Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lan Quan
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Cập nhật 06/05/2022

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách như thế nào?

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách như thế nào?
Sinh thường hay sinh mổ thì cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, vì vậy mẹ sau sinh cần được chăm sóc đúng cách.

Sinh con sẽ mang lại rất nhiều thay đổi cho cơ thể người mẹ, để hồi phục sức khỏe nhanh nhất và tránh các biến chứng sau sinh thì cần chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh như thế nào?

I. Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách

1. Giảm đau cho mẹ sau sinh

Sau ca sinh, mẹ bầu nên chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh như thế nào? Để có thể phục hồi nhanh, ngoài việc chăm sóc vết thương, thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động sau sinh đúng cách, việc giảm đau cho mẹ mới sinh cũng cần đặc biệt quan tâm. Bởi sau ca sinh, các mẹ thường sẽ phải đối mặt với các cơn đau vết mổ, vết rách tầng sinh môn với tần suất khác nhau. Việc được giảm đau đúng cách giúp phụ nữ mới sinh bớt mệt mỏi, hồi phục sức lực tốt hơn sau quá trình vượt cạn.

  • Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh cho mẹ sinh thường bị rạch tầng sinh môn: Để giảm đau và vết khâu mau lành, bạn hãy dùng thuốc theo toa của bác sĩ, chú ý vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Mẹ hãy rửa vùng kín bằng nước ấm để bớt đau, sau đó dùng khăn mềm thấm khô. Nếu sốt cao hoặc đau quá nhiều, bạn nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh cho mẹ sinh mổ: Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc có chứa thành phần giảm đau, ví dụ như acetaminophen cho bạn uống để giảm đau. Tuy nhiên, thay vì sử dụng thuốc giảm đau nhiều, việc cố gắng cử động tay chân tại giường, ngồi dậy và đi lại chậm rãi cũng giúp bạn giảm đau và phục hồi nhanh hơn. Sau khoảng 12-24 giờ, bạn nên cố gắng ngồi dậy, đứng lên và tập đi bộ chậm rãi. Điều này nhằm giảm áp lực trong ổ bụng, tăng lưu thông máu, giúp ngăn ngừa viêm phổi, táo bón và ngăn sự hình thành các cục máu đông gây thuyên tắc mạch, thuyên tắc phổi
 chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh
Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh: Giảm đau là điều cần thiết

MarryBaby hỏi: Mất bao lâu để vết thương tầng sinh môn/vết mổ lành lại? Mẹ cần làm gì để vết thương sau sinh nhanh lành, không bị nhiễm trùng?

Tư vấn từ chuyên gia bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Nhung: Thực tế thời gian để vết khâu tầng sinh môn hay vết mổ lành lại còn phụ thuộc vào cơ địa từng người mẹ cũng như cách chăm sóc, thể trạng, dinh dưỡng… Tuy nhiên thông thường, vết khâu tầng sinh môn sẽ phục hồi nhanh hơn, sẽ liền khoảng sau 2-3 tuần và phục hồi hoàn toàn khoảng sau 4-6 tuần.

Với mẹ sinh mổ, vết mổ thường sẽ liền lại lâu hơn, vì “can thiệp” nhiều hơn. Thông thường, sau mổ mẹ phải mất vài ngày để có thể sinh hoạt trở lại, khoảng 1 tuần vết mổ liền dần lại, sau 2-3 tháng vết mổ lành và hết đau. Tuy nhiên, với một số mẹ, quá trình này có thể kéo dài hơn, vì vậy quá trình chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh cần được chú ý hơn.

Khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh, để vết thương sau sinh nhanh lành, không bị nhiễm trùng, các mẹ mới sinh hãy:

  • Chăm sóc vết thương đúng cách:

    • Thay băng và vệ sinh vết thương hằng ngày, tránh chà xát mạnh
    • Cắt chỉ đúng hẹn (đối với trường hợp mẹ được may vết thương bằng chỉ không tiêu)
    • Giữ vết thương khô ráo
    • Thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ/lần
    • Không mặc đồ chật chội cũng như đeo đai bụng quá sớm
    • Vệ sinh vùng kín đúng cách, ngày 2-3 lần, tránh ngâm rửa, thụt rửa
    • Không kiêng tắm sau sinh, giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày.

