Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/12/2021

Sinh mổ có ăn được thịt gà không mẹ biết chưa?

Sinh mổ có ăn được thịt gà không mẹ biết chưa?
Sinh mổ có ăn được thịt gà không là câu hỏi rất nhiều mẹ quan tâm bởi e ngại rằng thực phẩm này làm trầm trọng vết mổ và làm ảnh hưởng sức khỏe.

Sinh mổ có ăn thịt gà không? Đó là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Hãy cùng mẹ MarryBaby tìm hiểu câu hỏi này nhé.

Thịt gà là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích bởi sự ngon miệng và bổ dưỡng, có tác động tích cực đến sức khỏe bởi có chứa chất đạm dồi dào nhưng lại có ít chất béo nên giúp cơ thể hấp thu và dễ tiêu hóa. Thịt gà có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và phù hợp với mọi độ tuổi.

Sinh mổ có ăn được thịt gà không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà là loại thực phẩm chất lượng cao, chứa albumin, chất béo, các vitamin A, B1, B2, C, E, … và các khoáng chất khác như canxi, photpho, sắt… Do đó, thịt gà thích hợp nhất với những người vừa trải qua cơn đau ốm và cần phục hồi lại sức khỏe.

Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Đây còn là thực phẩm hỗ trợ chữa ung nhọt, bổ âm, tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Ngoài ra, thịt gà còn được dùng trong trường hợp mẹ sau sinh ít sữa, bị đầy bụng và ăn không tiêu,… Như vậy, bạn có biết sinh mổ có ăn được thịt gà không.

Còn theo kinh nghiệm dân gian từ ông bà ta thì sản phụ sau khi sinh con, đặc biệt là sinh mổ không nên ăn thịt gà. Lý do là vì thịt gà có thể gây ngứa, để lại sẹo và khiến vết mổ lâu lành.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có chứng minh nào cho thấy ảnh hưởng của thịt gà đến vết mổ và sức khỏe của mẹ. Vì thế, mẹ không nhất thiết phải kiêng thịt gà. Việc để lại sẹo hay vết mổ lâu lành sẽ tùy theo cơ địa của từng mẹ.

Bây giờ thì mẹ đã biết sinh mổ có ăn được thịt gà không. Những thông tin tiếp theo cũng rất quan trọng, mẹ đừng bỏ lỡ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất nhé.

Đẻ mổ sau bao lâu được ăn thịt gà?

đẻ mổ sau bao lâu được ăn thịt gà

Ngoài câu hỏi, sinh mổ có ăn được thịt gà không? Theo các bác sĩ chuyên khoa sản khuyên, bạn cần kiêng ăn thịt gà cho đến khi vết mổ liền da hoặc ăn ít tầm mỗi tuần một lần.

Thông thường, mẹ cần đợi từ 1-2 tháng để chờ vết thương lành sẹo hoàn toàn thì mới ăn được thịt gà.

Để biết được vết mổ đã lành hay chưa, mẹ có thể quan sát cơ thể dựa trên những dấu hiệu sau:

  • Vết mổ hết sưng đỏ
  • Sờ vào vết mổ không có cảm giác đau
  • Vết mổ không còn cảm giác ngứa ngáy và đau rát

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sinh mổ có để lại sẹo không? Tất tần tật những câu hỏi về vết mổ đẻ

Món ăn từ thịt gà cho bà đẻ sau sinh mổ

Sinh mổ có ăn được thịt gà không? Nếu biết rồi thì mẹ hãy thử những món ăn dưới đây.

1. Cháo gà

cháo gà

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gà: 1 con
  • Gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt: 300g
  • Gia vị: Muối, mắm, tiêu,…
  • Hành lá, rau thơm, củ gừng…

Cách thực hiện

  • Gà sau khi sơ chế sạch sẽ, đập giập củ gừng rồi luộc chín.
  • Gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt vo sạch, mẹ có thể kết hợp các loại gạo khác nhau để nấu cháo
  • Sau khi nước luộc gà sôi, cho gạo vào ninh nhỏ lửa cho đến khi chín mềm và dẻo.
  • Thịt gà vớt ra xé nhỏ rồi cho vào nồi cháo đang nấu, ninh thật nhừ để thịt mềm hơn.
  • Khi cháo chín, nêm thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
  • Cho hành lá, rau thơm, tiêu để món ăn thơm ngon, đẹp mắt.

