Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 29/05/2023

Sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Có ảnh hưởng đến con không?

Sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Có ảnh hưởng đến con không?
Sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản hay sau sinh ăn hải sản được không là một trong những thắc mắc của nhiều sản phụ. Mời mẹ tham khảo bài viết để có lời giải đáp cho mình nhé.

Hải sản được nhiều người yêu thích không chỉ vì ngon mà còn bởi chứa hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này giàu các dưỡng chất thiết yếu như protein, axit béo omega-3, vitamin và khoáng chất. Vậy bà đẻ có ăn hải sản được không và sau sinh bao lâu ăn được hải sản?

Sau sinh bao lâu ăn được hải sản?

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà hải sản đem lại. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mẹ sau sinh có những kiêng khem nhất định nên không phải lúc nào cũng có thể ăn hải sản. Đó là lý do mẹ thắc mắc sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản.

Theo kinh nghiệm truyền lại, mẹ sau sinh cần kiêng hải sản vì hàm lượng đạm cao trong hải sản có thể khiến mẹ khó tiêu, đầy bụng, táo bón hoặc dị ứng. Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được hải sản? Với các mẹ sinh mổ càng không nên vội ăn hải sản vì có nguy cơ để lại sẹo.

>>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu được ăn chua? Đừng để con bị tiêu chảy nhé mẹ

Mẹ sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Mặc dù không phải tuyệt đối kiêng khem nhưng vẫn phải cân nhắc thời điểm sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản. Tốt nhất sau 2-3 tháng đối với sinh mổ và sau 6 tuần đối với sinh thường, mẹ có thể thêm cá vào thực đơn.

Bà đẻ nên ăn bao nhiêu hải sản mỗi tuần?

Sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Ngay cả khi tiêu thụ các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân thấp, mẹ sau sinh vẫn nên ăn hạn chế. Theo FDA, phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên ăn quá 340g hải sản mỗi tuần (có thể chia thành hai hoặc ba bữa nhỏ). Nếu tuần này ăn nhiều hơn một chút, mẹ có thể giảm lượng tiêu thụ vào tuần tiếp theo.

Bà đẻ có được ăn cua biển không?
Mẹ sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản? Sau sinh ăn cua được không?

Lợi ích của hải sản với phụ nữ sau sinh

Trước khi tìm hiểu sau sinh bao lâu ăn được hải sản; thì chúng ta nên biết giá trị dinh dưỡng từ thực phẩm này. Hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ sau sinh, nhất là mẹ đang cho con bú. Đây là thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • Hải sản giàu đạm. Đặc biệt, hải sản chứa các chất dinh dưỡng không có nhiều trong các loại thực phẩm khác, chẳng hạn vitamin D, iốt và axit béo omega-3. Đây là những dưỡng chất góp phần vào sự phát triển hệ thần kinh, não bộ, thị lực ở trẻ.
  • Một số chất dinh dưỡng trong cá có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, đồng thời giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • >>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

    Mẹ cho con bú ăn hải sản được không?

    Hải sản là một loại thực phẩm lành mạnh. Do đó mẹ sau sinh không phải kiêng hải sản hoàn toàn, ngay cả khi đang cho con bú. Nếu mẹ (bố) có tiền sử hoặc bị dị ứng với hải sản, mẹ cần kiêng hải sản trong thời gian cho con bú vì bé bú mẹ cũng có thể bị dị ứng hải sản.

    Rủi ro khi mẹ ăn hải sản trong thời gian cho con bú

    Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu ăn được hải sản; thì những rủi ro khi mẹ bỉm ăn hải sản là gì? Mặc dù tác hại của thủy ngân trong một số loại hải sản đối với trẻ nhỏ vẫn chưa rõ ràng. Nhưng chúng chứa đựng nhiều nguy cơ đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.

    Theo FDA, hàm lượng thủy ngân được tìm thấy trong cá có thể gây hại cho hệ thần kinh trung ương của bé. FDA khuyến cáo mẹ cho con bú nên loại bỏ những loại hải sản sau trong thực đơn ăn uống: cá kiếm, cá ngói, cá thu vua, cá mập.

    Ngoài quan tâm sau sinh bao lâu ăn được hải sản, việc lựa chọn những loại hải sản lành mạnh chính là lưu ý rất quan trọng. Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp được khuyến nghị cho phụ nữ sau sinh gồm cá hồi, cá mòi, cá ngừ đóng hộp, cá rô phi và cá da trơn, tôm, sò điệp, cua, mực, nghêu.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ ăn tôm được không?

    Những lưu ý khi ăn hải sản đối với phụ nữ sau sinh

    Những lưu ý khi ăn hải sản đối với phụ nữ sau sinh

    Mẹ cho con bú ăn hải sản được không? Mẹ sau sinh ăn hải sản cần đảm bảo một số điều sau:

    • Nếu mẹ bị dị ứng hải sản: Cần hạn chế nấu các món từ hải sản vì đôi khi hít phải mùi của món ăn vẫn có thể gây dị ứng.
    • Không nên ăn hải sản đã bị ươn, hôi: Chúng chứa chất histamine, có thể gây ngộ độc, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, khó thở… thậm chí tử vong.
    • Không ăn hải sản tái sống: Chúng chứa nhiều ký sinh trùng nguy hiểm khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa, có thể gây ra các vấn đề về da, tiêu hóa, tâm thần…

    Ngoài vấn đề sau sinh bao lâu ăn được hải sản, mẹ cần lưu ý những loại hải sản nên và không ăn sau:

    – Mẹ nên ăn:

    • Cá hồi
    • Cá mòi
    • Cá thu
    • Tôm
    • Cua
    • Bề bề
    • Ghẹ

    – Mẹ không nên ăn:

    • Các loại chứa nhiều kim loại như cá tuyết, cá ngừ xanh, cá đuối, cá kiếm…
    • Loại có tính hàn khiến mẹ bỉm dễ bị lạnh bụng, khó tiêu như ngao, sò, ốc, hến…
    • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gây hại cho trẻ sơ sinh như nội tạng cá, dầu gan cá…

    Bà đẻ có được ăn cua biển không?

    Sau sinh ăn cua được không? Bà đẻ có thể ăn cua biển sau sinh nhưng mẹ vẫn cần lưu ý thời điểm sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản. Tốt nhất, bạn hãy chờ ít nhất 6 tuần sau sinh. Vì cua có tình hàn nên nếu mẹ bị cảm gió, sốt, lạnh bụng, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy, có vấn đề về thận và dị ứng thì không nên ăn cua.

    Như vậy mẹ đã biết sau sinh bao lâu ăn được hải sản. Bên cạnh hải sản, vẫn còn một số thực phẩm bổ dưỡng khác mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu không chắc chắn khi nào có thể ăn lại được.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Breastfeeding mothers should minimize exposure to mercury in their diets, at home, and at work

    https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/environmental-exposures/mercury.html

    Ngày truy cập: 29/5/2022

    2. Breast-feeding nutrition: Tips for moms

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912

    Ngày truy cập: 29/5/2022

    3. Omega-3 in fish: How eating fish helps your heart

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/omega-3/art-20045614?geo=national&placementsite=enterprise&cauid=100721

    Ngày truy cập: 29/5/2022

    4. Maternal Diet

    https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/diet-and-micronutrients/maternal-diet.html

    Ngày truy cập: 29/5/2022

    5. Breastfeeding Diet Myths

    https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/5-breastfeeding-diet-myths

    Ngày truy cập: 29/5/2022

    x