Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 23/08/2023

Sau sinh bao lâu thì quan hệ được: Dục tốc bất đạt!

Sau sinh bao lâu thì quan hệ được: Dục tốc bất đạt!
Sau sinh bao lâu thì quan hệ được là câu hỏi mà nhiều cặp vợ chồng thường hay thắc mắc. "Yêu" sớm sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi cơ thể cần thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục. Tuy nhiên, kiêng cữ quá lâu lại ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc gia đình. Vậy, đâu là thời điểm thích hợp nhất?

Sau sinh bao lâu thì quan hệ được là vấn đề cực kỳ quan trọng. Trở lại nhịp yêu cùng chồng sau khi sinh chắc chắn không phải là chuyện dễ dàng với nhiều mẹ. Vừa trải qua cuộc vượt cạn tưởng chừng như quá sức, chào đón thiên thần với bao điều bỡ ngỡ, cảm xúc “yêu” như thuở ban đầu thật không dễ dàng tìm kiếm.

Vậy sau sinh bao lâu thì quan hệ được, sinh thường bao lâu thì quan hệ được?

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì quan hệ được?

Sau sinh bao lâu thì quan hệ được? Tùy thuộc vào mỗi người nên không có một chuẩn mực chính xác nào xác định sau sinh bao lâu thì quan hệ được. Điều quan trọng là khi bạn cảm thấy đã thực sự sẵn sàng và cơ thể hồi phục hoàn toàn.

1. Sau sinh thường bao lâu thì quan hệ được?

Sau sinh thường bao lâu thì quan hệ được? Thông thường sau khoảng 6 tuần sau sinh là có thể quan hệ bình thường. Một số người sản dịch có thể vẫn ra chút ít và kéo dài, ở những trường hợp này, thì nên hạn chế quan hệ đến khi sản dịch hết hẳn.

Sinh thường là hình thức sinh nở rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn do đây là phương pháp sinh đẻ tự nhiên, dễ dàng và nhanh bình phục. Tuy nhiên, phụ nữ sinh đẻ tự nhiên thường phải rạch tầng sinh môn nên sau khi sinh cần phải chờ vết rạch lành lại thì mới quan hệ được.

2. Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

Câu trả lời tương đối chính xác về vấn đề sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là phải đợi cho đến khi vết mổ lành hẳn. Vì khoảng 1 tháng sau khi sinh mổ, cơ thể người mẹ có thể còn yếu, đau hoặc bị viêm nhiễm… Ngoài ra, các vết thương ở cơ và mô được khâu lại sẽ còn rất đau và nhạy cảm.

Tuy nhiên sự hồi phục sức khỏe của mỗi người còn phụ thuộc vào thể trạng và sự chăm sóc sau sinh nên thời gian kiêng quan hệ có thể dài hơn. Nếu bạn quan hệ sớm sau sinh sẽ gây ra sự đau đớn, không hài lòng, ảnh hưởng lớn đến cảm xúc cũng như trở thành nỗi ám ảnh tâm lý cho cả hai vợ chồng.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ với những hình ảnh chi tiết

sau sinh bao lâu thì quan hệ được
Đẻ xong kiêng quan hệ bao lâu? Hay sau sinh bao lâu thì quan hệ được?

Ham muốn quan hệ sau khi sinh tăng hay giảm?

Trong thời gian mang thai, “nhu cầu” của mẹ bầu có thể tăng lên gấp đôi nhưng sau khi sinh thì hoàn toàn ngược lại. Có thể nói chuyện chăn gối không còn hứng thú với mẹ mới sinh nữa.

Nguyên nhân được cho là sự thay đổi hormone, cơ thể mệt mỏi do chưa phục hồi hoàn toàn, thêm vào đó mẹ phải dành nhiều thời gian chăm con. Thiếu ngủ, phải đáp ứng liên tục những đòi hỏi của trẻ sơ sinh, sự lo lắng bất an sẽ tác động tiêu cực đến ham muốn của vợ lẫn chồng.

Vậy sau sinh bao lâu thì quan hệ được? Thay vì gắng gượng và ép buộc, mỗi ngày bạn và anh xã nên dành một khoảng thời gian riêng tư cho nhau để bắt đầu kết nối lại. Những cuộc nói chuyện âu yếm, chia sẻ cảm xúc cũng như mong muốn giúp cả hai thấu hiểu nhau hơn.

Nên nhớ rằng, mọi thứ không phải bắt đầu từ việc quan hệ ngay lập tức. Tiến hành từ từ với những hành động như ôm ấp, vuốt ve, hôn… sẽ giúp cả hai có được xúc cảm như lúc ban đầu. Như vậy quan hệ vợ chồng sau sinh sẽ diễn ra một cách bình thường như lúc ban đầu.

