Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 19/04/2023

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?
Mang thai là một quá trình dài trong 40 tuần. Thời gian này ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu trong thai kỳ, người mẹ cũng cần tập trung theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi theo tuần bắt đầu từ khi bạn biết mình đang mang thai và kết thúc với sự ra đời của em bé. Quá trình này gồm có ba giai đoạn phát triển của thai nhi: mầm, phôi và thai nhi.

1. Sự phát triển của thai nhi theo tuần 1 và 2 của thai kỳ

Sự thật là trong giai đoạn này mẹ vẫn chưa có thai. Lý do là bác sĩ thực hiện cách tính tuổi thai từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.

Do đó, nếu bác sĩ kết luận thai của mẹ 7 tuần tuổi thì tuổi thật của thai nhi chỉ xấp xỉ khoảng 5 tuần, tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của mẹ là ngắn hay dài.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về sự phát triển của thai nhi theo tuần 1; và quá trình phát triển của thai nhi tuần 2 để hiểu hơn về giai đoạn đầu của thai kỳ nhé.

2. Tuần 3 và 4 của thai kỳ

Mẹ quan hệ trong ngày rụng trứng mà nếu trứng và tinh trùng gặp nhau thì quá trình thụ tinh sẽ bắt đầu xảy ra.

Trứng đã thụ tinh bắt đầu di chuyển qua ống dẫn trứng về phía tử cung và gắn vào niêm mạc tử cung được gọi là quá trình làm tổ. Sau khi được cấy ghép, phôi thai sẽ bắt đầu phát triển và hình thành nhau thai. Đây là bộ phận phát triển trong tử cung giúp cung cấp thức ăn và oxy cho bé qua dây rốn trong suốt thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi tuần 3sự phát triển của thai nhi tuần thứ 4 thai kỳ

3. Tuần 5 thai kỳ

Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, ống thần kinh của thai nhi sẽ hình thành. Ống thần kinh sẽ trở thành não, tủy sống và xương sống của bé. Những chồi nhỏ bắt đầu xuất hiện và trở thành tay và chân. Phổi của bé đang phát triển từng ngày. Tim cũng được hình thành và bắt đầu đập.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 5 như thế nào?

4. Tuần 6 thai kỳ

sự phát triển của thai nhi theo tuần 6 thai kỳ

Tim của thai nhi đập khoảng 105 lần trên một phút. Mũi, miệng, ngón tay, ngón chân và tai của em bé đang dần hình thành rõ ràng hơn. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về thai nhi tuần thứ 6 phát triển ra sao để hiểu hơn về con yêu trong giai đoạn này nhé.

5. Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 7 thai kỳ

Xương của thai nhi bắt đầu hình thành nhưng vẫn còn mềm. Và chúng sẽ dần cứng lên khi vào những tuần tiếp theo của thai kỳ. Lúc này, thai nhi cũng đã có mí mắt, nhưng vẫn chưa thể mở ra được. Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành khi vào tuần thứ 7 của thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi 7 tuần phát triển như thế nào và cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

6. Tuần thứ 8 thai kỳ

Khi bước vào tuần thứ 8 thai kỳ, tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể thai nhi đang phát triển dần dần. Nhau thai trong giai đoạn này đã bắt đầu hoạt động để nuôi sống thai nhi.

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 8 tại MarryBaby để hiểu con yêu rõ hơn nhé.

7. Tuần 9 thai kỳ

Những chồi nhỏ đã xuất hiện sẽ phát triển và trở thành răng của em bé khi chào đời. Trong giai đoạn này, thai nhi đã có kích thước khoảng 2.3cm.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 9 ra sao?

8. Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 10

Các ngón tay và ngón chân của thai nhi trong tuần thứ 10 vẫn tiếp tục phát triển và móng tay cũng đang phát triển. Bạn có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi trong những lần đi khám thai qua máy siêu âm.

9. Tuần 11 thai kỳ

Xương của thai nhi khi bước vào tuần thứ 11 của thai kỳ đã bắt đầu cứng hơn. Làn da của bé yêu trong giai đoạn này vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ rõ ràng hơn theo thời gian. Đầu của thai nhi lúc này chiếm khoảng một nửa kích thước của cơ thể.

