Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 27/11/2023

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ giúp bé nâng cao sức khỏe đường ruột

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ giúp bé nâng cao sức khỏe đường ruột
Theo đúng thuật ngữ y khoa, trẻ sơ sinh là từ dùng cho trẻ bé hơn 30 ngày tuổi. Một số phụ huynh vẫn thường nhầm lẫn trẻ sơ sinh là trẻ dưới 1 tuổi nên muốn tìm hiểu mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi thường ít gặp tiêu chảy. Đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng chỉ uống sữa mẹ hoặc hoặc công thức hoàn toàn. Nếu có tiêu chảy trẻ dưới 6 tháng chỉ được bổ sung thêm oresol theo chỉ định từ bác sĩ và không dùng bất cứ loại nước lá hay thảo mộc nào khác.

Do đó, thay vì chia sẻ mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, trong bài này chúng tôi sẽ chia sẻ về mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ, tức là trẻ trên 6 tháng tuổi.

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ tuy là một bệnh phổ biến nhưng nếu không chữa trị kịp thời khiến bệnh kéo dài có thể khiến trẻ mất nước và điện giải nghiêm trọng, tăng nguy cơ gặp biến chứng, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ thường gặp:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, virus, hoặc ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm đường ruột và gây ra tiêu chảy. Ví dụ như vi khuẩn E. coli, Rotavirus, Norovirus, Salmonella, hoặc ký sinh trùng Giardia.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ có thể bị tiêu chảy do suy dinh dưỡng. Khi trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn, đường ruột của trẻ không hoạt động bình thường, dẫn đến tiêu chảy.
  • Dị ứng thức ăn: Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng với một số thành phần trong thức ăn, chẳng hạn như sữa, đậu nành, lúa mì, hay trứng. Dị ứng thức ăn có thể gây viêm nhiễm đường ruột và tiêu chảy.
  • Bất dung nạp lactose: Bất dung nạp lactose là tình trạng không tiêu hóa lactose – đường tự nhiên có trong sữa và sản phẩm từ sữa. Trẻ không tiêu hóa lactose dễ bị tiêu chảy sau khi uống sữa.
  • Thuốc kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột tự nhiên của trẻ và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.
  • Sự thay đổi chế độ ăn: Sự thay đổi chế độ ăn, như việc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc từ sữa công thức sang thức ăn đặc, cũng có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ.

Các dấu hiệu ở trẻ bị tiêu chảy có thể gặp phải bao gồm:

  • Sốt nhẹ.
  • Khô môi, khô miệng.
  • Thường xuyên nôn ói.
  • Khóc không ra nước mắt.
  • Đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày.
  • Phân lỏng hoặc nước nhiều hơn bình thường.
  • Phân có thể có màu vàng, xanh lá cây, hoặc có máu hoặc nhầy.

>> Mẹ xem thêm: Theo dõi bảng màu phân của trẻ sơ sinh để chẩn bệnh

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị tiêu chảy phải làm sao?

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy phải làm sao? Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, bé hoàn toàn bú sữa mẹ. Vì vậy, bé dưới 6 tháng bị tiêu chảy thì mẹ chỉ nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn để giúp bé bù nước và chất điện giải, không nên sử dụng mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ. Cha mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh tốt cho trẻ bằng cách thay tã thường xuyên và làm sạch khu vực xung quanh vùng kín của trẻ để ngăn nhiễm trùng và kích thích vùng này.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi tình trạng của trẻ. Nếu bé nôn, tiểu tiện nhiều lần trong ngày khiến bé mất nước và tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tránh tự điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc biện pháp không được bác sĩ chỉ định, vì điều này có thể gây hại cho trẻ.

Với trẻ trên 6 tháng bị tiêu chảy, mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây. Tuy nhiên, vẫn cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

  • Cho trẻ uống dung dịch bù nước đường ruột oresol (ORS) đúng cách. ORS có sẵn ở dạng bột hoặc dung dịch đóng chai.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo trắng, chuối nghiền, khoai tây nghiền, hoặc sữa chua.
  • Tránh cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường hoặc chất béo.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn, cha mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ ORS hoặc nước lọc.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày hoặc có dấu hiệu mất nước, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ

Mẹo chữa tiêu chảy dưới đây chỉ nên thực hiện cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bạn cũng lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những mẹo này.

1. Dùng nước gạo lứt rang

Nước gạo lứt rang là một mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Nước gạo lứt rang không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, mất chất điện giải ở trẻ bị tiêu chảy mà còn đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rang vàng 100g gạo lứt.
  • Bước 2: Cho gạo lứt rang vào 2 lít nước.
  • Bước 3: Đun sôi cho đến khi gạo chín mềm.
  • Bước 4: Tắt bếp, chắt lấy nước.
  • Bước 5: Chia nước gạo lứt rang thành nhiều lần uống trong ngày cho trẻ.
Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng nước gạo rang
Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ bằng nước gạo rang

2. Chữa tiêu chảy bằng súp cà rốt

Cà rốt là một loại thực phẩm giàu pectin, có tác dụng làm dịu nhu động ruột, giúp giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Cà rốt cũng cung cấp nhiều muối khoáng, kali giúp bù đắp lượng chất điện giải đã mất đi do tiêu chảy. Chính vì thế, súp cà rốt sẽ là một mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gọt vỏ và rửa sạch 500g cà rốt.
  • Bước 2: Thái cà rốt thành lát mỏng.
  • Bước 3: Cho cà rốt vào nồi, thêm 2 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn đi một nửa.
  • Bước 4: Vớt cà rốt ra, nghiền nát, lọc qua rây, bỏ bã.
  • Bước 5: Thêm 3g muối vào nước cà rốt, đun sôi.
  • Bước 6: Chia nước cà rốt thành nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

3. Dùng trà vỏ cam

Vỏ cam là mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ hiệu quả nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch vỏ cam.
  • Bước 2: Cho vỏ cam vào cốc nước nóng.
  • Bước 3: Đun sôi cho đến khi nước cam chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Bước 4: Tắt bếp, để nguội.
  • Bước 5: Cho trẻ uống 1-2 thìa cà phê nước cam vỏ mỗi ngày, chia làm 2-3 lần.

