Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Mỹ Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 25/09/2023

Sau sinh ăn lựu được không và những điều mẹ cần lưu ý

Sau sinh ăn lựu được không và những điều mẹ cần lưu ý
Sau sinh ăn lựu được không là vấn đề rất nhiều người băn khoăn. Trong một số trường hợp, bạn nên hạn chế ăn lựu để đảm bảo sức khỏe sau sinh.

Lựu là loại trái cây quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Hương vị lựu thơm ngon, ngọt thanh và giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn sau sinh có ăn được lựu không? Mẹ sau sinh mổ ăn lựu được không? Những trường hợp nào không nên ăn lựu? Bạn hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng vượt trội của quả lựu

Trước khi tìm hiểu sau sinh có ăn lựu được không, MarryBaby sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin về giá trị dinh dưỡng của loại trái cây này.

  • Giàu axit folic: Hỗ trợ quá trình sản xuất, phát triển và phân chia tế bào. Đồng thời, ngăn chặn những biến đổi DNA dẫn đến nguy cơ bệnh ung thư.
  • Vitamin B9: Thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào máu. Từ đó, hỗ trợ não bộ phát triển, giảm stress sau sinh.
  • Canxi: Giúp tăng cường chức năng tủy xương, tóc, răng. Đồng thời, hạn chế nguy cơ dị ứng cho phụ nữ sau sinh.
  • Magie: Tốt cho tim mạch, hệ thần kinh, duy trì huyết áp cơ thể ở mức ổn định.
  • Kali: Thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ thống mạch máu cũng như não bộ. Hàm lượng kali trong quả lựu cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác.
  • Sắt: Tăng cường hình thành mái, giảm nguy cơ thiếu máu. Đồng thời, nó còn có tác dụng duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Natri: Đảm bảo quá trình hoạt động ổn định của thận và hệ thần kinh.
  • Tác dụng lợi khuẩn: Lượng chất kháng khuẩn tự nhiên trong quả lựu giúp điều trị rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn hay virus. Đồng thời, nó cũng giúp cơ thể loại bỏ những độc tố gây hại.

>> Xem thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 11 loại quả tốt cho mẹ và bé

viec-an-luu-rat-tot-cho-co-the- cung-nhieu-loi-ich-vuot-troi

Sau sinh ăn lựu được không?

Những băn khoăn liên quan đến quả lựu như sau sinh có ăn lựu được không? mẹ sau sinh mổ ăn lựu được không? là điều dễ hiểu. Thực tế, thời điểm này cơ thể mẹ đang yếu, phải cho con bú nên thực đơn dinh dưỡng cần được kiểm soát tốt nhất.

Đối với thắc mắc trên đây, câu trả lời là có. Bà đẻ hoàn toàn có thể ăn lựu, không chỉ không gây ảnh hưởng tiêu cực mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.

  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Trong quả lựu có chất polyphenol, chất chống oxy hóa, chất xơ và nhiều dưỡng chất giá trị. Những chất này giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm nồng độ chất béo có hại. Việc ăn lựu cũng giúp mẹ sau sinh hạn chế tình trạng thiếu máu, ổn định cân nặng,…
  • Ngăn ngừa và phòng chống ung thư: Khả năng ức chế quá trình hình thành cũng như phát triển của các tế bào ung thư, khối u trong cơ thể.
  • Tốt cho mẹ bầu: Tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh với hàm lượng dưỡng chất vượt trội.
  • Ngăn xơ vữa động mạch: Hỗ trợ kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Từ đó mang lại hiệu quả ngăn chặn xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp và chống đột quỵ hiệu quả.
  • Hỗ trợ chuyển hóa, sạch răng: Inulin có tác dụng dự trữ năng lượng, ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, ngăn nguy cơ tiểu đường, làm sạch răng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn chân răng và lợi.
  • Giúp làn da tươi sáng: “Thần dược” trong chăm sóc và làm đẹp da, chống lão hóa,…
  • Chống viêm khớp: Thành phần enzyme có tác dụng ức chế sự suy thoái của sụn, cải thiện chức năng xương khớp.

Những tác dụng vừa rồi là câu trả lời chắc chắn nhất cho băn khoăn mẹ sau sinh ăn lựu được không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn nên hạn chế việc ăn lựu. Cùng MarryBaby tiếp tục tìm hiểu chi tiết nhé!

>> Xem thêm:

ngoai-an-truc-tiep-ban-co-the-tham-khao-lam-nuoc-ep-thom-ngon-hơn

Những ai nên hạn chế ăn lựu?

Mặc dù việc sau sinh có ăn được lựu không là có thể, nhưng trong một trường hợp bạn nên ăn ở mức hợp lý. Cụ thể như:

Khi bạn đang bị táo bón: Mặc dù lựu là loại trái cây có chức năng nhuận tràng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn phần hạt hoặc không nhai kỹ thì vấn đề táo bón sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa.

Người bị đau dạ dày hoặc gặp các vấn đề đường tiêu hóa: Nếu ăn quá nhiều lựu sẽ tăng nguy cơ viêm loét dạ dàng, rối loạn tiêu hóa.

Người bị sâu răng: Bạn cũng nên hạn chế ăn lựu khi bị sâu răng để bảo vệ răng miệng. Trường hợp ăn lựu, bạn cần đánh răng ngay sau khi ăn.

truong-hop-bi-dau-da-day-ban-khong-nen-an-qua-nhieu-luu-thuong-xuyen
Trường hợp bị đau dạ dày bạn không nên ăn quá nhiều lựu thường xuyên

Một số lưu ý chung khi ăn trái cây sau sinh

– Không chỉ ăn lựu, mẹ sau sinh cần lưu ý nhiều vấn đề khác khi ăn trái cây. Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng, tác dụng của từng loại là không giống nhau. Tuy nhiên, có một số điểm lưu ý chung bạn nên biết.

