Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Lam
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Hải
Cập nhật 28/11/2022

Mẹ bỉm đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không?

Mẹ bỉm đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không?
Tổng hợp các phương pháp tránh thai mà mẹ cho con bú có thể áp dụng sau khi sinh.

Sau khi sinh, rất nhiều mẹ bỉm quan tâm về việc kế hoạch hóa gia đình. Cụ thể là các biện pháp tránh thai trong khi cho con bú. Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai mẹ bỉm có thể áp dụng bao gồm uống viên thuốc tránh thai và các phương pháp khác. Nhưng liệu mẹ đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Hãy cùng Marrybaby tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sau khi sinh con bao lâu thì có thể có thai trở lại?

Theo National Health Service (Dịch vụ y tế quốc gia là tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Anh) bạn có thể mang thai ít nhất là 3 tuần sau khi sinh em bé, ngay cả khi bạn đang cho con bú và kinh nguyệt của bạn chưa bắt đầu trở lại.Trừ khi bạn muốn có thai trở lại, nếu không, bạn nên sử dụng một số biện pháp tránh thai mỗi lần quan hệ tình dục sau khi sinh, kể cả lần đầu tiên.

Thông thường, bạn sẽ thảo luận với bác sĩ về các biện pháp tránh thai trước khi xuất viện sau khi sinh con và một lần nữa khi kiểm tra sau sinh. Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ của bạn, hoặc đến phòng khám kế hoạch hóa gia đình vào bất kì lúc nào.

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai có được không?

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không
Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không?

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Nếu đang cho con bú, bạn có nhiều phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả để lựa chọn như sử dụng thuốc tránh thai, bú vô kinh, đặt vòng tránh thai, quan hệ xuất tinh ngoài hoặc sử dụng bao cao su.

Thuốc tránh thai bao gồm thuốc tránh thai dạng uống chỉ chứa Progestin, dạng kết hợp Estrogen và Progestin. Ngoài ra các mẹ bỉm cho con bú có thể dùng dạng tiêm chứa Progestin có thời gian tác dụng lâu hơn.

>>> Mẹ bỉm có thể tham khảo thêm: Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú? Xem ngay để được giải đáp

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không?

Có hai loại thuốc tránh thai là thuốc tránh thai kết hợp (chứa estrogen và progesteron) và thuốc tránh thai đơn thuần (chỉ chứa progesteron). Tùy vào loại thuốc tránh thai mà bạn có thể hoặc không được sử dụng để tránh thai ở các khoảng thời gian nhất định sau sinh.

Các chuyên gia từ Planned Parenthood – PPFA (Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ) khuyên các mẹ trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh, không sử dụng phương pháp có hormone estrogen như thuốc viên,… Sau 3 tuần, bạn có thể bắt đầu với bất kì loại thuốc nào trong những loại trên.

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về quy định tránh thai được đăng trên National Center for Biotechnology Information – NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ) cũng nêu rõ rằng không nên sử dụng thuốc tránh thai kết hợp cho bà mẹ cho con bú trước 42 ngày sau sinh vì những bất lợi của việc sử dụng thuốc thường vượt trội hơn những ưu điểm của nó trong khoảng thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng sau khi sinh.

Bạn có thể sử dụng các phương pháp khác như hormon đơn thuần progesteron hoặc các phương pháp không hormon, vì ưu điểm vượt trội hơn hormon kết hợp.

Bên cạnh đó, CDC Hoa Kỳ cũng khuyến nghị rằng:

  • Đối với phụ nữ sau sinh dưới 21 ngày, không được sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormon kết hợp.
  • Đối với phụ nữ sau sinh từ 21-42 ngày, nếu có các yếu tố làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu thì không nên dùng hormon kết hợp để tránh thai. Còn nếu không có các yếu tố trên, có thể được sử dụng.
  • Đối với phụ nữ sau sinh trên 42 ngày thì không hạn chế sử dụng thuốc tránh thai kết hợp.

Một số trường hợp hiếm gặp về chứng phì đại tuyến vú có thể hồi phục ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đã được báo cáo, chủ yếu là với liều lượng estrogen cao hơn hiện đang được sử dụng. Đặc biệt là estrogen làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể gây tắc mạch ở một số cơ quan quan trọng như phổi, não, thận, ruột và để lại hậu quả nặng nề. Vậy nên các loại thuốc tránh thai kết hợp nên được sử dụng càng muộn càng tốt.