Quan hệ tình dục sai sinh và những nguy cơ tiềm ẩn

Để biết sau sinh bao lâu thì quan hệ được, bạn cần tìm hiểu quan hệ sau sinh gặp khó khăn gì:

  • Sự mệt mỏi bao trùm: Phải dành nhiều thời gian để chăm con, thiếu ngủ, không có sự hỗ trợ từ chồng càng khiến sự mệt mỏi tăng lên, đồng thời giảm dần ham muốn “yêu” của mẹ.
  • Ngay cả khi đã bình phục, việc quan hệ cũng có thể gây đau đớn và khó chịu, bởi những đau đớn ở xương chậu cũng như vết cắt tầng sinh môn.
  • Vết thương cảm trở việc “gần gũi” vợ chồng: Một số sẹo tầng sinh môn tăng nhạy cảm và khó chịu khi quan hệ.
  • Vùng kín của phụ nữ không còn như trước: Đa phần sau sanh âm đạo bị giãn rộng cũng làm ảnh hưởng cuộc yêu, ngược lại trong một số trường hợp bác sĩ may khâu làm âm đạo vô tình quá hẹp cũng làm đau cho người phụ nữ sau này.
  • Bị ám ảnh sợ làm phiền con: Nỗi lo làm con thức giấc cũng là một rào cản khiến quan hệ vợ chồng gặp khó khăn hơn.
  • Phụ nữ có thể bị mặc cảm: Mặc cảm về cơ thể như việc tăng cân, da dẻ trở nên xấu hơn, hình dáng không còn như thuở con gái… dẫn đến cảm thấy không còn hứng thú và phủ nhận ham muốn của chính mình.

Việc mệt mỏi sau sinh, lo cho con, cho con bú, mất ngủ… có thể ảnh hưởng đến cuộc yêu. Tuy nhiên, khi cuộc sống sau sinh đi vào ổn định thì đời sống vợ chồng cũng sẽ tăng lên. Không cần quá lo, mẹ nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào? Cách giải quyết nào tốt nhất?

Lời khuyên cho việc quan hệ vợ chồng sau khi sinh

Bên cạnh vấn sau sinh bao lâu thì quan hệ được; bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

hình phạt cho người yêu

  • Để tránh việc tiết sữa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu, mẹ nên cho bé bớt bú để giảm bớt lượng sữa trong bầu ngực.
  • Không để bị ức chế tâm lý khi “yêu” vì rất dễ gây ra những bệnh về hậu sản như stress, trầm cảm.
  • Với sản phụ bị băng huyết khi sinh cần kiêng cữ lâu hơn vì băng huyết là lý do khiến tử cung lâu phục hồi.
  • Nếu bị bệnh phụ khoa trong thai kỳ như viêm nhiễm, nấm ngứa… thì nên điều trị dứt điểm rồi mới gần gũi chồng.
  • Sử dụng chất bôi trơn, tại sao không? Khi đang cố gắng thụ thai, chất bôi trơn nằm trong danh sách cấm kỵ, vì nó làm chậm quá trình di chuyển của các chàng tinh binh. Tuy nhiên, sau sinh bạn và chồng còn chưa chăm xong cho tập 1, lấy sức đâu làm tập 2. Vì vậy, thoải mái dùng chất bôi trơn nếu cần thiết.
  • Tư thế “vợ cầm cương”: Khi quan hệ, vị trí tốt nhất để bạn không cảm thấy đau đớn đó là ở trên. Tư thế này giúp bạn dễ dàng kiểm soát sự “xâm nhập” của “cậu bé”.
  • Chuẩn bị sẵn sàng: Nếu lo sợ quá trình “yêu đương” sẽ ảnh hưởng đến vết rạch tầng sinh môn, bạn nên kiểm tra kỹ càng trước khi quan hệ. Sau khoảng 4-6 tuần, khi vết khâu đã hoàn toàn lành lặn, dùng hai ngón tay (đảm bảo là sạch) cùng một ít chất bôi trơn thử “thâm nhập” vào “cô bé” theo hình zigzag. Lúc này, bạn sẽ cảm giác như có kiến bò bên trong. Nếu chỉ vậy, bạn có thể yên tâm để “yêu đương”.
  • Vật lý trị liệu: Đó là thực hiện bài tập khung sàn chậu, hay còn gọi là Kegel. Nếu đã áp dụng phương pháp này trong thời gian mang thai, sau sinh bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn khi quan hệ. Nếu chưa, bạn có thể bắt đầu ngay khi cảm thấy sẵn sàng. Bài tập hết sức đơn giản, bạn có thể tham khảo cách luyện tập ngay tại đây: Bài tập sàn khung chậu giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh.

Lưu ý:

Quan hệ trong khi cơ thể còn tiết sản dịch sẽ rất nguy hiểm, dễ gây viêm nhiễm. Hơn nữa lúc này vùng chậu còn khá yếu, chưa sẵn sàng cho chuyện “yêu”. Vậy sau sinh bao lâu thì quan hệ được và sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? Lượng sản dịch giảm dần trong vòng 2-4 tuần sau sinh.

Như vậy bạn đã biết câu trả lời cho vấn đề sau sinh bao lâu thì quan hệ được rồi phải không? Thời gian kiêng cữ quan hệ sau sinh sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp và thể trạng sức khoẻ của phụ nữ sau sinh. Trước hết, bạn cần phải nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục lại sức khoẻ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x