Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/08/2017

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của người mẹ đi làm

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của người mẹ đi làm
Nếu mẹ có kế hoạch đi làm, thì trước đó, trong thời gian bé còn nhỏ, bé chưa bú hết sữa mẹ thì mẹ nên vắt sữa ra để dành. Đồng thời vắt sữa cho bé bú bình song song với việc bú vú mẹ để bé làm quen với việc bú bình khi mẹ đi làm.

Vắt bỏ sữa vì sợ không an toàn

Chị Lệ Quyên (Q.12) cho biết: “Mình cũng nghe nói sữa mẹ tốt và đảm bảo dinh dưỡng cho con, nhưng con mới được 3 tháng thì mình đã đi làm rồi. Thời gian đầu đi làm thấy sữa căng quá thì vắt bỏ, nghĩ nếu đem về thì cũng không đảm bảo an toàn cho bé, thà cho bú sữa ngoài tốt hơn, sau thấy chuyện căng sữa cũng bớt dần. Đêm thì bé lại bú ít, giờ con mới gần 5 tháng mà gần như hết sữa rồi. Con cũng bỏ không thèm bú mẹ nữa”.

Không chỉ chị Quyên mà rất nhiều chị em khác cũng gặp tình huống như vậy khi nuôi con bằng sữa mẹ. Với suy nghĩ rằng sữa mẹ khi đã vắt ra thì sẽ không tốt cộng với việc không thường xuyên vắt sữa, cũng như cho con bú sữa mẹ nhiều nên lượng sữa mẹ sẽ dần ít đi. Hơn nữa, với một số trẻ, khi quen với sữa công thức thì sẽ không còn thích bú mẹ, vì sữa mẹ thường không ngọt bẳng sữa mua.

Sữa mẹ vẫn có thể trữ được

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nếu biết cách bảo quản, thì các bà mẹ vẫn có thể đảm bảo cho con mình bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà vẫn thật sự an toàn và con vẫn có thể lên cân tốt.

Chị Thanh Loan (Q.3) tự hào cho biết: “Mình cho Chip bú sữa mẹ từ khi mới sinh và đến giờ Chip đã gần 6 tháng và vẫn lên cân đều đặn. Ngay từ khi Chip còn nhỏ, mình đã vắt sữa hàng ngày và cho con ti bằng bình để bé làm quen với việc bú bình, giờ mình có vắng nhà thì chỉ cần để sữa ở nhà là có thể yên tâm Chíp vẫn được bú sữa mẹ hoàn toàn.”

Chị Thanh Loan chia sẻ thêm: “Giờ mình cũng đã trở lại với công việc, vắng nhà thường xuyên nhưng sữa vẫn rất nhiều. Ban ngày đi làm mình vắt sữa ra, để vào tủ lạnh, khi về thì cho vào bình giữ nhiệt. Thế là hôm sau, Chip nhà mình vẫn có sữa bú. Còn bản thân mình phải ăn uống đầy đủ và hầu như lúc nào cũng phải mang theo sữa để uống bổ sung, giúp duy trì lượng sữa cho con”.

Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của người mẹ đi làm

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện dinh dưỡng Quốc gia thì ở nhiệt độ thường sữa mẹ có thể trữ được vài tiếng. Trong ngăn mát tủ lạnh, sữa bảo quản được khoảng 24h, và nếu cất trong ngăn đá thì có thể để được vài tuần, thậm chí vài tháng, nếu điều kiện vô trùng tốt. Nhưng để duy trì lượng sữa mẹ ra sao và bảo quản thế nào, các chị em cũng cần phải lưu ý:

  • Nếu mẹ có kế hoạch đi làm, thì trước đó, trong thời gian bé còn nhỏ, bé chưa bú hết sữa mẹ thì mẹ nên vắt sữa ra để dành. Đồng thời vắt sữa cho bé bú bình song song với việc bú vú mẹ để bé làm quen với việc bú bình khi mẹ đi làm.
  • Trước khi vắt sữa, mẹ cần rửa tay bằng xà phòng, lau sạch đầu vú, chuẩn bị các vật chứa đã được làm sạch, tốt nhất là khử trùng để dảm bảo an toàn cho bé.
  • Khi vắt sữa để dành cho con, nếu để dành trong thời gian dài hơn 24h, các chị em nên cho dùng túi đựng sữa chuyên dụng, hoặc bình tiệt tùng, ghi rõ ngày tháng và cho vào ngăn đá để biết hạn sử dụng. Lưu ý là nhiệt độ luôn phải giữ ổn định ở -18 đến -20 độ. Đồng thời không nên để sữa mẹ chung với các đồ ăn khác, vì dễ bị nhiễm khuẩn chéo.
  • Khi cho bé ăn thì nên để xuống ngăn mát tủ lạnh cho rã đông từ từ. Ví dụ trưa cho bé bú thì bỏ xuống ngăn mát từ sáng. Sau đó ngâm bằng nước nóng để làm ấm sữa. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng vì nó có thể phá hủy các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ và nhiệt độ bình sữa không đều.
  • Ở chỗ làm, nếu vắt sữa để dành, mẹ cũng phải bảo quản ở tủ lạnh và khi về phải để trong bình giữ nhiệt hoặc cho thêm nước đá vào bình để sữa luôn duy trì độ lạnh.
  • Khi mẹ đi làm, vẫn duy trì cho con bú hàng ngày, có thể là tranh thủ thời gian buổi trưa về cho bé bú nếu chỗ làm gần nhà hoặc vào ban đêm để duy trì sữa cho bé. Ngay cả ban ngày khi đi làm mẹ cũng nên vắt sữa thường xuyên để duy trì sữa, vì khi ngực căng sữa sẽ hình thành phản xạ báo về thần kinh trung ương là đang thừa sữa nên việc tiết sữa sẽ bị ngừng trệ.
  • Mẹ không nên ăn kiêng vì nếu ăn kiêng hoặc ăn ít đi, lượng sữa cũng ít dần. Vì thế, khi đi làm, bạn vẫn cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tránh mất sữa. Đặc biệt là mẹ cần uống thật nhiều nước để có sữa cho bé.
  • Khi bé không bú hết, lượng sữa tồn đọng trong vú sẽ là chất ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Vì vậy, mẹ phải vắt hết sữa bằng tay hoặc bằng bơm để giúp sữa tiếp tục được tạo ra. Nên cho trẻ bú nhiều vào đêm. Vì ban đêm chất Prolactin (chất kích thích tạo sữa) được tiết ra nhiều về đêm.

Hạ My

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x