10. Tuần 12 của thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi theo tuần

Bàn tay của thai nhi đã phát triển nhanh hơn so với bàn chân. Thai nhi trong tuần thứ 12 đã di chuyển xung quanh tử cung của bạn. Nhưng bạn có thể vẫn chưa cảm thấy rõ sự di chuyển của con yêu. Lúc này, thai nhi dài khoảng 5.334 cm và nặng khoảng 14g.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa? Các mẹo dân gian biết trai hay gái

11. Tuần 13 của thai kỳ

Tuần 13 của thai kỳ là thời điểm bắt đầu tam cá nguyệt thứ hai của bạn đấy nhé. Giai đoạn này, thai nhi sẽ có sự phát triển nhanh chóng. Các cơ quan trong cơ thể được hình thành đầy đủ và tiếp tục phát triển. Trên siêu âm, bạn có thể quan sát được âm thanh giống như hơi thở và tiếng nuốt của em bé.

12. Quá trình mang thai tuần thứ 14

Thai nhi 14 tuần tuổi bắt đầu cử động mắt. Mũi và vị giác của thai nhi cũng đang phát triển. Da của con yêu bắt đầu dày lên và các nang lông dưới da bắt đầu hình thành. Thai nhi trong lúc này đã biết mở tay, nắm tay và đưa tay lên miệng rồi nhé.

13. Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 15 thai kỳ

Thai nhi khi được 15 tuần đã bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Con yêu đã biết nhào lộn xung quanh bên trong tử cung của người mẹ. Lúc này, bạn đã có thể bắt đầu cảm nhận được sự di chuyển của con yêu ở trong bụng. Xương của thai nhi đang phát triển chắc khỏe và bạn có thể nhìn thấy con khi siêu âm. Thận của bé đã tạo ra nước tiểu và tim đã bắt đầu bơm máu nuôi cơ thể.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 15 tuần đã biết trai hay gái chưa? 4 cách xác định giới tính thai nhi

14. Tuần 16 của thai kỳ

Mí mắt, môi trên và tai của thai đã phát triển trong tuần thứ 16 của thai kỳ. Lúc này, con yêu của bạn đã có thể nghe thấy những gì bạn nói. Vì thế, bạn hãy nói chuyện hoặc hát cho con nghe bao nhiêu tùy thích. Thai nhi 16 tuần có chiều dài khoảng 11.43cm và nặng khoảng 100g.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai theo tuần thứ 16 & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

15. Tuần 17 của thai kỳ

Khi bước vào tuần 17 thai kỳ, thai nhi bắt đầu được nạp thêm chất béo vào cơ thể. Chất béo cung cấp năng lượng, giúp thai nhi giữ ấm cơ thể sau khi chào đời. Giai đoạn này, vernix cũng xuất hiện trên da của thai nhi. Đây là một lớp sáp hoặc chất nhờn không thấm nước được phủ trên da. Lớp phủ này giúp bảo vệ làn da của thai nhi suốt quá trình ở trong bụng mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 17 tuần sao không thấy máy? Liệu có nguy hiểm không?

16. Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 18

Vào tuần 18 thai kỳ, thai nhi sẽ trải qua chu kỳ thức và ngủ. Mẹ ghi nhớ chỉ cần một tiếng động lớn hay sự chuyển động của bạn cũng có thể đánh thức bé yêu khi đang ngủ. Làn da của thai nhi đã bắt đầu có lông tơ. Đây là lớp lông mịn, mềm giúp giữ ấm cho bé khi còn trong bụng mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 18 tuần nặng bao nhiêu và thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?

17. Quá trình mang thai tuần thứ 19

Những cú đạp và cử động của thai ngày một mạnh mẽ hơn chính là sự phát triển của thai nhi theo tuần 19. Nếu bạn đã cảm thấy những cú đá trước đây của con; thì bây giờ bạn lại càng cảm nhận điều này một cách rõ ràng hơn. Vào tuần 19 thai kỳ, thai nhi đã học cách bú để chuẩn bị cho ngày chào đời. Bé yêu thậm chí có thể đã có thói quen mút ngón tay cái của mình từ trong bụng mẹ.

