Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Giang Trần
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 23/10/2023

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt: Mẹ cần làm gì để tăng đề kháng cho bé?

TÀI TRỢ BỞI:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt: Mẹ cần làm gì để tăng đề kháng cho bé?
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, các kháng thể từ mẹ sẽ được truyền qua nhau thai cho bé để khi ra đời, bé sẽ được bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các kháng thể nhận từ mẹ qua nhau thai chỉ có “sức mạnh” tạm thời và sẽ giảm dần theo thời gian [1], [2]. Do đó, nếu không được chăm sóc đúng cách trong những ngày tháng đầu đời, đề kháng của bé sẽ bị ảnh hưởng và khiến trẻ hay ốm vặt hơn.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt: Nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt có thể là do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Sức đề kháng còn non nớt

Sức đề kháng có thể được hiểu là khả năng tự phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập và tấn công của các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng của bé còn khá “non nớt” do nền tảng đề kháng của bé cần thời gian để phát triển, hoàn thiện và phải đến năm 3-4 tuổi, cơ thể trẻ mới có đủ lượng kháng thể gần bằng của người lớn. Trong khi đó, sức đề kháng bé nhận được từ mẹ thông qua các kháng thể truyền qua nhau thai trước khi sinh sẽ giảm mạnh sau khoảng 6 tháng [1].

Điều này gây ra một “khoảng trống” về đề kháng cho bé trong khoảng thời gian từ sau 6 tháng cho đến khi bé 3 – 4 tuổi và khiến bé dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây hại từ môi trường [1]. Thêm vào đó, các yếu tố như vệ sinh cá nhân không đảm bảo, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp cũng góp phần dẫn đến việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ là đối tượng dễ bị mầm bệnh tấn công nhất.

Sức khỏe đường ruột kém

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay ốm vặt cũng có thể là do sức khỏe đường ruột của trẻ đang gặp vấn đề. Bởi theo nghiên cứu, hệ tiêu hoá và sức đề kháng của trẻ có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau khi 70% nền tảng đề kháng của cơ thể nằm ở đường ruột [3]. Nếu trẻ có sức khỏe đường ruột yếu với hệ vi sinh vật đường ruột kém phát triển thì sức đề kháng của bé cũng bị ảnh hưởng, trở nên yếu hơn và có thể khiến bé hay ốm vặt.

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Trẻ hay ốm vặt

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển về thể chất mà còn có vai trò giúp bé củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Do đó, nếu dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc công thức sữa gặp “vấn đề”, sức đề kháng của bé cũng chịu ảnh hưởng và khiến trẻ hay ốm vặt.

Cụ thể, trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giúp cung cấp kháng thể bảo vệ bé chống lại các mầm bệnh. Nếu bé không được cho bú mẹ; nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng do chế độ ăn hoặc do mẹ đang dùng thuốc để điều trị các bệnh lý; mẹ cho bé bú không đúng cách, khiến bé bú không đủ cữ thì bé có thể không nhận đủ dưỡng chất và kháng thể từ sữa mẹ. Và điều này có thể là nguyên nhân khiến sức đề kháng của bé yếu, hay ốm vặt.

Với các bé dùng sữa ngoài trong những trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú thì nguyên nhân trẻ hay ốm vặt có thể đến từ công thức sữa mà bé đang dùng. Chẳng hạn, nếu công thức sữa bé dùng có chứa đạm biến tính, kết cấu phân tử đạm sữa lớn, bé có thể gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, đau thắt bụng. Những tình trạng này không chỉ khiến bé quấy khóc, khó chịu mà về lâu dài còn khiến sức khỏe đường ruột của bé bị ảnh hưởng và từ đó đề kháng của trẻ cũng bị hạn chế.

Trẻ chưa được chăm sóc hợp lý

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu bố mẹ chăm sóc bé không đúng cách, chẳng hạn như cho bé bú sai cách, không vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú… thì có thể dẫn đến việc bé bú chưa no, dễ ọc sữa, ngủ không đủ. Điều này về lâu dài có thể khiến sức đề kháng của bé bị suy giảm do khi ngủ ít, cơ thể giảm giải phóng các cytokine – một protein giúp bảo vệ cơ thể khi mầm bệnh tấn công [5].

Bí quyết giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng cường đề kháng, tránh xa ốm vặt

Dinh dưỡng tối ưu – “Chìa khóa vàng” giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng đề kháng, giảm ốm vặt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn. Bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng và phát triển của não bộ [7]. Trong đó nổi bật nhất là HMO, dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi và ức chế các mầm bệnh gây hại trong đường ruột [8], [9]. Không những vậy, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn “dồi dào” khi có hơn 200 chủng vi khuẩn trong sữa mẹ, trong đó quan trọng nhất là Lactobacilli, Bacteroides và Bifidobacteria. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh những loại vi khuẩn này có thể giúp trẻ giảm bớt tình trạng thở khò khè và nguy cơ mắc bệnh hen suyễn khi lớn lên [12], [13].

Trong trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc không đủ điều kiện cho bé bú, mẹ có thể tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn lựa chọn các giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp. Một trong những công thức sữa mà mẹ có thể cân nhắc lựa chọn cho bé là Friso Gold Pro. Đây là công thức sữa giúp bé tăng nền tảng đề kháng tự nhiên, khỏe mạnh từ bên trong với hệ dưỡng chất BioPro+ đặc biệt gồm các dưỡng chất như HMO, probiotic, chất xơ GOS để nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng và khỏe mạnh.

