Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/11/2020

Lễ khai giảng năm học mới tại Nhật Bản: Giản dị và ý nghĩa

Lễ khai giảng năm học mới tại Nhật Bản: Giản dị và ý nghĩa
Khác với các nghi thức khai giảng mới còn nhiều hình thức, buổi lễ này tại các trường học Nhật Bản được tổ chức giản dị nhưng rất ý nghĩa. Lễ khai giảng năm học mới vì vậy có ý nghĩa sâu sắc đối với thầy và trò Nhật Bản.

Năm học của Nhật bắt đầu vào tháng 4 và lễ khai giảng thường diễn ra trong khoảng 10 ngày đầu của tháng đó khi mà hoa anh đào nở bừng rực rỡ. Lễ khai giảng năm học mới của học sinh Tiểu học tại Nhật Bản vô cùng ý nghĩa. Không có cờ có hoa rợp trời, không có bàn ghế đại biểu, không có phông màn, không có loa đài và những bài phát biểu đọc trên giấy, buổi lễ trang trọng và ấm cúng.

Trang phục trang nhã

Với những học sinh đầu cấp, cha mẹ luôn đến dự cùng con, thể hiện sự cầu thị và quan tâm đến việc giáo dục con cái. Người bố thường mặc áo vest thắt cravat trịnh trọng. Mẹ cũng nền nã trong bộ váy sậm màu, trang điểm nhẹ nhàng và tóc chải gọn gàng. Trẻ Tiểu học mặc đồng phục khi đến trường, phụ huynh cũng mặc quần áo phong cách trang trọng tương tự.

Lễ khai giảng năm học mới 9
Cha mẹ mặc trang phục nhã nhặn và trịnh trọng, cùng con đến trường

Tuỳ mỗi trường mà có kiểu đồng phục học sinh khác nhau. Học sinh Tiểu học thường mặc áo sơ mi, bên ngoài khoác bộ áo len. Nam sinh mặc quần ngắn, nữ sinh mặc váy. Mũ đội đầu cũng theo đồng phục nhà trường quy định.

Một trong những yếu tố dễ nhận thấy trong trang phục của học sinh tiểu học Nhật Bản là những ba lô đi học randoseru – vật dụng đựng sách vở đặc trưng. Màu thông dụng nhất cho các em nam là màu đen và màu đỏ cho các em nữ. Tuy vậy, màu sắc là do các em tự chọn, không nhất thiết phải theo màu truyền thống. Những cửa hàng lớn thường nhập các túi xách với nhiều màu sắc khác nhau: hồng, xanh biển và các màu khác.

Phía ngoài cổng trường dựng tấm biển nhỏ dựng đứng khiêm nhường ở bên cạnh ghi 3 chữ Lễ Nhập Học. Một cô giáo sẽ đứng ở cổng trường đón tiếp học sinh và phụ huynh. Các học sinh tiểu học xếp hàng theo lớp ở sân trường với balo và cặp sách để bên cạnh. Bục gỗ khiêm tốn trên sân khấu với bục phát biểu sẽ là nơi thầy Hiệu trưởng đọc lời động viên các học sinh nhí trước thời điểm khởi đầu của năm học.

[remove_img id=19251]

Đến trường, bố mẹ dẫn con đến nhận lớp và gặp mặt cô giáo chủ nhiệm. Cô giáo đã mời từng gia đình và các con lên trên bục của lớp để chụp ảnh kỉ niệm, chúc mừng sự kiện của cả gia đình. Sau các thủ tục tại lớp học, phụ huynh sẽ được mời đến hội trường lớn của nhà trường để tham dự buổi lễ Nhập học.

Lời dạy khi nhập học

Vị hiệu trưởng mở đầu buổi lễ bằng việc giới thiệu bản thân và chào mừng các học học sinh. Ngay sau đó là bài quốc ca Nhật Bản được phát lên nhưng không có màn kéo cờ và chào cờ. Thầy cô đều trang trọng trong bộ lễ phục, giới thiệu bản thân mình ngắn gọn và cúi đầu chào học trò. Buổi lễ diễn ra rất gọn gàng, không có nhiều nghi thức và các bài diễn văn hay đọc thành tích nhà trường.

Lễ khai giảng năm học mới 4
Buổi lễ trang trọng đánh dấu năm học mới

Điểm nhấn của buổi lễ là lời dặn dò của thầy Hiệu trưởng. Đối với trẻ Tiểu học, lời dạy bảo rất súc tích và thiết thực:

  • Một là mong các em mỗi ngày đến trường đều là niềm vui, chú ý an toàn cá nhân.
  • Hai là luôn giữ sự lễ phép và tôn trọng với dân cư xung quanh trường, hoà nhã với bạn bè.
  • Ba là biết đặt ra mục tiêu của năm học và ước mơ cho cá nhân mình.

Và đây là phần kết của buổi lễ: các học sinh mới chuyển đến được mời lên phía trên và từng em giới thiệu ngắn gọn về bản thân trước các học sinh cũ. Và các thầy cô phụ trách lớp sẽ dắt các con về lớp của mình. Một buổi lễ khai giảng nhẹ nhàng và tiết kiệm tối đa tới mức bằng không. Các thủ tục hành chính về phía phụ huynh và gia đình học sinh được loại bỏ hoàn toàn.

Không đánh giá bằng thành tích

Ở cấp Tiểu học, kết quả học tập của học sinh không được xếp hạng Giỏi, Xuất sắc.. Thay cho những tiêu chí chung chung, kết quả học tập theo từng môn học được đánh giá theo tiêu chí cụ thể.

Lễ khai giảng năm học mới 5

Môn Quốc ngữ

  • Thái độ, sự quan tâm, động lực với môn Quốc ngữ
  • Khả năng nghe, nói
  • Khả năng viết
  • Khả năng đọc
  • Hiểu biết về ngôn ngữ

Môn Xã hội

  • Thái độ, sự quan tâm hiện tượng xã hội
  • Suy nghĩ, quyết định và thể hiện về xã hội
  • Kỹ năng sử dụng các tài liệu
  • Hiểu biết, tri thức về các hiện tượng xã hội

Môn Toán

  • Sự quan tâm với toán số
  • Năng lực tư duy và nhìn nhận về toán
  • Kỹ năng toán số
  • Hiểu biết về toán số và hình học

Môn Nhạc

  • Sự quan tâm với môn nhạc
  • Sự sáng tạo trong thể hiện âm nhạc
  • Kỹ năng thể hiện
  • Ký xướng âm…

[remove_img id=19526]

Giáo viên còn nhận xét về nhiều mặt, như sức khoẻ, thể chất, tinh thần trách nhiệm, ý thức học tập… Phụ huynh cũng thường xuyên được báo cáo kết quả về hoạt động của con trong học kỳ. Những điểm nổi bật đã đạt được và những điều cần khắc phục.

Nêu bật được ý nghĩa & giá trị của việc học tập, khơi gợi tinh thần say sưa học tập của học sinh, đó chính là những gì mà buổi lễ khai giảng năm học mới ở trường Tiểu học Nhật Bản hướng tới.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x