Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 4 ngày trước

Tại sao mẹ đẻ mổ không nên đặt vòng? Lời giải đáp cho mẹ sinh mổ

Tại sao mẹ đẻ mổ không nên đặt vòng? Lời giải đáp cho mẹ sinh mổ

Khoảng cách giữa mỗi lần sinh mổ nên là 2 năm để cơ thể mẹ có thời gian hồi phục. Việc đặt vòng tránh thai sau sinh mổ sẽ giúp mẹ yên tâm, không lo vỡ kế hoạch.

đặt vòng tránh thai sau sinh mổ
Đặt vòng tránh thai sau sinh mổ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ.

Cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ, khả năng mang thai hoàn toàn có thể xảy ra trong những tuần đầu tiên sau khi sinh.

Với sản phụ sinh mổ, điều này vô cùng nguy hiểm. Vì khoảng cách hợp lý giữa các lần sinh mổ nên là 2 năm để cơ thể người mẹ có thời gian hồi phục, vết mổ ở tử cung ổn định.

Nếu không, mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như bục vết sẹo mổ cũ, thai bám vào vết sẹo mổ cũ, tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau bám thấp, sinh non

Việc đặt vòng tránh thai sau sinh mổ là cách ngừa thai an toàn, tiết kiệm lại không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Vòng tránh thai là gì?

Trước khi quyết định có nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ hay không, mẹ cần tìm hiểu kỹ về phương pháp ngừa thai này.

Vòng tránh thai (IUD: Intrauterine Device) là một dụng cụ nhỏ (phổ biến nhất là hình chữ T) được đưa vào tử cung để ngăn tinh trùng gặp trứng hoặc ngăn cản trứng làm tổ tại tử cung. Tác dụng ngừa thai của vòng tránh thai có thể kéo dài 5-10 năm với hiệu quả lên đến hơn 95%.

Hiện có 2 loại vòng được sử dụng nhiều nhất là vòng chữ T có chứa đồng và vòng nội tiết.

Vòng chữ T chứa đồng có giá thành rẻ hơn nhiều lần so với vòng nội tiết nên thường được chị em chọn đặt nhiều hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của vòng tránh thai

– Ưu điểm

Đặt vòng là phương pháp tránh thai rẻ tiền, hiệu quả tránh thai cao, lâu dài. Nếu muốn có thai lại, chỉ cần tháo vòng. Ngoài ra, vòng tránh thai có thể áp dụng cho một số trường hợp chống chỉ định dùng thuốc tránh thai.

Vòng tránh thai là gì?

– Nhược điểm

Thời gian đầu mới đặt vòng có thể xuất hiện các triệu chứng không mong muốn như rong kinh, ra nhiều khí hư, đau lưng, đau thắt do cơn co tử cung… Các triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, nếu những bất lợi này vẫn kéo dài thì cần đi thăm khám để được tư vấn và có hướng xử lý.

Một nhược điểm khác là khoảng 2-5% chị em đặt vòng có thể bị tuột vòng trong 3 tháng đầu sau sinh. Nếu không phát hiện, rất dễ xảy ra có thai. Chị em đặt vòng tránh thai sau sinh mổ cần lưu ý điều này nhé để tránh vỡ kế hoạch.

Ngừa thai sau sinh có được đặt vòng tránh thai nội tiết?

Chị em chọn đặt vòng tránh thai sau sinh mổ nói riêng hoặc sau sinh nói chung, nếu có điều kiện, vẫn có thể đặt vòng tránh thai nội tiết. Tuy phóng thích nội tiết tố progesterone để ngăn rụng trứng cũng như ngăn trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung nhưng điều đó không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sự phát triển của bé.

Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ

Tại sao chị em phải đặt vòng tránh thai sau sinh mổ cũng như sau sinh? Thật ra, nuôi con bằng sữa mẹ chỉ làm giảm khả năng mang thai chứ không thể ngừa thai hoàn toàn. Mặc dù kinh nguyệt chưa trở lại nhưng trứng vẫn có thể rụng bất kỳ lúc nào trong thời gian này. Đó là lý do phụ nữ buộc phải áp dụng biện pháp ngừa thai sau sinh như dùng bao cao su hoặc đặt vòng.

Theo chuyên gia sản khoa, nếu sinh mổ, thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ là sau sinh 6 tháng. Vì người mẹ sinh mổ cần thời gian để tử cung hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, sau sinh mổ 3 tháng, chị em đã có thể quan hệ nên trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng, hãy cân nhắc một biện pháp ngừa thai phù hợp, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ

Đối với phụ nữ sinh thường, nên chờ 6 tuần, 3 tháng sau sinh hãy đặt vòng. 6 tuần là thời gian đủ để tử cung co hồi về kích thước ban đầu. Nếu đặt vòng quá sớm khi tử cung ở tình trạng mở và giãn rộng, vòng rất dễ rơi ra ngoài, không còn tác dụng ngừa thai.

Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không?

Không có chỉ định sinh mổ 2 lần sẽ không được đặt vòng. Tuy nhiên, mổ đẻ 2 lần có thể dẫn đến một số bất thường ở tử cung. Vì vậy, mẹ cần được thăm khám kỹ để biết có thích hợp để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ lần 2 hay không.

Một số lưu ý đối với phụ nữ đặt vòng tránh thai sau sinh

– Nên đặt vòng tránh thai tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Phụ nữ mới vừa sinh nở chưa bao lâu, thành tử cung còn mỏng và yếu. Nếu đặt vòng có kích thước không phù hợp, đặt sai kỹ thuật vừa khó đạt hiệu quả tránh thai lại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.

– Nếu mẹ đã có kinh trở lại, thời điểm thích hợp để đặt vòng là ngay khi vừa sạch kinh.

– Trong trường hợp chưa có kinh, mẹ chỉ được đặt vòng sau khi thăm khám, kiểm tra và chắc chắn không có thai.

Một số lưu ý đối với phụ nữ đặt vòng tránh thai sau sinh

– Sau khi đặt vòng, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra vòng có bị tuột không hoặc có cần thay vòng khác không. Vì đến thời điểm dừng cho con bú, tử cung trở lại bình thường, có thể sẽ cần phải đổi vòng có kích thước lớn hơn.

Tóm lại, đặt vòng tránh thai sau sinh mổ là một phương pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt, đây là chọn lựa tối ưu cho những chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Copper IUD (ParaGard)
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/paragard/about/pac-20391270
Ngày truy cập: 25/05/2021.

2. Contraception – intrauterine devices (IUD)
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/contraception-intrauterine-devices-iud
Ngày truy cập: 25/05/2021.

3. Insertion of intrauterine devices after cesarean section: a systematic review update
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5402906/
Ngày truy cập: 25/05/2021.

4. Pregnancy After Delivery: How Long Should You Wait And Contraceptives To Use
https://www.momjunction.com/articles/getting-pregnant-after-delivery_00114143/
Ngày truy cập: 25/05/2021.

5. Birth control methods
https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/birth-control-methods 
Ngày truy cập: 25/05/2021.

x