  • Uống đủ nước, chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, đủ vitamin, khoáng chất, tăng cường rau xanh, hoa quả để vết thương sớm phục hồi và tránh táo bón sau sinh.
  • Vận động sớm, kết hợp với tập luyện phù hợp, tuy nhiên cũng tránh vận động mạnh làm ảnh hưởng đến vết thương.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc lại sớm ngay sau sinh. Đồng thời giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Kiêng quan hệ trong thời kỳ hậu sản.
  • 2. Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách: Đảm bảo chế độ ăn uống – nghỉ ngơi hợp lý

    Sau cuộc vượt cạn, dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ mới sinh cũng bị hao tổn nhiều sinh lực nên cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng – nghỉ ngơi sau sinh. Tuy nhiên khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh, để tránh tăng cân, táo bón sau sinh, mẹ cần:

    • Ăn thực phẩm giàu chất xơ bằng cách bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn
    • Uống nhiều nước
    • Chế độ ăn uống cần đảm bảo cân bằng giữa các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất
    • Ngủ đủ giấc.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mau hồi người, lại sức, sữa về tràn trề

    Lưu ý là với các mẹ mới sinh vốn đã dư cân hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai cần kiểm soát khẩu phần ăn, cân đối đa dạng các loại thực phẩm. Trường hợp các mẹ vì lý do nào đó mà không nuôi con bằng sữa mẹ, muốn nhanh lấy lại vóc dáng và tránh béo phì thì cần cắt giảm khẩu phần ăn.

    Như bác sĩ đã đề cập ở trên, chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh ít sữa thì cần tăng cường uống nước, sữa ít béo, ăn thêm các loại hạt tốt cho bà bầu, đậu, tránh ăn nhiều chất béo đồ ngọt. Ngoài ra, mẹ đừng quên âu yếm bé thường xuyên, cho bé bú mẹ bất cứ khi nào con muốn để kích thích cơ thể tiết sữa. Trong khoảng 3 tháng sau sinh, mẹ vẫn nên duy trì việc uống viên bổ sung sắt, canxi nhé.

     chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh
    Mẹ sau sinh cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

    MarryBaby hỏi: Để mẹ có thể nhanh chóng hồi phục sức lực sau quá trình vượt cạn, ngoài những vấn đề nêu trên, khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh nên chú ý thêm những gì?

    Tư vấn từ chuyên gia bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Nhung: Bác sĩ thường nhận thấy các mẹ gặp rất nhiều lo âu về việc chăm con ra sao, làm thế nào có nhiều sữa, làm sao để lấy lại vóc dáng sau sinh… Những điều này vô hình trung tạo áp lực nặng nề lên người mẹ. Mẹ cần giải tỏa và chia sẻ những vấn đề này đối với người thân và gia đình. Quá trình mang thai sinh nở khiến mẹ mất một lượng sắt và canxi lớn. Sau sinh, mẹ cũng cần bổ sung sắt, canxi vì việc này giúp cơ thể mau chóng phục hồi cũng như cung cấp đủ các khoáng chất này cho bé qua sữa mẹ. Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh là mẹ không nên dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là các loại thuốc đặt hay thụt rửa được rao bán trôi nổi trên thị trường. Mẹ chỉ nên dùng thuốc sau khi hỏi ý kiến bác sĩ.

    MarryBaby hỏi: Để có thể hồi phục tốt sau sinh, ngoài vấn đề về chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách, các bà mẹ mới sinh nên chú trọng vào những việc gì? Đâu là những hoạt động mẹ nên làm hay nên tránh để sức khỏe tinh thần hồi phục tốt giúp mẹ vui – bé khỏe.

    Tư vấn từ chuyên gia ThS Tâm lý Phạm Tiến Dũng: Việc trở thành mẹ, nhất là lần đầu làm mẹ, là một thay đổi lớn cần nhiều sự chú ý và thích nghi. Để đảm bảo có thể ăn uống, ngủ nghỉ, vận động hợp lý, khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh bạn đừng ngại kêu gọi sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè trong những việc như sắp xếp nhà cửa, nấu ăn, chăm sóc em bé nhé. Ngoài ra thì việc có những hoạt động giúp đem lại niềm vui cũng rất cần thiết trong lúc này. Đó có thể là bất cứ gì bạn có thể sắp xếp cho bản thân lúc này như trò chuyện với bạn bè, chăm sóc cơ thể, giải trí…