(*)Lưu ý: Không nên cho trẻ uống nước cam vỏ quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả bằng vỏ cam
Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ hiệu quả bằng vỏ cam

4. Dùng nước hồng xiêm

Hồng xiêm xanh là một loại quả có tính mát, vị ngọt, có tác dụng hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, nhuận tràng và sinh tân dịch. Trong hồng xiêm xanh có chứa một chất gọi là tanin, có tác dụng cầm tiêu chảy rất hiệu quả. Chính vì thế, cha mẹ có thể áp dụng mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ bằng hồng xiêm.

Cách dùng hồng xiêm làm mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ:

  • Bước 1: Cắt 1 quả hồng xiêm xanh thành các lát mỏng.
  • Bước 2: Phơi khô rồi sao vàng.
  • Bước 3: Cho 10 lát hồng xiêm xanh đã được sơ chế vào nồi, thêm nước, đun sôi.
  • Bước 4: Chắt lấy nước, cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày.
Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng hồng xiêm xanh
Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ bằng hồng xiêm xanh

5. Dùng lá mơ lông

Lá mơ lông hay mơ tía là một loại rau có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giúp cầm tiêu chảy. Món ăn từ lá mơ chính là mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ hiệu quả tức thì.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch 100g lá mơ lông, ngâm nước muối loãng trong 5 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Giã nhỏ lá mơ lông.
  • Bước 3: Trộn đều lá mơ lông đã giã nhỏ với 1 quả trứng gà và 1 chút muối.
  • Bước 4: Cho 1 ít dầu vào chảo, đợi dầu nóng thì đổ hỗn hợp vừa trộn vào, trở đều 2 mặt cho chín.
  • Bước 5: Cho trẻ ăn ngày 2 lần.

6. Dùng nước cỏ sữa

Dưới đây là mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ bằng cỏ sữa:

  • Bước 1: Rửa sạch 5 mộc nhĩ, 2 nắm cỏ sữa và 50g đậu đen xanh lòng. Riêng mộc nhĩ thái dài và mỏng.
  • Bước 2: Cho từng loại nguyên liệu vào chảo, sao vàng đều.
  • Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu đã sao vàng vào nồi, thêm 3 bát nước nhỏ, đun sôi.
  • Bước 4: Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 0,5 bát nước thì chắt ra cho trẻ uống trong ngày.
  • mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng cỏ sữa
    Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ bằng cỏ sữa

    7. Dùng nước lá ổi, búp ổi non

    Búp lá ổi chứa Flavonoid có tác dụng kích thích cơ trơn ruột, làm giảm đau bụng do tiêu chảy nên cũng được dùng để chữa bệnh đường ruột hiệu quả.

    Để cầm tiêu chảy ở trẻ nhỏ tại nhà bằng búp lá ổi, dùng 20g gừng tươi, 20g búp ổi non và 10g vỏ quýt khô đem đi sắc cùng 2 lít nước cho đến khi còn lại 500ml thì chắt ra, cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày.

    Chỉ sử dụng các mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ khi đã được bác sĩ hoặc người có chuyên môn tư vấn. Tiêu chảy ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy theo nguyên nhân mà có các cách điều trị phù hợp. Việc áp dụng các mẹo chữa tiêu chảy không đúng cách có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên nặng hơn.

    Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ

    Để giúp ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

    • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi cho trẻ ăn hoặc thay tã.
    • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
    • Sử dụng sữa công thức tiệt trùng.
    • Vệ sinh đồ chơi của trẻ sạch sẽ.
    • Xử lý phân của trẻ đúng cách.
    • Cho trẻ ăn chín, uống sôi.

    Trên đây là mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ được dân gian truyền miệng và áp dụng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các mẹo trên. Tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện thăm khám khi trẻ bị tiêu chảy.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Diarrhea (0-12 Months)
    https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/diarrhea-0-12-months/
    Ngày truy cập: 06/11/2023

    2. Diarrhea in infants: MedlinePlus Medical Encyclopedia
    https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000691.htm
    Ngày truy cập: 06/11/2023

    3. Diarrhoea in children – causes, care and treatments | healthdirect
    https://www.healthdirect.gov.au/diarrhoea-in-children
    Ngày truy cập: 06/11/2023

    4. Diarrhea: Treatment at Home, Dehydration and When to See a Doctor
    https://www.nationwidechildrens.org/conditions/diarrhea
    Ngày truy cập: 06/11/2023

    5. Diarrhoea in Children: Causes, Symptoms and Treatments for Paediatric Diarrhoea
    https://www.healthhub.sg/a-z/diseases-and-conditions/diarrhoea_child_kkh
    Ngày truy cập: 06/11/2023

    x