18. Tuần 20 của thai kỳ

sự phát triển của thai nhi 20 tuần

Móng tay của thai nhi đã mọc phủ đầu ngón tay khi bước vào tuần 20 của thai kỳ. Lúc này, thai nhi có thể có chiều dài khoảng 16.5 cm và nặng khoảng 0,28kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 20 tuần máy ít có sao không? 6 cách đơn giản để con yêu đạp mẹ ổn định hơn

19. Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 21

Các ngón tay và ngón chân của thai nhi đã hình thành đầy đủ bao gồm cả dấu vân tay và dấu ngón chân. Bé yêu trong tuần 21 của thai kỳ có thể nuốt và thỉnh thoảng có thể bị nấc cụt. Bạn có thể cảm thấy những chuyển động của thai nhi đều đặn và thường xuyên hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Có phải thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là nguy hiểm không?

20. Tuần 22 của thai kỳ

Mí mắt của thai nhi vẫn nhắm nhưng mắt bé yêu vẫn đang di chuyển. Các tuyến lệ ở mắt của thai nhi bắt đầu phát triển và lông mày có thể bắt đầu xuất hiện. Thai nhi được 22 tuần có thể giật mình khi nghe thấy âm thanh lớn đấy bạn nhé.

21. Tuần 23 của thai kỳ

Thai nhi 23 tuần có thể nhận ra âm thanh, chẳng hạn như giọng nói của bạn hay ông xã. Giai đoạn này, nếu bạn nói chuyện với con, bạn có thể cảm thấy những cử động của con phản ứng lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường? Lưu ý dành cho mẹ bầu!

22. Tuần 24 của thai kỳ

Cơ bắp của thai nhi trong tuần 24 vẫn tiếp tục phát triển. Bé yêu có thể bắt đầu mọc tóc trên đầu. Phổi của bé đã hình thành đầy đủ nhưng vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động khi ở bên ngoài bụng mẹ. Giai đoạn này, bé dài khoảng 30cm và có thể nặng hơn 0.59kg.

23. Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 25

Thai nhi đang phát triển nhanh chóng khi bạn bắt đầu tam cá nguyệt thứ ba. Hệ thống thần kinh của thai nhi gồm não, tủy sống và dây thần kinh phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Đây là hệ thống giúp bé vận động, suy nghĩ và cảm nhận. Khi được 25 tuần, thai nhi sẽ cần nhiều chất béo cho cơ thể, để làn da được mịn màng và ít nếp nhăn hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần 25 như thế nào mẹ biết chưa?

24. Tuần 26 của thai kỳ

Cơ thể của thai nhi tuần thứ 26 của thai kỳ đang tạo ra hắc tố, một chất tạo nên màu da và bảo vệ da bé khỏi ánh nắng mặt trời sau khi sinh. Phổi của bé yêu cũng bắt đầu tạo ra chất hoạt động bề mặt giúp phổi sẵn sàng để thở khi chào đời.

25. Tuần 27 của thai kỳ

Thai nhi khi được 27 tuần bắt đầu đá và vươn vai nhiều hơn. Phổi và hệ thần kinh của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 27 của thai kỳ như thế nào?

26. Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 28

Thai nhi đã có lông mi và có thể mở mắt, nhắm mắt được rồi. Thai nhi trong tuần 28 có chiều dài khoảng 37.6cm và nặng khoảng 1kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa

27. Tuần 29 của thai kỳ

Thai nhi tuần thứ 29 bắt đầu tăng cân nhanh chóng hơn. Vì thế, bạn hãy ăn những thực phẩm lành mạnh để thai nhi có đủ chất dinh dưỡng cần thiết và phát triển.

quá trình phát triển của thai nhi
Siêu âm có thể giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi theo tuần

28. Quá trình mang thai tuần thứ 30

Thai nhi bắt đầu mất đi lớp lông tơ mềm mại bao phủ cơ thể bé. Vào tuần 30 của thai kỳ, thai nhi cũng có thể có mọc nhiều tóc hơn ở trên đầu.

29. Tuần 31 thai kỳ

Trí não của thai nhi 31 tuần tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Giờ đây, não của thai nhi có thể giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể của con.

