Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/10/2020

Lên "lịch" ăn chuẩn cho bà bầu 6 tháng

Lên "lịch" ăn chuẩn cho bà bầu 6 tháng
Theo đà phát triển của bé cưng, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 cũng cần gia tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả...

Mang thai tháng thứ 6, bên cạnh tốc độ gia tăng vòng bụng nhanh chóng của mẹ, sự phát triển của thai nhi cũng đạt được những bước tiến đáng kể. Để phục vụ cho sự tăng trưởng của bé, phần lớn những chất dinh dưỡng mẹ ăn trong thời điểm này sẽ được “chuyển giao” hoàn toàn cho thai nhi. Bầu có thể sẽ cảm thấy đói và đặc biệt muốn ăn nhiều hơn trong giai đoạn này. Dưới đây là một số lời khuyên mẹ có thể tham khảo để lên kế hoạch chuẩn cho thực đơn dinh dưỡng trong tháng này của mình.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6
Vẫn phải đảm bảo 4 nhóm chất quan trọng trong thực đơn mỗi ngày, nhưng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 cần tăng thêm về số lượng

1/ Món ăn vặt cho bà bầu: Ưu tiên thực phẩm dinh dưỡng

Trong tháng thứ 6 của thai kỳ, cùng với sự phát triển vượt bậc của bé cưng, cảm giác thèm ăn và đói bụng sẽ liên tục làm phiền mẹ bầu. Ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, bầu nên tranh thủ ăn thêm 1-2 bữa phụ, và nhâm nhi thêm một vài món ăn vặt trong lúc buồn miệng. Ưu tiên những món ăn vặt lành mạnh như các loại hạt, trái cây tươi, trái cây sấy…, và hạn chế tối đa khoai tây chiên, bánh ngọt, kẹo, các loại đồ uống nhiều năng lượng nhưng không dinh dưỡng…

2/ Không bỏ bữa sáng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ em. Sau một giấc ngủ dài mỗi đêm, cơ thể đã tiêu tốn hết toàn bộ nguồn năng lượng còn sót lại, và ăn sáng là cách đơn giản để bổ sung thêm nguồn năng lượng để khởi đầu ngày mới hoàn hảo. Thậm chí, theo các chuyên gia, nếu không ăn sáng hoặc ăn không đủ no, bạn đang làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Không cần cầu kỳ, một bữa sáng dinh dưỡng cho bà bầu có thể bắt đầu nhẹ nhàng bằng một tô cháo gà, kết thúc bằng một ly sữa và một ít trái cây tráng miệng.

3/ Dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 nên cân bằng giữa 4 nhóm dinh dưỡng chính và phải đảm bảo sự đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Bổ sung canxi và protein thông qua sữa, các thực phẩm từ sữa, trứng, thịt, cá… Ăn thêm các loại ngũ cốc như bánh mì, yến mạch, lúa mạch, trái cây tươi… để tăng cường tinh bột, chất xơ và vitamin. Nước trái cây cũng là một trong những nguồn bổ sung vitamin và chất lỏng cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên những loại nước ép trái cây không đường hoặc ít đường làm tại nhà, hạn chế những loại nước ép được bày bán sẵn.

4/ Hạn chế chất béo và những món mặn

Tăng cân quá đà, tiểu đường thai kỳ hay cao huyết áp là những rắc rối có thể xảy ra với mẹ bầu trong giai đoạn này của thai kỳ. Nếu không muốn phải đối phó với những “vị khách không mời” này, bầu nên cắt giảm nguồn năng lượng từ chất béo, tránh ăn mỡ và da, hạn chế lượng gia vị khi nêm nếm thức ăn, hạn chế thức ăn nhanh, những thực phẩm nhiều muối, đường…

5/ Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong 1 ngày:

Bữa ăn sáng Bữa phụ Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối Bữa phụ

– 1 ly sữa ít béo

– 1 tô ngũ cốc

– 1 trái cam

– 1 lát bánh mì nhỏ

– 1 ly sinh tố chuối và bơ đậu phộng

– Salad trộn

– 1 chén cơm hoặc mì

– Cá nướng hoặc thịt thăn

– 1 súp rau củ

– Mơ khô

– Sữa chua

– 1 súp rau

– Bánh mì sandwich trứng hoặc phô mai (nên ăn bánh mì nâu)

– 1 ly sữa ít béo

– 1 chén ngũ cốc

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x