Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/11/2020

Nguyên nhân khiến bạn đau bụng dưới sau sinh và cách điều trị

Nguyên nhân khiến bạn đau bụng dưới sau sinh và cách điều trị
Tình trạng đau bụng dưới sau sinh là một triệu chứng không nguy hiểm, thường là do sự co thắt tử cung, táo bón hoặc do vết mổ chưa lành gây ra, đặc biệt là trong 6 tháng đầu tiên mới sinh.
cô gái đau bụng dưới sau sinh
Mẹ bỉm sữa bị đau bụng dưới sau sinh thì phải làm sao?

Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới sau sinh và cách giảm cơn đau để mẹ bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh

Nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị đau bụng dưới sau sinh thường là do sự co thắt tử cung, táo bón hoặc do vết mổ lấy thai.

1. Do sự co thắt tử cung

Hầu hết sản phụ sẽ trải qua những cơn đau dữ dội nhất trong tuần đầu khi sinh. Khi mang thai, tử cung của người mẹ sẽ giãn nở theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Sau khi sinh xong, tử cung sẽ co thắt để trở về kích thước ban đầu. Việc co thắt này sẽ vô tình gây ra những cơn đau bụng dưới sau sinh khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi.

Mẹ sẽ chịu những cơn đau mạnh hơn khi đang cho con bú, vì điều này sẽ kích thích giải phóng oxytocin, một loại hormone kích thích tử cung co bóp.

2. Đau bụng dưới sau sinh do bị táo bón

nguyên nhân đau bụng dưới sau sinh

Táo bón là hiện tượng giảm số lần đi ngoài (ít hơn 3 lần/tuần) kèm theo những khó khăn khi đi ngoài do phân cứng, thường gây đau và khó chịu cho mẹ. Dưới đây là những nguyên nhân khiến mẹ dễ bị táo bón sau sinh:

  • Cơ thể ít vận động
  • Stress trong cuộc sống
  • Sự thay đổi về nội tiết tố
  • Chất xơ không đủ trong khẩu phần ăn
  • Âm đạo bị rách trong quá trình chuyển dạ, vết khâu chưa lành khiến bạn nhịn đi vệ sinh vì sợ đau
  • Sự lạm dụng thuốc giảm đau quá liều mà chưa qua kiểm định của bác sĩ
  • Bệnh trĩ (thường gặp trong thời kỳ mang thai cũng như trong thời kỳ hậu sản)

3. Vết mổ lấy thai khiến bạn đau bụng dưới sau sinh

Ngày nay, để tránh những đau đớn do quá trình chuyển dạ, nhiều bà mẹ đã lựa chọn phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, sau khi sinh, bạn thường bị đau quặn thắt vì vết mổ và vết thương bên trong đang lành.

Các chuyên gia cho rằng việc các mẹ thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức sau khi mổ cũng gây nên tình trạng đau thắt và các vấn đề sức khỏe khác.

Cách điều trị cơn đau bụng dưới sau sinh cho mẹ

cách điều trị đau bụng dưới sau sinh

Dưới đây là những cách điều trị cơn đau bụng dưới sau sinh do sự co thắt tử cung, táo bón hay vết mổ trong quá trình chuyển dạ để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

1. Cách điều trị cơn đau do co thắt tử cung

Chườm nước ấm quanh vùng bụng: Bạn có thể giảm bớt cơn đau bụng bằng cách đặt một túi chườm ấm hoặc chai nước ấm vào vùng bụng dưới để làm dịu đi cơn đau.

Massage vùng bụng dưới giúp mẹ thoải mái: Mẹ có thể massage cơ bụng đồng thời đặt tay trên bụng để kiểm tra xem vị trí nào có khối cứng thì đó chính là dấu hiệu tử cung đang co bóp. Bạn chỉ cần dùng tay xoa quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi thấy mềm và dần hết đau là được.

Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ: Nếu bạn đang chịu cơn đau co thắt kéo dài thì có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe.

2. Cách điều trị khi mẹ bị táo bón sau sinh

Sau sinh, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ (rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt và ngũ cốc…) vào thực đơn hàng ngày, đồng thời mẹ đừng quên tăng cường lượng nước vào cơ thể nhé.

Nếu cơ thể bạn khỏe mạnh bình thường thì không nên kiêng khem quá kỹ. Sau sinh, mẹ nên đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng chứ không nên nằm lâu một chỗ. Bạn tập thể dục có tác dụng nâng cao sức khỏe, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và làm các cơn co thắt của thành ruột tăng lên để đi “đại tiện” dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với một số mẹ sinh mổ nên đợi cho sức khỏe được ổn định thì mới luyện tập nhé.

Trong trường hợp bạn bị trĩ, hãy ngâm mình trong bồn nước ấm để có thể làm dịu cơn đau ở vùng âm đạo, hậu môn, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc giảm đau.

3. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho bản thân

cô gái thư giãn

Để căng thẳng không làm ảnh hưởng nặng nề đến vết mổ đẻ, mẹ nên dành thời gian thư giãn cho bản thân bằng những cách dưới đây:

  • Nghe nhạc, xem phim và tránh làm việc nặng.
  • Cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn, đừng quên tâm sự với chồng hay người thân và bạn bè về những áp lực hàng ngày.
  • Nếu có thể, hãy thuê người giúp việc để họ đảm nhận các công việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp… Nhờ đó, bạn sẽ có thời gian hơn để chăm sóc cho bản thân và cho bé yêu mời chào đời.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu cơn đau của bạn dữ dội, dai dẳng hoặc không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Sau đây là các triệu chứng nặng mà bạn không nên tự chữa tại nhà:

  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Đau bụng dữ dội
  • Đau ngực và khó thở
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Chảy máu âm đạo quá nhiều và máu có màu đỏ tươi
  • Da đỏ, căng, sưng tấy quanh khu vực vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn

Thời kỳ hậu sản là giai đoạn tự điều chỉnh và có khả năng tự phục hồi. Bạn hãy cố gắng chủ động trong việc điều trị các triệu chứng và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn cũng nên đi đến bệnh viện định kỳ để tái khám với bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh trong vòng ba tuần sau khi sinh để có phác đồ điều trị tốt nhất giúp hai mẹ con luôn khỏe mạnh nhé.

Nguyễn Kiều Vân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x