Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 29/01/2023

Mách mẹ 6 mẹo hỗ trợ chữa bí tiểu sau sinh hiệu quả, ai cũng làm được!

Mách mẹ 6 mẹo hỗ trợ chữa bí tiểu sau sinh hiệu quả, ai cũng làm được!
Buồn tiểu nhưng không đi tiểu được khiến bà đẻ vô cùng khó chịu. Mẹo chữa bí tiểu sau sinh hiệu quả là những điều mẹ bỉm quan tâm nhất lúc này. Mẹ tìm hiểu ngay nhé!

Không để mẹ chờ lâu thêm nữa, MarryBaby mách mẹ 6 mẹo chữa bí tiểu sau sinh hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

Tầm quan trọng của việc đi tiểu sau sinh

Trong quá trình sinh, các bác sĩ và y tá cần đảm bảo rằng không có chấn thương nào đối với niệu đạo hoặc bàng quang của mẹ. Sau khi sinh thường, mẹ có thể bị tổn thương tầng sinh môn. Đôi khi, mẹ cũng có thể nhận thấy vết rách ở phía môi âm hộ, âm vật và niệu đạo.

Những vết rách này và những tổn thương đi kèm thường không điển hình. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, vùng sinh dục có thể bị sưng tấy, dẫn đến tình trạng không đi tiểu được do bị bịt kín niệu đạo.

Tổn thương bàng quang có nguy cơ xảy ra do mổ lấy thai vì chúng nằm kế cận, được kết nối với nhau, đôi khi là viêm dính ổ bụng hay nhau bám bất thường khiến chúng dính chặt. Việc các cơ quan khác bị tổn thương trong ca phẫu thuật bụng cũng là một rủi ro.

Cuối cùng, nếu mẹ bị đầy bàng quang, tử cung không thể co bóp hoàn toàn sau khi sinh, dẫn đến chèn ép tử cung, ngăn không cho tử cung co bóp đúng cách và làm tăng khả năng chảy máu nhiều hơn sau khi sinh.

Do đó, mẹ phải chăm sóc cẩn thận sau sinh mổ, sinh thường và tập đi tiểu sau sinh để tránh những nguy cơ.

tầm quan trọng của việc đi tiểu sau sinh

Tại sao buồn tiểu nhưng không đi được?

Trước khi tìm hiểu mẹo chữa bí tiểu sau sinh, mẹ cần hiểu lý do khiến mẹ buồn tiểu nhưng không đi được. Sau đây là những nguyên nhân:

  • Mẹ bị sưng trong và xung quanh âm đạo/ống sinh.
  • Mẹ bị đau ở âm hộ và tầng sinh môn
  • Mất trương lực bàng quang và/hoặc tổn thương dây thần kinh vùng chậu trong khi sinh.
  • Quá trình gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống có thể làm thay đổi cảm giác ở phần dưới cơ thể của mẹ.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ bí tiểu ở mẹ sau sinh:

  • Mẹ bị táo bón.
  • Mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu.
  • Đây là lần sinh đầu tiên của mẹ.
  • Mẹ có tiền sử mắc bệnh này trước đây.
  • Mẹ phải trải qua một cơn chuyển dạ kéo dài.
  • Mẹ đã được gây tê ngoài màng cứng hoặc cột sống.
  • Quá trình sinh cần dùng dụng cụ hỗ trợ (kẹp hoặc giác hút).
  • Mẹ bị rách hoặc đang trong quá trình lành vết khâu sau sinh.

Một số dấu hiệu của bí tiểu sau sinh

Nắm rõ các dấu hiệu là cần thiết trước khi tìm hiểu các mẹo chữa bí tiểu sau sinh. Các dấu hiệu cụ thể sau đây:

  • Tiểu khó.
  • Không có cảm giác đi tiểu.
  • Phải rặn mới đi tiểu được.
  • Dòng nước tiểu chảy chậm.
  • Đau hoặc khó chịu ở bàng quang.
  • Rò rỉ nước tiểu do bàng quang quá đầy
  • Cảm giác bàng quang đầy nhưng đi tiểu khó.

trước khi áp dụng mẹo chữa bí tiểu sau sinh, mẹ xem mình có dấu hiệu bí tiểu sau sinh không nhé

>>Xem thêm: Tiểu buốt sau sinh, nguyên nhân do đâu?

Mẹo hỗ trợ chữa bí tiểu sau sinh

Những cách dưới đây chỉ để hỗ trợ giúp bàng quang khỏe mạnh để mẹ dễ đi tiểu sau sinh, mẹ có thể đọc để tham khảo. Việc đi tiểu sau sinh như thế nào, mẹ cần làm đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Nếu có thắc mắc, mẹ đừng ngần ngại hỏi nhé.

