Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Phòng khám Phụ Sản 315
Cập nhật 23/10/2023

Trăn trở mãi không thôi: Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Trăn trở mãi không thôi: Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?
Hết sản dịch bao lâu thì có kinh lại là điều không ít bà đẻ quan tâm. Bởi điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt của mẹ. Xem ngay!

Trong số các vấn đề hậu sản, hết sản dịch bao lâu thì có kinh là trăn trở chưa bao cũ của mẹ sau sinh. Vậy thực hư sau khi hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Kinh nguyệt sau sinh có đặc điểm gì? Cách để cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh như thế nào? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Điều mẹ băn khoăn nhất là đây, hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Trước tiên, mẹ cần hiểu sản dịch là gì? Đây là dịch của âm đạo đào thải sau sinh gồm có: máu, các mô niêm mạc còn sót lại trong tử cung. Thông thường, mẹ sinh mổ sẽ có ít sản dịch hơn mẹ sinh thường.

Theo đó, sau sinh hết sản dịch, nếu mẹ thấy ra máu tươi đó là hiện tượng kinh non sau sinh. Sở dĩ như vậy là vì, theo nghiên cứu, khoảng ngày thứ 21, niêm mạc tử cung đã hồi phục và có thể bong ra, gây chảy máu. Vậy hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Hiện tượng này cũng tương tự như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Kinh non khác kinh nguyệt bình thường ở chỗ, kinh non gồm máu, lớp màng tử cung, chất nhầy và tế bào bạch cầu. Kinh non sau sinh thường xuất hiện vào khoảng 4 – 6 tuần sau khi sinh và kéo dài từ 3 – 5 ngày, dịch có màu đỏ tươi, chất nhầy, không đi kèm sốt và đau bụng.

Những điều mẹ cần biết về kinh nguyệt sau sinh

Để biết sau khi hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về kinh nguyệt sau sinh. Sau khi sinh, thời gian có kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào thời gian phục hồi cơ thể mẹ. Nếu cơ thể mẹ phục hồi nhanh thì kinh nguyệt sẽ nhanh chóng xuất hiện. Bên cạnh đó, có một số yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau sinh như:

  • Cách cho con bú: Hết sản dịch bao lâu thì có kinh còn phụ thuộc vào cách cho con bú. Mẹ cho con bú thường lâu có kinh hơn mẹ không cho bú trực tiếp khoảng 7-8 tháng sau sinh. Cụ thể, mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ có kinh khoảng 6 tháng sau khi hết sản dịch. Mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt sẽ trở lại sau 6-8 tuần sau sinh.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố trong thai kỳ và sau khi sinh thay đổi đột ngột cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tâm lý bất thường: Sau khi sinh, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì bỡ ngỡ, lo toan khi chăm sóc em bé. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh.
  • Mẹ hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt? hay có kinh non thì bao lâu có kinh nguyệt trở lại? Thông thường, bạn sẽ có kinh sau 2-3 tháng đầu tiên, cũng có trường hợp mất khoảng 8-10 tháng mới có lại.
Hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Những điều cần biết về kinh nguyệt sau sinh mổ
Hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt?

Dấu hiệu kinh nguyệt sau sinh bất thường

Bên cạnh thắc mắc hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cũng tò mò dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt sau sinh. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh không khó hiểu vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, kinh nguyệt sau sinh có dấu hiệu bất thường và mẹ nên đi khám ngay lập tức khi:

  • Đau bụng dữ dội: Mẹ bị đau bụng dữ dội, quằn quại, phải nằm một chỗ cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
  • Mất kinh quá lâu sau sinh: Mẹ sinh mổ sẽ có kinh trở lại sau 2-3 tháng, mẹ sinh thường thì 6 tháng – 1 năm sẽ có kinh trở lại. Nếu sau sinh 1-2 năm rồi mà vẫn chưa có kinh, mẹ có thể đã bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường: Đối với mẹ đẻ mổ, chỗ vết mổ, máu đọng lại tại rãnh làm máu kinh ra không đều, kéo dài và thay đổi màu sắc. Đây cũng là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường.
  • Đau đầu vú: Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, đau đầu vú kèm theo các cơn đau lưng, đau đầu cũng khiến cơ thể mẹ bỉm mệt mỏi, uể oải.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 32 ngày. Mỗi chu kỳ kéo dài từ 3 – 7 ngày, tùy vào cơ địa từng người. Do đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày và thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày và nhiều hơn 7 ngày đều là bất thường.

