Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 28/10/2022

Ăn lá lốt có mất sữa không? Mẹ đọc để cảnh giác ngay nhé!

Ăn lá lốt có mất sữa không? Mẹ đọc để cảnh giác ngay nhé!
Các món ăn nấu từ lá lốt vô cùng ngon và bổ dưỡng. Công dụng của lá lốt với mẹ sau sinh liệu có tốt? Ăn lá lốt có mất sữa không là băn khoăn của nhiều bà đẻ. Mẹ xem ngay nhé!

Sữa mẹ rất trong quan trọng với bé trong những tháng đầu đời. Vì thế, nhiều mẹ băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm để có nhiều sữa cho con bú. Trong đó, “ăn lá lốt có mất sữa không” là một câu hỏi được hội bỉm sữa thảo luận sôi nổi.

Giá trị dinh dưỡng của lá lốt

Trước khi tìm hiểu ăn lá lốt có mất sữa không, mẹ cần nắm được giá trị dinh dưỡng mà lá lốt mang lại cho sức khỏe. Cứ mỗi 100g lá lốt sẽ chứa 39 kcal, 86,5gr nước, 4,3gr protein, 2,5gr chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4,1mg sắt và 34mg vitamin C. Ngoài ra, rễ lá lốt còn chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophyllene.

Theo đó, lá lốt mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh hoặc tình trạng dưới đây.

1. Bệnh đau nhức xương khớp

Bệnh này có thể do mẹ có sức đề kháng yếu, thiếu canxi trong suốt thai kỳ, hoặc tăng cân trong thai kỳ khiến cấu trúc xương khớp bị áp lực. Tuy nhiên, mẹ có thể thử các cách chế biến sau với lá lốt để giảm đau xương khớp:

  • Sắc 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang, 40ml nước, sắc cạn còn 100ml, chia uống trong ngày và chỉ uống trong vòng 1 tuần.
  • Dùng 15g lá lốt, 15g rễ cây bưởi thái mỏng, 15g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây cỏ xước, sắc với 600ml nước để cạn thành 200ml, uống 3 lần trong 1 ngày và chỉ uống trong vòng 1 tuần.
  • Dùng: 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30g lá lốt tươi, sắc kĩ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày và chỉ uống trong vòng 1 tuần.

2. Mụn nhọt

Mẹ sau sinh có nồng độ progesterone tăng cao kèm với căng thẳng sau sinh làm xuất hiện bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn.

Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng mỗi loại 15g lá phơi khô gồm: lá lốt với lá chanh, lá ráy, lá tía tô. Sau khi phơi khô, mẹ giã nhuyễn, đắp vào chỗ có mụn nhọt rồi băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần, đắp trong 3 ngày sẽ có cải thiện mẹ nhé.

3. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh đường ruột thường xảy ra ở người có chế độ ăn uống không điều độ. Mẹ sau sinh quá mệt mỏi, chán ăn dẫn đến ăn uống không đúng giờ cũng có thể mắc bệnh này. Do đó, mẹ có thể dùng một nắm lá lốt nấu với 300ml nước và chia nhỏ ra uống dần trong ngày.

4. Bệnh ra mồ hôi tay chân

Đổ mồ hôi sau sinh do tăng tiết mồ hôi cũng có thể dẫn đến nhiễm nhùng. Do đó, mẹ có thể dùng 30g lá lốt rửa sạch cho vào nồi cùng với 1 muỗng cà phê muối và 1 chén nước đun sôi. Sau đó, để nước ấm vừa đủ rồi ngâm tay, chân khoảng 20 phút và làm liên tục trong 1 tuần.

5. Đau bụng do nhiễm lạnh

Mẹ sau sinh cực kỳ nhạy cảm với môi trường nhiệt độ thấp, từ đó dễ đau bụng do nhiễm lạnh. Do đó, mẹ có thể dùng 20g lá lốt tươi rửa sạch, cho 3 chén nước và sắc cho đến khi còn khoảng 1 chén nước. Sau đó, mẹ uống trước bữa tối và dùng liên tục trong 2 ngày.

>>Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục ớn lạnh sau sinh

6. Chữa đau lưng, sưng khớp gối và tê buốt chân

Sự thay đổi về thể chất có thể làm mẹ đau thắt lưng, áp lực đè nén lên xương gây sưng khớp gối và tê buốt chân trong và cả sau khi sinh. Do đó, mẹ có thể dùng rễ lá lốt tươi, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, lấy 50g tất cả các vị để sắc và chia ra uống 3 lần trong ngày. Chưa biết ăn lá lốt có mất sữa không, nhưng uống lá lốt theo cách này có thể giúp mẹ chữa đau lưng – nỗi ám ảnh của nhiều bà đẻ.

7. Tổ đỉa ở bàn tay

Bệnh tổ đỉa sau sinh là một bệnh viêm da mạn tính gây cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát cho mẹ. Các nốt mụn nước thường mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cũng như các kẽ ngón tay, ngón chân.

Để giải quyết tình trạng này, mẹ giã nát 30g lá lốt tươi rồi cho vào khoảng 100ml nước, vắt lấy nước cốt để uống. Phần bã dư đem đi nấu với 3 chén nước trong 5 phút, phần nước dùng để rửa, phần bã đem đắp chỗ tổ đỉa. Mẹ làm 1-2 lần sẽ thấy cải thiện rõ rệt tình trạng này.

8. Bệnh phù thũng

Triệu chứng sưng phù có thể kéo dài từ lúc mang thai cho đến khi sinh xong. Điều này là do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô ngay dưới da hoặc cũng có thể do phải truyền chất lỏng bổ sung qua đường tĩnh mạch trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, nhất là khi sinh mổ.