    Thêm vào đó, việc có con cũng đem đến những thay đổi trong tương tác gia đình. Bạn có thể có ít thời gian chất lượng dành cho chồng hoặc những thành viên khác hơn. Điều này sẽ cần sự kiên nhẫn và thích nghi từ từ. Gia đình nào cũng trải qua những khó khăn ban đầu này nhưng việc sắp xếp, thích nghi sẽ dần dễ hơn theo thời gian. Quan trọng là khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh thì việc trao đổi với nhau các vấn đề một cách cởi mở và mang tính xây dựng, hướng tới việc đáp ứng những nhu cầu của các thành viên gia đình một cách hiệu quả.

    3. Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh: Phòng ngừa biến chứng sau sinh

    Các mẹ sau sinh có thể gặp phải một số biến chứng sau sinh nguy hiểm. Khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh thì việc nắm rõ dấu hiệu cảnh báo các biến chứng sau sinh có thể giúp mẹ được thăm khám và chăm sóc kịp thời.

    • Mẹ bị nhiễm trùng sau sinh thường có các triệu chứng như:

      • Đau hạ vị, sốt nhẹ hoặc sản dịch có mùi hôi (dấu hiệu của viêm nội mạc tử cung)
      • Đau, cứng, nóng, đỏ ở một hoặc cả hai bên vú kèm theo sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi hay đau đầu (dấu hiệu của viêm vú)
      • Da đỏ, tiết dịch, sưng, nóng, nhạy cảm hoặc đau xung quanh vết mổ, vết thương (dù đó là vết rạch lấy thai, khâu cắt tầng sinh môn hoặc vết rách), vết mổ có dấu hiệu sắp bung
      • Tiểu khó, tiểu đau, cảm giác phải đi tiểu thường xuyên và khẩn trương nhưng tiểu ra rất ít hoặc không có, nước tiểu nhiều bọt hoặc có máu (dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu).

    >>> Bạn có thể tham khảo: Sản dịch sau sinh có mùi hôi, không ổn cho “cô bé” rồi!

    • Băng huyết sau sinh:

      • Âm đạo chảy quá nhiều máu
      • Đau bụng dưới
      • Sốt
      • Đổ mồ hôi nhiều
      • Chỉ số huyết áp giảm (nếu có theo dõi huyết áp tại nhà).
    • Sản dịch rất ít và có mùi hôi đi kèm với các triệu chứng như sốt. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng cổ tử cung hay các phần phụ khác như vòi trứng, ống dẫn trứng…
    • Đau bụng dưới, đôi lúc sẽ có cơn đau âm ỉ. Đau nhiều khi ấn vào khu vực đáy tử cung.
    • U cứng có dạng cục, nổi rõ khi sờ.
  • Sản giật sau sinh:

    • Mất thị lực tạm thời hoặc nhìn mờ, trở nên nhạy cảm với ánh sáng
    • Có cảm giác buồn nôn, đau đầu nghiêm trọng hoặc đau bụng (dưới xương sườn phải)
    • Lượng nước tiểu giảm
    • Tăng cân đột ngột (tăng khoảng 1kg/tuần)
    • Chân và mặt sưng lên.
     chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh
    Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh: phòng tránh các biến chứng

    MarryBaby hỏi: Bác sĩ có lời khuyên nào cho các mẹ mới sinh trong việc phòng ngừa những biến chứng sau sinh nguy hiểm kể trên? Nếu chẳng may mẹ sau sinh đang gặp phải 1 trong dấu hiệu của một biến chứng nào đó kể trên, bác sĩ có lời khuyên nào khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh?

    Tư vấn từ chuyên gia bác sĩ Sản phụ khoa Nguyễn Thị Nhung: Khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh, để phòng ngừa các biến chứng kể trên, quan trọng nhất vẫn là chăm sóc vết thương tầng sinh môn, vết mổ đúng cách, đảm bảo vết thương khô ráo nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, dùng đúng đủ thuốc được bác sĩ kê sau sinh, đồng thời cần ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ chất, nhất là tăng cường các loại vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên cho con bú sớm, bú tích cực nhằm giúp duy trì sữa mẹ đồng thời giúp tử cung co bóp, tống sản dịch. Một lời khuyên nữa khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh là các mẹ không nên kiêng cữ quá nhiều, ví dụ như: kiêng tắm sau sinh, kiêng đánh răng, kiêng ánh nắng…. Mẹ mới sinh cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể, việc tiếp xúc ánh nắng sáng sớm, chiều tối giúp mẹ tổng hợp vitamin D, giúp hấp thu và chuyển hóa canxi…

    Trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh, mẹ cũng đừng quên chú ý các bất thường trên cơ thể mình như: sốt, chảy máu, chảy dịch, mủ bất thường hay sưng đỏ ở vết thương, đau nhiều, sản dịch hôi, sản dịch có cục máu đông, màu sắc bất thường… để khám kịp thời trước khi có các biến chứng nặng nề. Đồng thời nhớ khám lại theo lịch hẹn khám hậu sản của bác sĩ.

    Trường hợp mẹ đang gặp phải một trong các dấu hiệu của một biến chứng kể trên, ngoài việc đi khám sớm, thì mẹ không nên dùng thuốc chưa có chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng. Mẹ hãy chú ý những thay đổi của cơ thể, để có thể liệt kê đầy đủ cho bác sĩ các triệu chứng mình gặp. Đừng nên quá lo lắng, căng thẳng và không nên bỏ bữa. Việc có thể trạng tốt mới giúp mẹ nhanh chóng phục hồi. Và điều quan trọng nhất vẫn là hãy đi khám sớm, đừng trì hoãn bởi bất cứ lý do gì.

    II. Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh: Quan tâm hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe tinh thần

    Được chào đón con yêu là niềm hạnh phúc nhưng sau vài ngày, có thể nhiều mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là sốc với việc phải thức đêm chăm con. Giờ đây 24 giờ của mẹ lại chỉ xoay quanh việc cho con bú – ngủ – vệ sinh… Ngoài ra, sau sinh, sự trồi sụt nồng độ hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân làm cho mẹ mệt mỏi, ủ rũ, khóc lóc, cáu gắt vô cớ, thậm chí là trầm cảm hay rối loạn tâm thần sau sinh. Vì vậy, quan tâm đến cảm nhận của mẹ khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh rất cần thiết.

    Tuy nhiên, thực tế hiện nay là nhận thức của chúng ta về các vấn đề sức khỏe tinh thần này chưa được đánh giá đúng mực như các tổn thương thực thể. Do đó, các mẹ sau sinh thường không được quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách, giúp đỡ kịp thời nên dẫn đến nhiều chuyện đáng tiếc như tự làm hại bản thân, bé yêu.

    Việc mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần không chỉ ảnh hưởng xấu đến mẹ mà còn có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, sự phát triển nhận thức cũng như sự phát triển cảm xúc và hành vi của trẻ sau này. Thế nên, chỉ khi có tinh thần khỏe mạnh, mẹ mới sinh mới có thể sống tích cực đồng thời chăm con thuận lợi. Do đó, khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mẹ trước và sau sinh cần được quan tâm hơn nữa.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh như thế nào?

    Có ra 3 vấn đề sức khỏe tâm thần mà các mẹ sau sinh thường có nguy cơ gặp phải:

    1. Hội chứng buồn chán sau sinh:

    • Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng từ 40 – 70% phụ nữ sau khi sinh
    • Đây là một trạng thái nhất thời có đặc điểm là tâm trạng thay đổi thất thường, dễ khóc, khó ngủ và cáu kỉnh. Các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi sinh
    • Các triệu chứng tương đối nhẹ và thường tự khỏi trong vài ngày.
  • Trầm cảm sau sinh:

    • Có khoảng 13 – 19% phụ nữ sau khi sinh bị ảnh hưởng bởi hội chứng này
    • Trầm cảm sau sinh có các triệu chứng tương tự như một giai đoạn trầm cảm vào những thời điểm nào đó. Thường khởi phát trong vòng 6 tuần nhưng cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng 1 năm sau sinh.
    • May mắn là hầu hết trường hợp bị trầm cảm sau sinh sẽ bình phục nếu được phát hiện sớm, được gia đình hỗ trợ và điều trị thích hợp.
  • Rối loạn tâm thần sau sinh:

    • Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 0,1 – 0,5% các bà mẹ sau sinh
    • Các đặc điểm nổi bật bao gồm: nghe thấy những giọng nói không có thực, những ý nghĩ kỳ lạ về việc bị người khác làm hại và những ý tưởng tự làm hại bản thân hoặc làm hại em bé. Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng 14 ngày sau khi sinh
    • Đây là tình trạng tâm thần khẩn cấp cần được thăm khám ngay lập tức.
    Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh: sức khỏe tinh thần rất quan trọng