Những loại thuốc tránh thai mẹ cho con bú có thể sử dụng

1. Thuốc ngừa thai có chứa Progestin

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin hoạt động chủ yếu bằng cách ngăn cản sự thụ tinh của trứng bởi tinh trùng. Bạn cần uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bạn quên uống một viên quá 3 giờ, hãy chắc chắn sử dụng phương pháp dự phòng trong 48 giờ tiếp theo.

Thuốc chỉ chứa progestin có thể uống ngay sau khi sinh con. Tuy nhiên chúng có thể làm giảm lượng máu kinh nguyệt hoặc ngừng kinh nguyệt hoàn toàn.Các tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, buồn nôn và căng ngực. Nếu bạn bị ung thư vú hoặc có tiền sử ung thư vú thì không nên sử dụng loại thuốc này mà hãy tham khảo các phương pháp khác nhé.

>>> Mẹ bỉm có thể tham khảo thêm: Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Phương án an toàn cho mẹ là gì?

2. Thuốc ngừa thai dạng phối hợp

+ Đặc điểm

Thuốc tránh thai chứa estrogen và progestin hoạt động chủ yếu bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng. Bạn cũng sẽ uống một viên mỗi ngày. Trong thời gian này, mẹ bỉm sẽ không có kinh nguyệt. Thuốc có thể được sử dụng liên tục để bạn có thể bỏ kinh hoàn toàn. Có một số nhãn hiệu thuốc uống liều liên tục có thể được kê đơn. Loại này không làm ảnh hưởng đến quan hệ tình dục giống như loại chỉ có Progestin.

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không

+ Nguy cơ và rủi ro

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Trong thời kỳ hậu sản, việc dùng thuốc tránh thai dạng kết hợp sẽ khiến mẹ bỉm có nguy cơ hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể hay huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Nếu không có thêm yếu tố nguy cơ nào đối với DVT và bạn không cho con bú, bạn có thể bắt đầu sử dụng các phương pháp này 3 tuần sau khi sinh con.

Có một rủi ro rất nhỏ là estrogen trong các phương pháp này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn nếu bạn đang cho con bú. Bạn nên tránh các phương pháp này trong 4 đến 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Ngoài ra phương pháp nội tiết tố kết hợp có liên quan đến một nguy cơ nhỏ đột quỵ và đau tim. Chúng không được khuyến khích sử dụng nếu bạn có:

  • Hút thuốc và trên 35 tuổi.
  • Bị huyết áp cao hoặc tiền sử đột quỵ, đau tim, hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
  • Có tiền sử đau nửa đầu.
  • Mắc bệnh ung thư vú hoặc tiền sử ung thư vú.

Các tác dụng phụ có thể có bao gồm chảy máu đột ngột, nhức đầu, căng tức ngực và buồn nôn.

3. Thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm ngừa thai có chứa một loại progestin được gọi là depot medroxyprogesterone acetate (DMPA). Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng. Bạn sẽ được chuyên gia chăm sóc sức khỏe tiêm một mũi DMPA ở cánh tay hoặc mông của bạn 3 tháng một lần. Bạn có thể tiêm mũi đầu tiên ngay sau khi sinh thường hoặc sinh mổ. Hầu hết tất cả phụ nữ đều có thể sử dụng thuốc tiêm.

Có thể có nguy cơ bị loãng xương khi tiêm mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng và có thể hồi phục khi dừng thuốc. Vết tiêm có thể gây chảy máu bất thường, nhức đầu hoặc tăng cân nhẹ. Bạn cũng không nên sử dụng thuốc tiêm nếu có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các thông tin về 3 phương pháp tránh thai trên được chia sẻ bởi các chuyên gia tại Hội Sản Phụ khoa Mỹ (American College of Obstetricians and Gynecologists – ACOG)

>>> Mẹ bỉm có thể tham khảo thêm: 9 cách tránh thai sau sinh an toàn cho mẹ tránh “vỡ kế hoạch”

Uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Nghiên cứu về mức độ và tác dụng của thuốc tránh thai đối với mẹ đang cho con bú của National Center for Biotechnology Information – NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng uống thuốc tránh thai không có ảnh hưởng đáng kể nào đến lượng sữa mẹ và chỉ có những thay đổi nhỏ xảy ra trong thành phần sữa. Không có sự khác biệt nào được tìm thấy giữa thuốc tránh thai chỉ chứa progestogen và thuốc tiêm DMPA.

