẹ bầu đã cùng gia đình đến tham gia lớp học tiền sản tháng 3 tại Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ AIH, với chủ đề: Mách mẹ kỹ năng cần thiết lúc chuyển dạ để mẹ tròn con vuông.
Nội dung bài viết
Muốn con sanh ra được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoài hành trình 9 tháng, mẹ cũng cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để tự tin bước vào cuộc chuyển dạ dễ dàng, cô Nguyễn Thị Lan – Điều dưỡng trưởng Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ AIH, người “đứng lớp” chính trong lớp học tiền sản tháng 3 chia sẻ.

Hội trường của lớp tiền sản tháng 3 được lấp đầy với gần 100 mẹ bầu và cả những kinh nghiệm “rút ruột” cho cuộc chạy nước rút mà mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua.
Những dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý
Trước khi đi vào chủ đề chính là Chuyển dạ và các cách thở trong chuyển dạ, cô Nguyễn Thị Lan mở đầu bài nói chuyện của mình bằng việc chỉ ra những dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi có bất kỳ một trong những dấu hiệu kể trên, mẹ cần đến bác sĩ ngay để kiểm tra tình trạng thai. Những dấu hiệu cảnh báo này bao gồm:
- Ốm nghén nặng
- Ra máu âm đạo (nguy cơ nhau tiền đạo, nhau bong non…)
- Đau bụng đột ngột, gò nhiều
- Tiểu buốt, tiểu rát
- Vấn đề về răng miệng (đau răng, răng sâu… gây nhiễm trùng máu nguy hiểm)
- Huyết áp trong thai kỳ
- Chân phù bất thường
- Tăng cân nhanh hoặc không tăng cân, bụng to nhanh hoặc không to
- Huyết trắng nhiều có mùi hôi, ngứa, có màu xanh bọt
- Đột nhiên không còn dấu hiệu thai nghén: cử động thai, thai máy bất thường
- Nước ối quá nhiều…
Dấu hiệu chuyển dạ và các bài tập thở trong chuyển dạ
Theo cô: “9 tháng 10 ngày, chuyển dạ là giai đoạn quan trọng quyết định trẻ 1 năm 3 lớp hay 3 năm 1 lớp”. Trong giai đoạn này, thai phụ cần biết cách thở và rặn đúng cách để có hiệu quả, tránh cuộc chuyển dạ kéo dài và nguy hiểm cho cả mẹ và con như mẹ mất sức, bé ngạt, sang chấn đường sinh dục mẹ, băng huyết.
Dấu hiệu chuyển dạ
Khi có những dấu hiệu chuyển dạ sau, mẹ cần bình tĩnh để xử lý, đi xe tư thế ngồi hoặc nằm và đến ngay bệnh viện:
- Bụng gò theo từng cơn liên tục đều đặn, tăng dần theo thời gian
- Trằn và nặng bụng dưới
- Đau lưng nhiều muốn rặn
- Ra nhớt hồng âm đạo
- Cổ tử cung xóa và mở
- Ra nước ối
Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn co tử cung, mẹ có thể giảm đau, trợ sức cho cuộc chuyển dạ bằng hơi thở. Thực hành những bài thở này, mẹ không chỉ cảm thấy vui vẻ, an toàn, giảm mệt mỏi, mà còn tránh mất sức và dự trữ được đủ lượng ô-xy cho cả mẹ và bé.
Các kiểu thở trong chuyển dạ
Kiểu thở chậm sâu: Khi cổ tử cung nở từ 3 phân trở xuống áp dụng kiểu thở chậm sâu (hít vô bằng mũi, thở ra bằng miệng, chậm) giúp duy trì lượng ô-xy dự trữ cho mẹ và bé trong cơn gò (cơn gò thưa), hết cơn gò mẹ thở bình thường trở lại.
Kiểu thở nhanh nông: Khi cổ tử cung mở 4-7 phân mẹ sẽ cần áp dụng bài thở nhanh nông (hít hơi sâu, thở nhanh), lúc này trong khoảng 10 phút mẹ sẽ chịu 3-4 cơn gò. Kiểu thở này giúp mẹ ổn định sức khỏe.
Kiểu thở thổi nến: Kiểu thở này dùng trong giai đoạn gần rặn sanh, khi cổ tử cung mở 7-9cm, lúc này cơn co tử cung dồn dập và đau nhiều, ngôi thai tụt xuống chèn ép vào trực tràng gây nên cảm giác mắc rặn. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung tránh rặn sớm.
Khi cơn co bắt đầu hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt bằng một hơi thở sâu.
Rặn đẻ
Giai đoạn II của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và có chỉ định rặn sinh. Mẹ sẽ nằm trên bàn sinh, đầu cao, khi có cơn co tử cung bụng co cứng và xuất hiện cơn đau thì sản phụ lấy 2 hơi thở sâu rồi hít một hơi dài, ngâm chặt miệng giữ hơi, hai tay nắm chặt hai thành bàn sinh, hai chân đạp manh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, cằm gập vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, giữ lưng thẳng áp sát vào bàn sinh, mông cong lên (tư thế cong chữ C), dồn hơi rặn mạnh đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài.