– Chỉ nên ăn lượng vừa phải các loại trái cây vị chua, có múi như cam, quýt, bưởi,… Trường hợp ăn quá có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé qua sữa mẹ.

– Không nên ăn quá 400g trái cây/ngày để tránh tình trạng khó chịu, dư chất xơ.

– Không nên ăn trước khi ăn cơm bởi lượng axit trong trái cây có thể gây tổn thương dạ dày tùy mức độ. Chính vì vậy, hãy ăn sau khoảng 1 giờ ăn cơm.

– Trường hợp bé bị dị ứng khi mẹ ăn loại trái cây nào đó, hãy dừng ngay.

Một số món ngon từ lựu dễ làm ngay tại nhà

Hãy tham khảo qua 3 món ăn sử dụng lựu cực kỳ đơn giản để làm cho thực đơn ăn uống sau sinh của bạn thêm phong phú nhé!

1. Nước ép lựu

Nước ép lựu là một loại đồ uống đơn giản và bổ dưỡng. Dưới đây là cách làm:

Nguyên liệu:

2 quả lựu

Hướng dẫn:

  • Rửa sạch lựu, bỏ vỏ và tách hạt ra.
  • Đặt các hạt lựu vào máy ép trái cây để lấy nước cốt hạt lựu tự nhiên.
  • Sau khi nước ép lựu đã thu được, đổ vào ly. Nếu muốn thưởng thức mát lạnh, bạn có thể thêm vài viên đá.

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại nước uống giảm cân cho mẹ cho con bú

Nước ép lựu thơm ngon, tốt cho sức khỏe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Salad lựu rau củ

Món salad lựu, kết hợp với rau quả giúp mang đến một hương vị độc đáo với màu sắc hấp dẫn. Đảm bảo rằng món ăn này sẽ giúp bạn thưởng thức ngon miệng hơn đây.

Nguyên liệu:

  • 2 quả lựu
  • 1 quả cà chua
  • 1 trái ớt
  • 3g lá bạc hà
  • 5g ngò rí
  • 1 cây hành tây
  • 1 cây cần tây
  • 2 muỗng canh dầu oliu
  • Tiêu, muối, và nước cốt chanh

Cách làm:

Bước 1: Tách hạt lựu và cho vào chén. Rửa sạch ngò rí và cần tây.

Bước 2: Rửa sạch cà chua và hành tây, sau đó cắt chúng thành từng miếng nhỏ. Với chanh thì bạn vắt lấy nước cốt.

Bước 3: Đặt tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào tô và trộn chúng đều nhau. Sau đó, thêm một ít muối và tiêu để tạo ra hương vị đậm đà hơn.

Bước 4: Bọc tô bằng túi thực phẩm và để trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi thưởng thức.

Salad lựu rau củ quả chế biến đơn giản ngay tại nhà (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3. Siro lựu

Hãy xem cách làm siro lựu thơm ngon và bổ dưỡng dưới đây để bạn giải nhiệt trong những ngày hè nhé!

Nguyên liệu:

  • 2 quả lựu
  • Đường cát
  • Muối

Cách làm:

Bước 1: Cắt đôi quả lựu, loại bỏ vỏ và tách lấy hạt.

Bước 2: Trộn hạt lựu với 1/4 muỗng cà phê muối, và ngâm trong khoảng 10 phút.

Bước 3: Rửa sạch và lau khô hũ thủy tinh.

Bước 4: Đặt một ít hạt lựu vào lọ thủy tinh, sau đó rải một lớp đường lên trên. Tiếp tục lặp lại quy trình này cho đến khi bạn đã sử dụng hết tất cả hạt lựu và đường, xen kẽ giữa từng lớp.

Bước 5: Đậy kín nắp lọ thủy tinh và để ở nơi thoáng mát. Trong vòng 2-3 tuần, hạt lựu sẽ tiết ra nước. Sau đó, bạn có thể chuyển phần siro này vào một chai thủy tinh sạch khác và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

>> Xem thêm: Sau sinh có ăn được chôm chôm không và những điều cần lưu ý

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc sau sinh ăn lựu được không. Quả lựu xứng đáng là loại trái cây bạn nên thêm trong thực đơn sau sinh. Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết nhất để chủ động xử lý các vấn đề có nguy cơ gặp phải về sau.

Bài cùng chủ đề:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Effect of Pomegranate Juice Consumption on the Health of Mothers and Infants During Breastfeeding (PomInfant)

https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04341961

Ngày truy cập: 14/04/2022

Can You Eat Pomegranate During Pregnancy?

https://www.peanut-app.io/blog/can-you-eat-pomegranate-during-pregnancy

Ngày truy cập: 14/04/2022

8 fruits to eat when you’re breastfeeding for better milk production

https://www.kidspot.com.au/baby/feeding/breastfeeding/8-fruits-to-eat-when-youre-breastfeeding-for-better-milk-production/news-story/6dc68ada2d05ebe051ec0038d5cb0e08

Ngày truy cập: 14/04/2022

What can I eat and drink when I’m breastfeeding?

https://www.babycentre.co.uk/x8906/what-can-i-eat-and-drink-when-im-breastfeeding

Ngày truy cập: 14/04/2022

Potent health effects of pomegranate

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4007340/

Ngày truy cập: 14/04/2022

x