30. Tuần 32 của thai kỳ

Khi thai nhi được cung cấp thêm chất béo vào cơ thể, làn da của bé yêu sẽ không còn trong suốt nữa. Thai tuần 32 này em có thể nặng khoảng 1,72kg.

31. Tuần 33 thai kỳ

Thai nhi vẫn đang tăng cân và phát triển đều đặn. Khi bạn đến gần ngày dự sinh, thai nhi sẽ có cân nặng khoảng 1,9kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 33 & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

32. Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 34

Lớp vernix, lớp sáp nhờn bảo vệ làn da của thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu dày hơn. Hầu hết các thai nhi trong tuần 34 thai kỳ đã chuyển sang tư thế đầu cúi xuống để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Điều này có thể xảy ra trong tuần này hoặc trong vài tuần tới.

33. Tuần 35 thai kỳ

Não và phổi của thai nhi vẫn đang phát triển. Não của bé ở tuần thứ 35 chỉ nặng bằng 2/3 so với khi con vào tuần 39 và 40. Nếu thai kỳ tuần 35 của bạn khỏe mạnh thì hãy đợi quá trình chuyển dạ tự bắt đầu. Nếu bạn có biến chứng thai kỳ thì cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi em bé chào đời.

34. Tuần 36 thai kỳ

Không gian trong bụng mẹ đã trở nên trật trội trong đối với thai nhi 36 tuần. Mặc dù thai nhi không còn chỗ để cử động thoải mái nữa nhưng bạn vẫn cảm thấy được những cú đạp và vươn vai của con. Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi về tần suất cử động của thai nhi thì nên đến bệnh viện để được thăm khám nhé.

35. Sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 37

Các cơ quan quan trọng như não, phổi và gan của thai nhi vẫn đang phát triển trong tuần 37 của thai kỳ. Giai đoạn này, thai nhi vẫn đang tăng cân đều đặn. Mẹ nên giữ tâm lý thoải mái, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và sinh hoạt điều độ để chuẩn bị đón con chào đời.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?

36. Tuần 38 thai kỳ

Não, gan và phổi của thai nhi vẫn đang phát triển. Kích thước của bé yêu có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn trong giai đoạn này. Nhưng bạn hãy cố lên nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần 38 thai kỳ và những lời khuyên của bác sĩ

37. Quá trình mang thai tuần thứ 39

Bạn và con yêu đã bước vào tuần 39 của thai kỳ rồi đấy! Lúc này con yêu đã đủ ngày đủ tháng và bắt đầu chuẩn bị cho ngày chào đời. Nếu nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sinh nở thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện ngay bạn nhé.

38. Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 40

Chúc mừng bạn đã đi đến tuần 40 của thai kỳ. Con yêu cũng đã sẵn sàng để chào đời rồi đấy. Thai nhi đã có thời gian để phát triển đầy đủ và sẵn sàng gặp bạn rồi. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn đã cảm nhận được các dấu hiệu chuyển dạ. Và lúc này, em bé có chiều dài khoảng 50,5cm và nặng khoảng 3,44kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 40 tuần bụng vẫn cao khiến mẹ bầu ‘đứng ngồi không yên’

Như vậy, bạn đã biết sự phát triển của thai nhi theo 40 tuần như thế nào. Quá trình hình thành của thai nhi là một thời gian dài với nhiều sự thay đổi mỗi ngày. Hy vọng với các giai đoạn phát triển của thai nhi này sẽ giúp bạn theo dõi được sự lớn lên mỗi ngày của con yêu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy Week by Week
https://www.marchofdimes.org/pregnancy-week-week#40
Truy cập ngày 18/04/2023

2. Fetal Development
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/7247-fetal-development-stages-of-growth
Truy cập ngày 18/04/2023

3. Fetal Development Week By Week: Stages Of Pregnancy
https://www.momjunction.com/articles/your-unborn-babys-development_00389566/
Truy cập ngày 18/04/2023

4. Pregnancy week-by-week
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-week-by-week
Truy cập ngày 18/04/2023

5. Anatomy of pregnancy and birth – uterus
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/anatomy-of-pregnancy-and-birth-uterus#:~:text=and%20with%20age.-,How%20does%20the%20uterus%20change%20during%20pregnancy%3F,the%20top%20of%20the%20uterus.
Truy cập ngày 18/04/2023

x