Ngoài ra theo nghiên cứu trên, thuốc tránh thai kết hợp có thể không ảnh hưởng đáng kể đến thành phần sữa ở những bà mẹ khỏe mạnh, được chăm sóc sức khỏe tốt và không ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và phát triển lâu dài của trẻ sơ sinh. Nhưng có thể sẽ gặp tình trạng giảm tiết lượng sữa ở một số bà mẹ. Tình trạng này sẽ phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sau sinh. Nhưng nhìn chung các thay đổi về lượng sữa và thành phần sữa nằm trong phạm vi giá trị bình thường đối với mẹ cho con bú có sức khỏe tốt.

Lưu ý khi dùng thuốc tránh thai cho mẹ đang cho con bú

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không, cần lưu ý những gì?

Việc mẹ bỉm lo lắng trong khi cho con bú uống thuốc tránh thai có sao không có thể hiểu được bởi các phương pháp tránh thai trên tuy nhìn chung là không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng vẫn có những nguy cơ nếu mẹ bỉm sử dụng thuốc trong giai đoạn đầu sau khi sinh bé. Ngoài ra việc chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng cũng là một yếu tố các mẹ bỉm nên tìm hiểu trước khi sử dụng.

>>> Mẹ bỉm có thể tham khảo thêm: Giải đáp thắc mắc cho mẹ: Cho con bú có uống mật ong được không?

1. Các lưu ý khi mẹ đang cho con bú chọn phương pháp tránh thai

Các chuyên gia tại Hội Sản Phụ khoa Mỹ (American College of Obstetricians and Gynecologists – ACOG) gợi ý các điểm cần quan tâm khi chọn một phương pháp ngừa thai để sử dụng sau khi bạn sinh con:

  • Thời điểm — Một số phương pháp ngừa thai có thể được bắt đầu ngay sau khi sinh con. Với các phương pháp khác, bạn cần đợi một vài tuần để bắt đầu.
  • Cho con bú — Tất cả các phương pháp đều an toàn để sử dụng khi cho con bú. Chỉ có một số phương pháp không được khuyến khích trong những tuần đầu tiên cho con bú vì có một rủi ro rất nhỏ là chúng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn.
  • Hiệu quả — Phương pháp bạn sử dụng trước khi mang thai có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để sử dụng sau khi mang thai.

2. Tìm lời khuyên và tư vấn về uống thuốc tránh thai

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service), bạn nên tìm lời khuyên và tư vấn về biện pháp tránh thai sau khi sinh, Có thể từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh hoặc bất kì lúc nào kể cả khi bạn đang mang thai với bác sĩ, y tá tại phòng khám thai hoặc dược sĩ. Nhờ đó bạn sẽ được tư vấn phương pháp hay loại thuốc phù hợp và an toàn với mình nhất.

Với những thông tin trên hy vọng các mẹ bỉm đã có thể trả lời cho câu hỏi Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Hiểu mức độ an toàn của thuốc tránh thai và có thể có những sự chuẩn bị về sức khỏe và kiến thức để chọn lựa phương pháp tránh thai phù hợp với mình nhé. Đội ngũ bác sĩ tại Marrybaby luôn sẵn sàn giúp đỡ nếu bạn cần hỗ trợ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Sex and contraception after birth

https://www.nhs.uk/conditions/baby/support-and-services/sex-and-contraception-after-birth

Truy cập ngày 29/06/2022

2. What’s the best birth control option while breastfeeding?

https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/breastfeeding/whats-best-birth-control-option-while-breastfeeding

Truy cập ngày 29/06/2022

3. Drugs and Lactation Database – Contraceptives, Oral, Combined

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK501295

Truy cập ngày 29/06/2022

4. Postpartum Birth Control

https://www.acog.org/womens-health/faqs/postpartum-birth-control

Truy cập ngày 29/06/2022

5. When can I use contraception after having a baby?

https://www.nhs.uk/conditions/contraception/when-contraception-after-baby

Truy cập ngày 29/06/2022

x