Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 26/07/2022

Những điều cần biết về thuốc kích sữa sau sinh: Đừng dùng khi chưa đọc bài viết này nhé mẹ

Những điều cần biết về thuốc kích sữa sau sinh: Đừng dùng khi chưa đọc bài viết này nhé mẹ
Một số mẹ cho con bú gặp tình trạng sữa giảm dần. Lo lắng này khiến không ít người phải cầu viện đến thuốc kích sữa.

Sau khi sinh, hầu hết phụ nữ có thể tạo ra đủ lượng sữa cần thiết cho con. Tuy nhiên, một số mẹ gặp khó khăn trong quá trình tiết sữa và chuyển sang dùng thuốc kích sữa. Độ hiệu quả và an toàn của phương pháp này luôn là thắc mắc của nhiều mẹ.

Khi nào mẹ cần dùng thuốc kích sữa?

Sau khi sinh, cơ thể mẹ có nồng độ prolactin trong máu tăng cao, hỗ trợ quá trình sản xuất sữa. Đồng thời, sữa sẽ được tích trữ trong các nang sữa. Nếu hàm lượng prolactin quá thấp, nguồn sữa mẹ sẽ giảm.

Oxytocin là hormone được giải phóng khi em bé (hoặc máy hút sữa) bắt đầu hút và kéo núm vú vào miệng. Oxytocin làm co bóp các cơ quanh nang vú, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống dẫn sữa và di chuyển tới núm vú rồi vào miệng bé.

Chính vì thế, thuốc kích sữa thường là các thuốc có khả năng kích thích tăng tiết prolactin và oxytocin.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bất ngờ 5 cách kích sữa đơn giản, hiệu quả

Các loại thuốc kích sữa cho mẹ mới sinh

Nhiều loại thuốc kích thích quá trình tiết sữa chủ yếu thông qua cơ chế cạnh tranh hay ngăn chặn giải phóng dopamine – một chất ức chế tiết prolactin. Từ đó, giải phóng prolactin từ tuyến yên, kích thích phản xạ tiết sữa mẹ. Sau đây là một số thuốc kích sữa cho mẹ phổ biến trên thị trường:

1. Thuốc kích sữa Domperidone

Domperidone có tác dụng đối kháng dopamine và làm tăng nồng độ prolactin trong máu giúp tăng tiết sữa. Đây là loại thuốc hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Domperidone sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nếu mẹ vắt sữa thường xuyên bằng máy hút sữa – ít nhất là 8 lần mỗi ngày và không nghỉ quá 5 giờ.

Domperidone thường được mẹ cho con bú uống mỗi tám giờ (3 lần mỗi ngày). Chế độ dùng thuốc được đề xuất sẽ vào lúc 6 giờ sáng, 2 giờ chiều và 10 giờ tối. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc kích sữa này.

Thuốc kích sữa Domperidone
Thuốc kích sữa Domperidone

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách chọn size phễu máy hút sữa chính xác và hiệu quả

2. Metoclopramide

Là loại thuốc điều trị các triệu chứng bệnh dạ dày, trào ngược thực quản, nôn sau phẫu thuật… Tuy nhiên, metoclopramide còn có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng dopamine ở hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, mẹ không nên uống lâu hơn 12 tuần. Bởi vì metoclopramide có thể gây các tác dụng phụ như run chân tay, rối loạn vận động và trương lực.

3. Thuốc kích sữa Sulpiride

Sulpiride làm tăng prolactin huyết thanh, nhưng việc tăng nguồn cung cấp sữa còn chưa được kiểm chứng rõ ràng. Trong một nghiên cứu trên những mẹ có sản lượng sữa ít được ghi nhận vài tuần sau sinh, sulpiride có hiệu quả trong việc tăng lượng sữa. Tuy nhiên, thuốc kích sữa chỉ hiệu quả hơn giả dược ở những người không có sản lượng sữa ban đầu.

Sulpiride có thể gây ra trầm cảm, nhức đầu và phù chân. Do đó, có lẽ nên tránh dùng sulpiride ở những phụ nữ có tiền sử trầm cảm nặng.

4. Chlorpromazine

Chlorpromazine hoạt động bằng cách giúp khôi phục lại sự cân bằng của các chất tự nhiên trong não. Cơ chế của thuốc kích sữa chlorpromazine là phong bế thụ thể dopamine, từ đó làm tăng nồng độ prolactin trong máu. Nhược điểm lớn nhất của chlorpromazine chính là gây tác dụng phụ ngoại tháp và tăng cân.