    MarryBaby hỏi: Những nguyên nhân nào dẫn tới trầm cảm sau sinh? Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh là gì? Chúng ta có thể phòng ngừa trầm cảm sau sinh được không? Nếu trong gia đình có mẹ mới sinh bị trầm cảm, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị kể trên, khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh thì gia đình cần làm gì để có thể hỗ trợ mẹ mới sinh vượt qua tình trạng này?

    Tư vấn từ chuyên gia ThS Tâm lý Phạm Tiến Dũng: Thật ra thuật ngữ trầm cảm sau sinh đã được thay thế gần đây bằng trầm cảm chu sản (Peripartum Depression). Vì trầm cảm có thể xuất hiện từ lúc người mẹ đang mang thai hoặc sau khi sinh con. Trong suốt giai đoạn này người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi lớn về sinh học (cơ thể, hormone, giấc ngủ… ), cảm xúc, xã hội, tài chính, dẫn đến gia tăng nguy cơ rối loạn trầm cảm hoặc lo âu. Đặc biệt những người mới làm mẹ lần đầu, thiếu nguồn lực gia đình, bạn bè hoặc có tiền sử rối loạn khí sắc sẽ càng có nguy cơ mắc trầm cảm chu sản cao hơn.

    Giống với những dạng trầm cảm khác, người có trầm cảm chu sản có thể được hỗ trợ bằng những phương pháp như trị liệu tâm lý, điều trị bằng thuốc, thay đổi sinh hoạt và củng cố nguồn lực hỗ trợ.

    Gia đình và bạn bè là những nguồn lực quan trọng có thể hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đối với người trầm cảm chu sản bằng cách:

    • Tìm hiểu và nhận biết dấu hiệu của trầm cảm chu sản khi nó xuất hiện
    • Lắng nghe những bận tâm của người mẹ
    • Hỗ trợ người mẹ trong những việc như chăm sóc nhà cửa/em bé để họ có thêm thời gian cho bản thân
    • Khuyến khích họ tìm đến hỗ trợ khi cần.

    MarryBaby hỏi: Trường hợp may mắn là mẹ sau sinh không gặp phải các tình trạng sức khỏe tinh thần kể trên nhưng lại cảm thấy buồn chán, mệt mỏi vì phải ở trong nhà quá lâu với những việc chăm con lặp đi lặp lại mỗi ngày thì cần làm gì để cải thiện tâm trạng?

    Tư vấn từ chuyên gia ThS Tâm lý Phạm Tiến Dũng: Thật ra trong chính câu hỏi cũng đã có câu lời rồi. Nếu bạn chú ý thấy cảm xúc và nhu cầu của bản thân thì việc đáp ứng nó chính là điều có thể giúp cải thiện tình hình. Như đã nói ở trên, đừng ngại kêu gọi hỗ trợ cần thiết để bạn có thời gian chăm sóc bản thân hoặc làm những việc giúp bạn thấy vui hơn nhé. Một cơ thể và tinh thần khỏe khoắn sẽ giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn, giúp duy trì hạnh phúc về lâu dài.

    MarryBaby tin rằng với những thông tin cung cấp trong bài cùng những chia sẻ tư vấn từ các chuyên gia, các độc giả đã có thêm những thông tin hay xoay quanh việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách, hỗ trợ mẹ nhanh hồi phục.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions 

    https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ 

    Ngày truy cập 5/5/2022 

    2. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology  

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/  

    Ngày truy cập 5/5/2022 

    3. Nutrition and Diet After Cesarean Birth 

    https://www.healthpages.org/health-a-z/nutrition-diet-after-cesarean-birth/ 

    Ngày truy cập 5/5/2022 

    4. Antenatal and Postnatal Mental Health 

    https://www.fhs.gov.hk/english/other_languages/viet/women_health/antenatal_care/antenatal_care/30098.html

    Ngày truy cập 5/5/2022 

    5. What is Peripartum Depression (formerly Postpartum)? 

    https://www.psychiatry.org/patients-families/postpartum-depression/what-is-postpartum-depression  

    Ngày truy cập 5/5/2022 

    x