2. Gà hầm thuốc bắc

gà hầm thuốc bắc

Sinh mổ có ăn được thịt gà không? Mẹ hãy thử ăn gà hầm thuốc bắc khi vết mổ đã lành nhé.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gà ác: 1 con (hoặc gà non 1kg)
  • 1 gói thuốc bắc (kỷ tử, đảng sâm, ý dĩ, táo tàu, hạt sen)
  • Một ít lá ngải cứu và gừng.
  • Gia vị: hạt nêm, đường, muối…

Cách thực hiện

  • Rửa lại các nguyên liệu trong gói thuốc bắc cho sạch
  • Các vị thuốc Bắc trong gói gia vị hầm gà đem rửa sạch.
  • Gà rửa sạch, nướng sơ trên lửa.
  • Cho gà vào nồi hầm gà cùng với các vị thuốc bắc đã rửa sạch. Thêm ngải cứu và gừng phía trên.
  • Hầm gà trong 1-1,5 tiếng với nồi thường hoặc 30 phút với nồi áp suất.
  • Nêm gia vị tùy theo khẩu vị, có thể nêm sẵn trước khi hầm hoặc nêm sau khi nước hầm sôi.

3. Gà xào chua ngọt

Sinh mổ có ăn được thịt gà không? Bạn đã biết được câu trả lời thì nấu gà xào chua ngọt ăn nhé.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt gà: 500g
  • Ớt chuông xanh: 1 quả
  • Bột bắp: 60g
  • Trái thơm: nửa trái nhỏ hoặc 1 khúc
  • Hành tây: 1 củ
  • Tỏi băm nhuyễn, hành lá
  • Gia vị các loại
  • Giấm, nước sốt cà chua, dầu mè

Cách thực hiện

  • Sơ chế thịt gà và rau củ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn
  • Ướp thịt gà với bột bắp và trộn đều lên để thịt gà bám đều bột.
  • Sau đó chiên gà trong chảo ngập dầu, lưu ý chiên vừa chín tới
  • Đun nóng chảo, cho tỏi vào phi, để rau củ gồm hành tây, thơm, ớt chuông vào đảo đều tay
  • Tiếp theo cho giấm, sốt cà chua, dầu mè vào xào trong khoảng 1 phút
  • Thêm thịt gà đã chiên vào chảo, nêm nếm gia vị cho vừa ăn
  • Đảo thịt thêm vài phút rồi đổ 1 ít bột bắp để tránh món ăn bị vón cục.
  • Sau khi sốt sệt thì tắt bếp, thêm hành lá, tiêu, ớt tùy thích

Lưu ý khi ăn thịt gà sau sinh mổ

Sau phẫu thuật sinh mổ, vết thương của mẹ ít nhất phải mất 1 tuần để khô miệng. Sau đó cần khoảng vài tháng tháng để vết mổ lành hẳn.

Do đó, biết được sinh mổ có ăn được thịt gà không thì mẹ vẫn phải lưu ý một số điều dưới đây để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

– Mỗi bữa ăn chỉ nên bổ sung 100g thịt gà và mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 bữa.

– Nếu cơ thể không hợp thì mẹ có thể đợi vết thương lành rồi sử dụng thịt gà

– Khi ăn thịt gà, mẹ không nên ăn da gà

– Nên nấu chín kỹ trước khi ăn để không bị đau bụng. Mẹ lưu ý không nên ăn các món gỏi từ thịt gà.

– Cần ăn thịt gà với hàm lượng vừa phải, kết hợp với các loại rau củ, trái cây, thực phẩm khác.

– Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, cũng cần vệ sinh vết mổ thường xuyên, tránh mang vác vật nặng, đi lại nhiều.

Thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc sinh mổ có ăn được thịt gà không. Thịt gà rất bổ dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mẹ hãy lưu ý ăn đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Diet After C-section Delivery – Foods to Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/diet-after-c-section-delivery-foods-to-eat-and-avoid/
Ngày truy cập: 19.5.2021

2. Diet Tips for Mothers After Cesarean Delivery
https://www.livestrong.com/article/221971-diet-tips-for-mothers-after-cesarean-delivery/
Ngày truy cập: 19.5.20213.

3. Diet After C-Section Delivery: Essential Nutrients To Take And Foods To Avoid
https://www.momjunction.com/articles/diet-tips-for-mothers-after-a-cesarean-delivery_00355929/
Ngày truy cập: 19.5.20214.

4. Postnatal Diet – Foods You Should Eat and Avoid After Delivery
https://parenting.firstcry.com/articles/postnatal-diet-foods-to-eat-after-delivery/
Ngày truy cập: 19.5.20215.

5. Breastfeeding diet
https://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/eating-breastfeeding
Ngày truy cập: 19.5.2021

x