>> Mẹ xem thêm: Cập nhật – Sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?

dấu hiệu kinh nguyệt sau sinh bất thường, đau đầu vú

Cần làm gì khi kinh nguyệt sau sinh bất thường?

1. Lưu ý điều trị y tế

Ngoài hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cũng nên biết cách xử lý nếu kinh nguyệt sau sinh bất thường.

  • Mẹ có nguy cơ cao bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản nếu thời gian hành kinh kéo dài từ 8-14 ngày, kèm với máu kinh ra nhiều, cục máu đông và sẫm màu. Trường hợp này, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, điều trị.
  • Máu âm đạo ra thất thường giữa các thời kỳ kèm mùi hôi khó chịu, cảm giác ngứa ngáy. Đây có thể là một số triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm như nhiễm trùng tử cung; nhiễm trùng buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo hoặc băng huyết, mẹ cần phải được cấp cứu kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng.
  • Vùng kín bị ngứa ngáy và đau rát khi quan hệ tình dục, đặc biệt là kéo dài đến 2 năm sau khi sinh em bé, mẹ nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu về bệnh lý nữ giới nguy hiểm.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên thận trọng đi khám ngay nếu có tình trạng sốt cao, cảm giác ớn lạnh và nhịp tim đập bất thường.

2. Chăm sóc tại nhà

  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh đã rõ, mẹ nên xây dựng lại chế độ ăn uống lành mạnh, tránh nghỉ ngơi quá nhiều hoặc làm việc quá tải.
  • Mẹ sau sinh nên tích cực vận động nhẹ nhàng như thực hiện các bài tập yoga, vừa giúp tinh thần thoải mái, vừa giảm cân sau sinh. Mẹ nhớ không nên tập quá sức vì điều này dễ gây rối loạn kinh nguyệt và cơ thể lâu hồi phục hơn.
  • Tránh căng thẳng như thế nào là điều mẹ nên hỏi bên cạnh hết sản dịch bao lâu thì có kinh. Bởi lẽ, giữ tâm lý thoải mái không chỉ ảnh hưởng đến nội tiết mà còn giúp cho sức khỏe tinh thần của bà đẻ tốt hơn.
  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh đã có câu trả lời, nhưng mẹ để kinh nguyệt trở lại bình thường, mẹ tuyệt đối không nên dùng thuốc tránh thai mẹ nhé.
  • Mẹ hạn chế dùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Để chu kỳ kinh nguyệt hoạt động lại bình thường, mẹ nên bổ sung nội tiết tố estrogen. Mẹ nên tham khảo bác sĩ liều lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến em bé qua sữa mẹ.

>> Mẹ xem thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn hết sản dịch bao lâu thì có kinh. Hy vọng mẹ bỉm đã nắm được thông tin để đối chiếu vào tình trạng của mình, từ đó có giải pháp phù hợp để mau hồi phục.

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. About Menstruation

https://www.nichd.nih.gov/health/topics/menstruation/conditioninfo

Truy cập ngày 23/11/2022

2. Reproductive Health

https://opa.hhs.gov/reproductive-health?reproductive-health/fact-sheets/vaginal-discharge/index.html

Truy cập ngày 23/11/2022

3. What’s the cervical mucus method of FAMs?

https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/fertility-awareness/whats-cervical-mucus-method-fams

Truy cập ngày 23/11/2022

4. Postpartum care: What to expect after a vaginal birth

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233#

Truy cập ngày 23/11/2022

5. Lochia

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/22485-lochia

Truy cập ngày 23/11/2022

x