5. Oxytocin

Nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc kích sữa oxytocin dạng xịt có thể giảm bớt căng sữa ở mẹ có con đủ tháng. Thuốc có thể có lợi ở những phụ nữ bị mất kết nối tế bào thần kinh giữa vú và vùng dưới đồi. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này hiện vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi.

Cách để tăng sản xuất sữa mẹ ngay tại nhà

Nếu lo ngại về tác dụng phụ của thuốc kích sữa, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây.

1. Cho con bú thường xuyên hơn

Mẹ hãy cho trẻ bú thường xuyên và để trẻ tự quyết định thời điểm ngừng bú.

Khi con bú, các hormone kích thích vú sản xuất sữa sẽ được tiết ra. Phản xạ tiết sữa là khi các cơ trong vú co lại và di chuyển sữa qua các ống dẫn sữa. Vì thế, mẹ càng cho con bú nhiều, vú càng tạo ra nhiều sữa.

Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 8 đến 12 lần một ngày có thể giúp thiết lập và duy trì sản xuất sữa.

2. Hút sữa sau khi cho bé bú

hút sữa sau khi cho bé bú để tăng tiết sữa thay vì dùng thuốc kích sữa
Hút sữa sau khi cho bé bú để tăng tiết sữa thay vì dùng thuốc kích sữa

Việc hút sữa giữa các cữ bú (từ 8 – 10 lần/ngày) cũng có thể giúp mẹ tăng tiết sữa. Làm ấm ngực trước khi hút giúp mẹ thoải mái hơn và hút cũng dễ dàng hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dụng cụ hút sữa bằng tay nào tốt?

3. Cho con bú cả hai bên

Cho trẻ bú cả hai bên vú trong mỗi lần cho trẻ bú. Việc kích thích cả hai bên vú cũng có thể giúp tăng sản xuất sữa. Hút sữa từ cả hai bên vú cũng tăng sản lượng sữa và giúp hàm lượng chất béo trong sữa cao hơn.

4. Gần gũi với bé

Cơ thể mẹ tiết ra hormone oxytocin và prolactin nhờ việc vuốt ve, âu yếm bé thường xuyên. Từ đó tốt cho việc sản xuất sữa mẹ.

5. Uống nhiều nước mỗi ngày

Thành phần của sữa mẹ có đến 88% là nước. Do đó, mẹ cần bổ sung nước thường xuyên để đảm bảo đủ lượng sữa. Đối với mẹ đang cho con bú, cần đảm bảo uống 3 lít nước mỗi ngày.

6. Nghỉ ngơi hợp lý

Để cải thiện nguồn sữa, việc ngủ đủ giấc mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết. 6 tuần đầu sau sinh là giai đoạn rất quan trọng để thiết lập nguồn sữa mẹ. Đây cũng là khoảng thời gian để mẹ phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ hãy đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng và làm việc quá sức để chóng hồi phục sức khỏe nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm: 3 bước đơn giản phục hồi sau sinh

Lưu ý khi sử dụng thuốc kích sữa

Mẹ nên tránh các loại thảo mộc có thể làm giảm nguồn sữa mẹ, như mùi tây, cây xô thơm và bạc hà (với số lượng lớn) sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc kích sữa.

Một số loại thuốc kích sữa an toàn khi cho con bú và một số loại thuốc khác nên tránh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kỳ thuốc kích sữa nào mẹ nhé, đồng thời cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng.

Thuốc kích sữa thường gây ra những tác dụng phụ nên mẹ hãy cân nhắc sử dụng và lựa chọn loại phù hợp với cơ thể trong trường hợp thiếu sữa trầm trọng. Thay vì dùng thuốc kích sữa, mẹ cũng có thể sử dụng những phương pháp kích sữa tự nhiên tại nhà sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Domperidone for improving breast milk supply fact sheet

Domperidone for improving breast milk supply


Ngày truy cập: 7.7.2022

2. How to increase breast milk supply
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/increasing-your-breast-milk-supply
Ngày truy cập: 7.7.2022

3. What causes a low milk supply during breast-feeding?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/low-milk-supply/faq-20058148
Ngày truy cập: 7.7.2022

4. Domperidone
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK501371/
Ngày truy cập: 7.7.2022

5. Increasing Milk Supply – use of Galactagogues

https://www.breastfeedingnetwork.org.uk/galactagogues/

Ngày truy cập: 21/04/2022

 

x