Ngoài yếu tố “tăng đề kháng”, khi chọn công thức sữa cho con, mẹ cũng nên ưu tiên sữa giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bởi hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt mà còn góp phần tăng sức khỏe đường ruột và qua đó củng cố sức đề kháng, giúp bé giảm ốm vặt. Friso Gold Pro vừa đáp ứng cả tiêu chí tăng đề kháng vừa giúp bé tiêu hóa tốt. Bởi ngoài việc sở hữu hệ dưỡng chất BioPro+ đặc biệt, Friso Gold Pro còn là công thức sữa được sản xuất chỉ qua quy trình xử lý nhiệt nhẹ 1 lần. Quy trình này giúp bảo toàn đến hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp tránh được tình trạng đạm sữa bị biến đổi cấu trúc thành đạm biến tính, gây khó tiêu. Từ đó, giúp bé êm bụng, tiêu hóa khỏe và hấp thu nhanh.

Sau 6 tháng, đa phần các bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm. Mẹ nên tập cho bé ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, lúc đầu nghiền nhuyễn mịn sau đó tăng dần mức độ thô để vừa giúp bé thích ứng với việc nhai vừa giúp bé không bị thiếu chất. Trong khoảng thời gian này, mẹ cần cho bé tiếp tục bú mẹ hoặc sữa công thức phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, đạm mềm dễ tiêu trong sữa cũng sẽ góp phần giúp hệ tiêu hóa của bé dễ “thích nghi” với thức ăn thô và qua đó, giúp giảm nguy cơ táo bón cho bé ở giai đoạn đầu tập ăn dặm.

Chú ý trong sinh hoạt hàng ngày để giúp bé tăng cường đề kháng

Bố mẹ nên chú ý chăm sóc giấc ngủ của trẻ. Việc ngủ ngon giấc không chỉ giúp bé nạp lại năng lượng mà còn giúp tăng đề kháng cho bé. Trẻ ở từng giai đoạn sẽ có thời lượng ngủ mỗi ngày khác nhau, việc quan trọng là bố mẹ hãy sớm giúp con tập thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ số tiếng cần thiết….[11].

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, đồng thời để ý đến sự thay đổi của thời tiết để có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Chẳng hạn như cho trẻ mặc ấm khi thời tiết lạnh, không nên cho trẻ tắm nắng nếu ánh nắng quá gay gắt hay điều kiện môi trường bất ổn.

Tiêm vaccine theo khuyến cáo

Tiêm vaccine có thể bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nguy hiểm, do đó hãy cho bé đi tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến nghị. Nhớ theo dõi lịch tiêm của trẻ và liên hệ bác sĩ để được tư vấn những mũi tiêm cần thiết cho trẻ [11].

Tóm lại, trẻ nhỏ hay ốm vặt có thể do nhiều nguyên nhân từ sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện cho đến việc chăm sóc sinh hoạt cho bé của ba mẹ chưa hợp lý. Để giúp bé giảm ốm vặt, ba mẹ sẽ cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, chăm sóc dinh dưỡng sẽ là “chìa khóa” quan trọng nhất giúp bé tăng đề kháng tự nhiên, khỏe mạnh từ bên trong.

Friso Gold Pro - Tăng đề kháng tự nhiên, tự do con khám phá

Friso Gold Pro là nguồn sữa được nhập khẩu 100% từ Hà Lan. Đặc biệt, khi lựa chọn Friso Gold Pro, mẹ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc với công nghệ TrackEasy để tìm hiểu toàn bộ quy trình sản xuất sữa chỉ trong “nháy mắt”. Bên cạnh đó, Friso Gold Pro còn giúp bé:
  • Tăng cường sức đề kháng tự nhiên, khỏe mạnh từ bên trong nhờ sở hữu hệ dưỡng chất BioPro+ giúp tăng lợi khuẩn, nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh
  • Tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, bé êm bụng, ngon giấc và cải thiện sức khỏe đường ruột nhờ quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần bảo toàn đến 90% đạm mềm, nhỏ tự nhiên trong sữa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Các bệnh thường gặp khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm http://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc/cac-benh-thuong-gap-khi-he-mien-dich-cua-tre-bi-suy-giam.html Ngày truy cập: 19/09/2023

2. How long do babies carry their mother’s immunity? https://www.nhs.uk/common-health-questions/childrens-health/how-long-do-babies-carry-their-mothers-immunity/ Ngày truy cập: 19/09/2023

3. If you want to boost immunity, look to the gut https://www.uclahealth.org/news/want-to-boost-immunity-look-to-the-gut Ngày truy cập:

4. The Risks of Not Breastfeeding for Mothers and Infants https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2812877/ Ngày truy cập: 19/09/2023

5. Lack of sleep: Can it make you sick? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/expert-answers/lack-of-sleep/faq-20057757 Ngày truy cập: 19/09/2023

6. Sunlight Effects on Immune System: Is There Something Else in addition to UV-Induced Immunosuppression? https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5187459/ Ngày truy cập: 19/09/2023

7. Review of Infant Feeding: Key Features of Breast Milk and Infant Formula https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4882692/ Ngày truy cập: 19/09/2023

8. Human Milk Composition: Nutrients and Bioactive Factors https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586783/ Ngày truy cập: 19/09/2023

9. The role of nutrition in immunity in infants and toddlers: An expert panel opinion https://www.bellamysorganicinstitute.com.au/wp-content/uploads/2021/04/Pai-et-al_Clincial-Epidemiology-and-Global-Health.pdf Ngày truy cập: 19/09/2023

10. Introducing solid foods for babies https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/eating-tips-for-babies Ngày truy cập: 19/09/2023

11. Boosting your child’s immune system https://www.health.harvard.edu/blog/boosting-your-childs-immune-system-202110122614 Ngày truy cập: 19/09/2023

12. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7764098/ Ngày truy cập: 19/09/2023

13. The Prebiotic and Probiotic Properties of Human Milk: Implications for Infant Immune Development and Pediatric Asthma https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6095009/  Ngày truy cập: 19/09/2023

x