1. Uống nhiều nước

Uống không đủ chất lỏng có thể kích thích bàng quang và làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

Do đó, mẹ mới sinh cần uống 1,5–2 lít chất lỏng mỗi ngày, nên trải đều ra trong ngày để bạn không làm quá tải hoặc đầy bàng quang một cách đột ngộ.

Lưu ý: Tránh uống trà, cà phê và nước ngọt có ga vì chất caffein trong chúng có thể kích thích bàng quang, làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

2. Đi vệ sinh khi có cảm giác mắc tiểu

Mẹo chữa bí tiểu sau sinh này tưởng như hiển nhiên nhưng không phải mẹ nào cũng làm đúng. Mẹ hãy tránh để bàng quang quá đầy bằng cách đi vệ sinh khi có cảm giác mắc tiểu, tránh nhịn tiểu quá lâu khiến việc đi tiểu sau đó trở nên khó khăn.

3. Chú ý vị trí ngồi trên bồn cầu

  • Luôn ngồi trên bồn cầu với trạng thái thư giãn.
  • Thoải mái khi đi vệ sinh; thư giãn hơi thở
  • Giữ tâm thế chậm rãi, không vội vã
  • Hai chân dang rộng với khuỷu tay đặt trên đùi
  • Ngồi hướng về phía trước

4. Tắm nước ấm

Nước ấm không chỉ làm thư giãn các cơ, ngay cả những cơ bạn dùng để nhịn tiểu mà còn có thể làm tăng lưu lượng máu đến thận và làm tăng lượng nước tiểu phần nào. Ngoài ra, việc nghe thấy tiếng nước chảy trong khi tắm nước ấm dưới vòi hoa sen cũng là một yếu tố kích thích bạn đi tiểu.

5. Thăm khám bác sĩ

Mẹ nên thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm và giảm phù nề nếu cơn đau, sưng ảnh hưởng nhiều đến việc đi tiểu của mẹ.

6. Mẹo hỗ trợ tránh bí tiểu sau sinh bằng cách duy trì cân nặng

Tăng cân quá nhiều có thể liên quan đến tăng khả năng bị sang chấn khi sinh hay phải sinh thủ thuật, mẹ cũng dễ thấy nặng nề hơn và vận động chậm. Do đó, cần duy trì cân nặng trong quá trình mang thai và trước mang thai để tránh bí tiểu sau sinh.

>>Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng són tiểu khi mang thai và sau khi sinh

Thắc mắc liên quan đến việc đi tiểu sau sinh khác

1. Đẻ thường sau bao lâu thì đi vệ sinh được?

Nếu mẹ sinh thường, các bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ đi tiểu từ 4 – 6 giờ sau đó. Ngoài ra, thời gian mẹ đi tiểu cũng cần phải ghi lại cụ thể trong bệnh án để bác sĩ tiện theo dõi.

2. Sau khi sinh mổ đi tiểu như thế nào?

Nếu mẹ được gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ và sinh em bé, khả năng cao bạn sẽ được đặt một ống thông tiểu (ống nhỏ) vào bàng quang.

Ống thông tiểu này sẽ được giữ nguyên trong khoảng 12 giờ sau khi sinh, trừ khi bác sĩ khuyên nên giữ nguyên vị trí này lâu hơn (48 giờ) vì lý do y khoa.

Nước tiểu chảy xuống ống vào túi đựng, điều đó có nghĩa là bạn không cần phải lo lắng về việc phải đi vệ sinh. Sau khi ống thông tiểu được rút ra, y tá sẽ khuyên bạn nên cố gắng đi tiểu trong vòng 4 – 6 giờ sau đó. Bác sĩ hoặc y tá sẽ ghi lại thời gian đi tiểu và sẽ đo lượng nước tiểu mẹ đi sau mỗi lần.

Các phép đo này được ghi lại trên biểu đồ cân bằng chất lỏng giúp bác sĩ theo dõi chức năng bàng quang và phát hiện bất kỳ mối lo ngại tiềm ẩn nào. Từ đó, có thể can thiệp sớm để ngăn ngừa tổn thương bàng quang về lâu dài.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 3 Reasons Why Peeing Can Be a Problem After Pregnancy

https://rightasrain.uwmedicine.org/well/health/peeing-after-pregnancy

Truy cập ngày 11/1/2023

2. Bladder weakness after birth

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bladder-weakness-after-birth

Truy cập ngày 11/1/2023

3. Postpartum care: What to expect after a vaginal birth

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233

Truy cập ngày 11/1/2023

4. Urinary incontinence

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-incontinence/symptoms-causes/syc-20352808

Truy cập ngày 11/1/2023

5. Urinary Incontinence

https://www.acog.org/womens-health/faqs/urinary-incontinence?utm_source=redirect&utm_medium=web&utm_campaign=int

Truy cập ngày 11/1/2023

x