Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 18/05/2022

Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết

Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Sinh con trai, một trong những điều mẹ lo nhất là bộ phận sinh dục của con có bình thường không. Đặc biệt, nhiều mẹ sốt vó khi thấy bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh. 

Ở giai đoạn sơ sinh, hầu hết các mẹ sẽ quan sát kỹ bộ phận sinh dục của bé trai để phát hiện sớm những bất thường. Một trong những hiện tượng mẹ nghĩ là không bình thường chính là bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh; hay tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ.

Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo?

Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo hay không? Theo bác sĩ nhi khoa, bộ phận sinh dục của bé trai khi mới sinh có thể hơi to ở phần bìu cho nên mẹ sẽ thấy xệ. Điều quan trọng là kiểm tra xem bé có đủ 2 tinh hoàn và tinh hoàn ở đúng vị trí hay không. Xệ hay không xệ không quan trọng.

Mặt khác, bìu của bé trai mới sinh có thể to do hiện tượng tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh; và chất dịch này sẽ tự tiêu đi khi bé càng lớn. Đa số bộ phận sinh dục của bé trai sẽ trở về bình thường sau vài tháng tuổi.

>> Mẹ có thể xem thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là gì?

bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo
Hình ảnh tinh hoàn bình thường ở trẻ sơ sinh và tinh hoàn bị tràn dịch

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tràn dịch màng tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc, ứ nước màng tinh hoàn.

Đây là một bệnh lành tính, mẹ không phải lo lắng nhiều. Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ sẽ có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu. Thường khi sinh ra ống này đã bịt lại. Ở một số trẻ, nếu ống này không tự nhiên đóng sẽ dẫn đến nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh tràn dịch tinh hoàn.

Dấu hiệu nhận biết là một hoặc hai bên bìu của trẻ to, căng bóng, nắn thấy một khối toàn nước; có cảm giác con bị bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh.

Bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi. Nếu sau 1 tuổi tình trạng không được cải thiện thì mẹ nên cho con đi khám. Trường hợp này, trẻ sẽ được phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn. Theo đó, mẹ sẽ không còn phải lo bìu trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ; hay tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ hoặc bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ có thể xem thêm Vì sao cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh?

Những bất thường khác ở bộ phận sinh dục bé trai ngoài bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

1. Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn lạc chỗ)

tinh hoàn ẩn

Trong giai đoạn đầu của thai nhi, tinh hoàn sẽ nằm trong ổ bụng. Sau đó, cùng với quá trình thai nhi phát triển thì tinh hoàn sẽ di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc được sinh ra.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tinh hoàn nằm trên đường đi của nó (bụng, ống bẹn) mà không xuống ở bìu. Kết quả là bé trai chào đời nhưng không sờ thấy tinh hoàn trong bìu.

Tỷ lệ bé trai bị tinh hoàn ẩn vào khoảng 3% ở trẻ sinh thường và 30% ở trẻ sinh non. Mẹ có thể biết con bị tinh hoàn ẩn hay không thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Sờ trong bìu không thấy có tinh hoàn nhưng thấy có khối u nổi ở ống bẹn.
  • Trường hợp tinh hoàn nằm trong ổ bụng thì không sờ chạm được.

Không giống như hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh; tinh hoàn ẩn vô cùng nguy hiểm với trẻ vì để lâu có thể gây nên biến chứng xoắn tinh hoàn, ung thư hoặc vô sinh. Độ tuổi lý tưởng nên mổ cho bé trai bị ẩn tinh hoàn là 1 tuổi.

2. Dương vật bé cũng gây lo lắng như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

dương vật bé

Dương vật bé cũng gây nhiều bất an như khi mẹ thấy tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ.

Để biết dương vật bé sơ sinh có bé hay không, mẹ kiểm tra bằng cách đo từ gốc đến ngọn (nhớ loại trừ mô mỡ vủng mu để có chiều dài tính từ gốc). Nếu số đo là dưới 1,9cm thì được coi là dương vật bé.

Trong trường hợp này, mẹ nên cho con đi khám. Thường bé sẽ được kiểm tra nồng độ hormone, các nhiễm sắc thể để xem có gặp bất thường nào về gen không.

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể được thử nghiệm dùng testosterone để xem dương vật có đáp ứng với kích thích testosterone không. Trường hợp không đáp ứng thì tương lai trẻ có thể gặp khó khăn về vấn đề giới.

3. Cong, vẹo dương vật cũng khiến mẹ thấy lạ như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

Ở một số bé sẽ xuất hiện hiện tượng lỗ tiểu đúng vị trí nhưng dương vật khi cương cứng sẽ vẹo sang một bên trông như quả chuối cong. Lúc trẻ còn nhỏ, chưa ý thức về vấn đề giới tính nên sẽ không thắc mắc nhiều về tật này.

Nhưng khi đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ cảm thấy mặc cảm. Cha mẹ nên quan tâm đến con, phát hiện sớm bất thường này và nên cho con mổ khi còn nhỏ, trước tuổi đi học.