Mẹ có thể dùng 12g các vị lá lốt, rễ cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ gai tầm xoọng, lá đa lông, lá mã đề để nấu dùng trong 1 ngày thang.

9. Viêm nhiễm âm đạo

Tình trạng này do các vi trùng xâm nhập theo đường sinh dục qua vết thương khi đẻ. Để khắc phục, mẹ hãy cho nước ngập 2 đốt tay các loại thuốc như 50g lá lốt, 40g nghệ và 20g phèn chua. Sau khi hỗn hợp đã sôi, mẹ để lửa nhỏ 10-15 phút rồi chắt lấy nước đem đi rửa âm đạo. Phần dư còn lại đem đi đun sôi để xông hơi âm đạo.

>>Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu bệnh phụ khoa phụ nữ không nên bỏ qua

10. Viêm xoang

Bệnh viêm xoang tồn tại ngay cả khi đang mang thai hoặc sau sinh. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ rửa sạch lá lốt rồi vò nát, nhét lá lốt vào mũi. Mẹ chịu khó làm liên tục vài ngày sẽ thấy kết quả.

Bà đẻ ăn lá lốt được không? Ăn lá lốt có mất sữa không?

Nắm được công dụng thần kỳ của lá lốt, hẳn mẹ đã câu trả lời cho mình. Bà đẻ ăn lá lốt được nhưng không tốt trong trường hợp sau đây. Nếu ăn lá lốt trong một thời gian dài, lá lốt liên quan trực tiếp đến tình trạng ít sữa ở mẹ, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì không bú đủ sữa mẹ. Ăn lá lốt có thể gây tình trạng ít sữa, vậy ăn lá lốt có mất sữa không?

>>Bạn có thể quan tâm: Bác sĩ giải đáp: Chữa tắc tia sữa bằng coca cola được không?

Bà đẻ ăn lá lốt có mất sữa không?

Bà đẻ ăn lá lốt có mất sữa không?
Bà đẻ ăn lá lốt có mất sữa không?

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào trả lời cho việc ăn lá lốt có mất sữa không. Nhưng trên thực tiễn, mẹ sau sinh ăn lá lốt sẽ làm giảm lượng sữa đáng kể. Điều này có thể do lá lốt tác động trực tiếp đến việc tiết hormone prolactin giúp sản sinh sữa mẹ. Ngoài ra, tính nóng có trong lá lốt có thể làm loãng sữa, khiến sữa không đủ chất cho bé. Do đó, để trả lời thắc mắc “ăn lá lốt có mất sữa không” thì theo kinh nghiệm là “không mất nhưng có giảm” mẹ nhé. Vì thế, mẹ nên tránh xa lá lốt trong thời gian cho con bú nhé.

Mẹ cũng lưu ý, nguyên nhân gây mất sữa còn phụ thuộc vào cơ địa và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Do đó, mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học, bổ sung dinh dưỡng cần thiết để tăng lượng sữa cho bé bú.

>>Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn cách kích sữa cho mẹ sinh mổ hiệu quả vừa lợi cho mẹ vừa tốt cho con

Lưu ý khi ăn lá lốt cho bà đẻ

Sau khi biết ăn lá lốt có mất sữa không, mẹ nên đặc biệt lưu ý cách ăn lá lốt an toàn.

1. Không nên ăn quá nhiều

  • Gây mệt mỏi rã rời: Người bình thường trung bình chỉ nên ăn 50-100g lá lốt. Nếu dùng quá số lượng này, mẹ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng.
  • Gây tình trạng táo bón, nhiệt miệng, nóng trong: Ăn quá nhiều lá lốt sẽ khiến môi lưỡi bị khô, khát nước, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra các tình trạng trên.

>>Bạn có thể quan tâm: Trĩ sau sinh: Cách đối phó nào tốt nhất cho mẹ bỉm sữa đây?

2. Không nên ăn lá lốt còn sống

Chất dinh dưỡng trong lá lốt dù còn sống hay được nấu chín sẽ không bị mất đi. Tuy nhiên, nấu chín thức ăn sẽ bảo đảm an toàn vệ sinh hơn và làm giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tiêu hóa do nhiễm khuẩn.

3. Không nên ăn nếu có tiền sử bị bệnh gan, dạ dày

Nếu mẹ bị nóng gan, đau dạ dày thì chưa cần nói đến “ăn lá lốt có mất sữa không”, mẹ còn đang làm bệnh tình trầm trọng hơn khi ăn lá lốt lúc này.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby cho câu hỏi “ăn lá lốt có mất sữa không”. Biết được “ăn lá lốt có mất sữa không” quan trọng, nhưng biết ăn lá lốt đúng cách cũng quan trọng không kém vì nó giúp mẹ đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé, nhất là trong giai đoạn cho con bú.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Maternal Diet

https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/diet-and-micronutrients/maternal-diet.html

Truy cập ngày 05/10/2022

2. Breastfeeding nutrition: Tips for moms

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912

Truy cập ngày 05/10/2022

3. Supplementation with multiple micronutrients for breastfeeding women for improving outcomes for the mother and baby

https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD010647.pub2/full

Truy cập ngày 05/10/2022

4. Piper lolot (PROSEA)

https://uses.plantnet-project.org/en/Piper_lolot_(PROSEA)#

Truy cập ngày 05/10/2022

5. The use of Piper sarmentosum leaves aqueous extract (Kadukmy™) as antihypertensive agent in spontaneous hypertensive rats

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4367816/#

Truy cập ngày 05/10/2022

x