Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/12/2020

Lên máu sản hậu là gì? Những điều mẹ cần nên biết

Lên máu sản hậu là gì? Những điều mẹ cần nên biết
Phụ nữ khi mang thai chắc hẳn đã từng nghe qua chứng lên máu sản hậu nhưng liệu bạn đã biết lên máu sản hậu là gì, nguyên nhân cùng cách chữa trị bệnh chưa?
lên máu sản hậu là gì
Lên máu sản hậu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của mẹ

Lên máu sản hậu là tình trạng rất nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh vì nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng. Mẹ có thể mắc phải các bệnh hậu sản sau sinh do nhiều yếu tố bao gồm những tác động bên ngoài và các bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể. Bạn hãy cùng tìm hiểu lên máu sản hậu là gì, những nguyên nhân cùng cách chữa trị bệnh để có cách khắc phục và phòng ngừa nhé.

Lên máu sản hậu là gì?

Chứng lên máu sản hậu là một tình trạng hiếm xảy ra do mẹ bị huyết áp cao và dư thừa protein trong nước tiểu ngay sau khi sinh con. Bệnh này khá giống với bệnh tiền sản giật trong thai kỳ.

Hầu hết các trường hợp lên máu sản hậu xuất hiện trong vòng 48 giờ sau sinh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể diễn ra đến 6 tuần hoặc muộn hơn sau khi sinh. Đây được gọi là chứng lên máu sản hậu muộn.

Lên máu sản hậu cần được điều trị kịp thời, nếu không sản phụ sẽ bị co giật với các biến chứng nghiêm trọng khác.

Triệu chứng của bệnh lên máu sản hậu là gì?

triệu chứng của lên máu sản hậu là gì

Bệnh lên máu sản hậu khá khó phát hiện vì không thấy có dấu hiệu hay triệu chứng nào trong suốt thai kỳ. Triệu chứng bệnh thường giống với biểu hiện của tiền sản giật như sau:

  • Huyết áp cao (bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg)
  • Dư lượng protein trong nước tiểu (protein niệu)
  • Đau đầu dữ dội
  • Thị lực thay đổi bao gồm mất thị lực tạm thời, mắt mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau bụng trên, thường đau phần dưới xương sườn ở bên phải
  • Đi tiểu ít

Nếu mẹ có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lên máu sản hậu ngay sau khi sinh con thì hãy lập tức liên hệ với bác sĩ. Tùy thuộc vào từng trường hợp, mẹ có thể sẽ cần phải nhập viện để được bác sĩ theo dõi và chữa trị kjp thời.

Nguyên nhân gây lên máu sản hậu là gì?

nguyên nhân gây lên máu sản hậu là gì

Các nhà khoa học vẫn cần nhiều nghiên cứu rõ ràng hơn để chứng minh những nguyên nhân chính xác gây lên máu sản hậu.

Một nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ gây lên máu sản hậu bao gồm:

  • Huyết áp cao trong suốt thai kỳ: Mẹ sẽ có nhiều nguy cơ bị lên máu sản hậu nếu huyết áp cao sau tuần thứ 20 của thai kỳ (chứng tăng huyết áp thai kỳ).
  • Béo phì: Sản phụ sẽ dễ mắc phải chứng lên máu hậu sản nếu bị béo phì.
  • Sinh nhiều con một lần: Sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ lên máu sản hậu.
  • Huyết áp cao mãn tính: Nếu trước khi mang thai, mẹ đã có tình trạng huyết áp cao không kiểm soát thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản giật và lên máu sản hậu.
  • Bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường loại 1 hay loại 2 cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật và lên máu sản hậu.

Các biến chứng của bệnh lên máu sản hậu

các biến chứng của lên máu sản hậu

Lên máu sản hậu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Vậy biến chứng của lên máu sản hậu là gì? Những biến chứng này thường bao gồm:

  • Sản giật sau sinh: Sản giật sau sinh thực chất là lên máu sản hậu kèm với các cơn co giật. Tình trạng này gây tổn thương vĩnh viễn đến các cơ quan quan trọng bao gồm não, mắt, gan và thận.
  • Chứng phù phổi: Bệnh có thể đe dọa tính mạng, xảy ra khi lượng dịch phổi dư thừa xuất hiện trong phổi.
  • Đột quỵ: Bệnh xảy ra do nguồn cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm đi nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của mô não. Đây là bệnh cần được chữa trị kịp thời vì rất nguy hiểm cho tính mạng.
  • Thuyên tắc huyết khối: Thuyên tắc huyết khối là sự tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông di chuyển từ bộ phận khác trong cơ thể.
  • Hội chứng HELLP: HELLP được viết tắt cho chữ hemolysis (chứng tan máu), elevated liver enzyme (tăng men gan) và low platelet count (số lượng tiểu cầu thấp). Đây là bệnh lý đe doạ tính mạng, trong đó chứng tan máu là do hồng cầu bị phá hủy gây ra.

Cách điều trị tình trạng lên máu sản hậu

cách điều trị lên máu sản hậu

Chứng lên máu sản hậu có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc như sau:

  • Thuốc hạ huyết áp: Nếu huyết áp của mẹ cao tới mức nguy hiểm thì bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc ngăn ngừa co giật: Magie sulfat có thể giúp ngăn ngừa co giật cho phụ nữ bị lên máu sản hậu có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc này thường được dùng trong 24 giờ. Sau khi mẹ được điều trị với magie sulfat thì bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ huyết áp, tiểu tiện và các triệu chứng khác.

Thông thường các phương thuốc trên đều không ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, sản phụ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Khi đã biết lên máu sản hậu là gì và tình trạng bệnh này nguy hiểm như thế nào, bạn sẽ có cách phòng ngừa tốt hơn. Bạn hãy theo dõi huyết áp thường xuyên, để ý lượng sản dịch, chú ý thể chất, tinh thần đồng thời có lối sống lành mạnh như tập thể dục nhẹ nhàng và cân nhắc chế độ ăn uống để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.

Ngọc Trân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x