>> Mẹ có thể xem thêm Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Những biểu hiện lạ khác ở trẻ sơ sinh ngoài bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng thấy bé có thể gặp những tình trạng bất thường dưới đây, nhưng tình trạng không nghiêm trọng, mẹ không cần thấp thỏm lo âu.

1. Phản xạ giật mình

Hiện tượng tay chân bé liên tục chuyển động, giật mình và quẫy đạp có thể khiến mẹ cảm thấy khá phiền phức trong thời gian đầu. Thực tế, đây là các hoạt động tự nhiên ở bé.

Trong đó, phản xạ do giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro) sẽ kéo dài trong 5-6 tháng. Bé thường giơ hai tay và co hai chân, có thể quấy khóc khi bỗng nhiên nghe tiếng động lớn hay bị chạm vào cơ thể.

Phản xạ này là phản ánh sự phát triển của não bộ. Nếu bé không có các phản xạ giật mình, đập tay, giãy chân thì đã đến lúc ba mẹ nên lo lắng và đưa con đi kiểm tra.

>> Mẹ có thể xem thêm Trẻ mấy tháng biết bò, cầm nắm, trườn và ngồi?

2. Cái đầu dị thường

Không chỉ bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh mới khiến mẹ thấy kỳ lạ; đầu của bé sơ sinh cũng làm nhiều mẹ thấy khó hiểu.

Vì đầu của em bé thường mềm nên việc di chuyển qua vùng xương chậu có thể gây ra sự biến dạng. Điều này còn xảy ra trong suốt quá trình chăm sóc bé, do nằm ngửa quá nhiều hoặc chỉ nằm nghiêng về một bên.

Giải pháp cho tình trạng này là mẹ nên cho con nằm sấp nhiều hơn khi bé đang thức; thay đổi vị trí đặt đồ chơi để bé không nằm nghiêng quá nhiều về một hướng.

Trong trường hợp mẹ đã làm mọi cách mà đầu bé vẫn bị méo ở một vài chỗ, nên đưa bé đến hỏi sự tư vấn của bác sĩ. Có thể bé sẽ cần phải đội một chiếc nón để tạm thời định hình đầu.

3. Bộ phận sinh dục bị sưng cũng khiến mẹ căng thẳng như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

Một số bé trai có bộ phận sinh dục mà tinh hoàn lớn hơn các bé bình thường; khiến mẹ sốt vó như thấy bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này cũng xảy ra ở các bé gái.

Điều này xảy ra do tác dụng của các hormone trong quá trình mang thai. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, bé sẽ nhanh chóng bài tiết hết những ứ đọng này ra ngoài thông qua đường tiểu trong một vài ngày.

Có một thông tin thú vị dành cho mẹ: bé sơ sinh đi tiểu rất nhiều và điều này có thể làm bé mất đến 10% khối lượng cơ thể so với lúc mới sinh. Điều duy nhất mẹ cần lưu ý là bé trai có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn và hiện tượng này cần đến 1 năm để tự biến mất.

>> Mẹ có thể xem thêm Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ: Mẹ có nên lo lắng?

4. Có máu trong tã

Bé sơ sinh phản xạ giật mình

Điều này có thể làm bất cứ phụ huynh nào hoảng hốt; giống tình trạng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh xem xét, phần lớn sẽ nhận ra là mọi việc không đáng lo.

Nếu mẹ sinh bé gái, có thể cô bé đang bị ảnh hưởng do tiếp xúc với hormone trong tử cung của mẹ; và tiểu đỏ ít là điều không đáng lo ngại. Những hormone sẽ giảm đi nhanh chóng. Các bé trai lại có thể chảy máu do mới đươc cắt bao quy đầu. Điều này cũng có thể xảy ra do bé bị hăm. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiêu ra máu, phụ huynh cần cho trẻ đến khám bác sỹ ngay nhé.

Hầu hết các mẹ đều không thể giữ bình tĩnh trong trường hợp này. Tốt nhất, để an tâm, mẹ có thể gọi cho một bác sĩ thân thiết để được tư vấn.

>> Mẹ có thể xem thêm 24 bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

5. Hai mắt hoạt động không đồng bộ

Đôi khi mẹ thấy mắt bé có vẻ tụ lại cùng một chỗ hoặc nhìn về 2 hướng khác nhau và cho rằng con bị lác hoặc lé. Sự thực là, phải mất 4 tháng mắt của bé mới có thể hoạt động nhất quán.

Nên nếu bạn đang lo lắng về đôi mắt bé thì nên theo dõi thêm một thời gian trước khi lo lắng không cần thiết.

Hy vọng những giải đáp về hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé.

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Undescended testicle
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/undescended-testicle/symptoms-causes/syc-20351995
Ngày truy cập: 29.03.2021

2. Newborn Reflexes
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=newborn-reflexes-90-P02630
Ngày truy cập: 29.03.2021

3. Micropenis in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=micropenis-90-P03096
Ngày truy cập: 29.03.2021

4. Congenital Penile Curvature
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15952-congenital-penile-curvature
Ngày truy cập: 29.03.2021

5. Scrotal Swelling in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=scrotal-swelling-in-children-160-59
Ngày truy cập: 29.03.2021

x