Khi cảm thấy hết hơi rặn nhưng còn đau bụng thì hít vào hơi khác và rặn tiếp lần nữa. Giữa hai cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.
Có mặt tại lớp tiền sản tháng 3, và cũng là lần đầu tiên tham gia lớp học tiền sản, chị Trần Huyền Trang (Q.9) chia sẻ: “Đây thật sự là lớp học hữu ích vì mình có thể hình dung về cuộc chuyển dạ sắp tới, biết cách thở thế nào cho đúng theo từng giai đoạn để cảm thấy bình tĩnh và đủ sức khỏe đón chào con yêu.
Dù nhà ở tận Củ Chi nhưng vợ chồng chị Nhi Trần vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để đến tham gia lớp học. Chị chia sẻ niềm vui vì “vừa có thêm kiến thức chuyển dạ mà còn được quà cho baby của mẹ”.
Lớp học tháng 3 với nhiều hoạt động thú vị
Với hơn 40 năm kinh nghiệm, điều dưỡng Nguyễn Thị Lan không chỉ chia sẻ, giải đáp cho các bố, mẹ những vấn đề liên quan đến chuyên môn mà còn cả những thắc mắc về tâm lý và kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình mang thai và giai đoạn quyết định – chuyển dạ. Ở phần giao lưu đặt câu hỏi, đã có rất nhiều thắc mắc được đưa ra và giải đáp bao gồm: Gây tê màng cứng có nên không? Mẹ cần làm gì? Đảm bảo chế độ dinh dưỡng thế nào khi bị đa ối; Mẹ bị ợ nóng trong những tháng cuối thai kỳ cần làm gì? Khi đi sinh thì cần mang theo những gì?…
Bên cạnh buổi chia sẻ với những thông tin hữu ích từ cô Nguyễn Thị Lan, các bố mẹ còn được các thành viên của gia đình AIH hướng dẫn tham quan một vòng sản khoa: phòng sanh thường, phòng sanh 4 trong 1, phòng chờ sanh, phòng hậu sản, nhà hàng của bệnh viện… với thiết kế, trang thiết bị chuẩn Mỹ. Ngoài ra, mẹ còn được tìm hiểu về các gói sanh, chăm sóc thai kỳ và trẻ sơ sinh trọn gói tại bệnh viện.
Nhiều phần quà “check-in” hữu ích và bốc thăm trúng thưởng hấp dẫn cũng được trao cho các mẹ bầu tham gia chương trình. Bạn cùng xem thêm một số hình ảnh dễ thương của các mẹ bầu trong lớp tiền sản tháng 3 này nhé!
Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đưa vào sử dụng hệ thống phòng sinh gia đình “4 trong 1” theo tiêu chuẩn Mỹ – còn gọi là phòng LDRP (chuyển dạ chờ sinh – sinh (thường) – hồi phục – theo dõi sau sinh), cho phép sản phụ và gia đình lưu trú tại một phòng duy nhất từ lúc chuyển dạ chờ sinh đến khi tình trạng sản phụ ổn định và an toàn sau sinh. |
-
12 lý do thuyết phục để bố có mặt tại lớp học tiền sảnNhiều ông bố nghĩ rằng, các lớp học tiền sản không dành cho họ bởi việc sinh con, chăm sóc bé là chuyện tự nhiên nhất trên đời nhưng nó chỉ dành cho người phụ nữ và cô ấy sẽ biết tất tần tật mọi...
-
Chọn lớp học tiền sản cho bạnKhái niệm học tiền sản đã trở nên quen thuộc với các mẹ bầu trong vài năm trở lại đây. Việc lựa chọn một lớp học phù hợp sẽ giúp mẹ trang bị được nhiều kiến thức cần thiết cho cả quá trình sinh nở...
-
Lớp học tiền sản "Chăm sóc sức khoẻ mẹ & bé sau sinh" miễn phíVào 9h sáng ngày 22/2/2014, bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tổ chức lớp học tiền sản miễn phí với chủ đề “Chăm sóc & phục hồi sức khoẻ mẹ và bé sau sinh” tại số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
-
Lớp học tiền sản miễn phí "Cùng mẹ vượt cạn"Vào 9h sáng ngày 28/12/2013, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc kết hợp cùng hãng sữa Abbott, Hipp, bỉm Goo.N, NUK & Bubchen, trung tâm VietCare, Riokid Studio tổ chức lớp học tiền sản miễn phí với chủ...
-
Lớp học tiền sản tại TP.HCM & hội thảo cho bé ăn dặm tại Hà Nội cuối tháng 6MarryBaby gửi đến các mẹ lịch tổ chức lớp tiền sản "Chăm sóc mẹ sau sinh và hướng dẫn tắm bé" tại Tp.HCM và hội thảo “Hướng dẫn cho bé ăn bổ sung đúng cách và xử trí các tình huống thường gặp” tại...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như người lớn. Vì thế, khi bé ăn dặm, bố mẹ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ, trong đó có nước mắm cho trẻ ăn dặm.
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!